Bé Bị Trào Ngược Dạ Dày Phải Làm Sao? Câu Trả Lời Chính Xác Nhất
Trào ngược dạ dày ở trẻ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Vì thế, khi thấy trẻ bị trào ngược dạ dày, cha mẹ rất lo lắng và loay hoay không biết bé bị trào ngược dạ dày phải làm sao, khắc phục như thế nào? Do đó, để giúp cha mẹ giải quyết nỗi lo này, dưới đây sẽ một số giải pháp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ. Cha mẹ hãy theo dõi để có thêm những kinh nghiệm hữu ích.
Bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày, cha mẹ không nên lo lắng mà hãy bình tĩnh áp dụng một số biện pháp sau:
1. Điều chỉnh lượng sữa cho bé bú
Chỉ nên cho trẻ bú với lượng sữa khoảng 30 – 60ml/lần. Nếu trẻ đói có thể cho bú nhiều lần hơn nhưng mỗi lần không nên quá 60ml. Cách này sẽ giảm lượng sữa trong dạ dày của bé và hạn chế tình trạng trào ngược.

Trong trường hợp trẻ lớn một chút và nhu cầu bú nhiều hơn 60ml/lần thì sau khi bú 60ml, hãy bế trẻ với ở tư thế đầu cao, tiến hành vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi. Sau đó, mới cho bé bú tiếp.
2. Những lưu ý sau khi bé bú xong
Khi bé bú xong, không nên cho bé nằm ngay mà hãy bế bé lên theo thế thẳng đứng. Sau đó giúp trẻ ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ lưng bé theo chiều từ trên xuống dưới. Tiếp đến mới đặt trẻ nằm trên giường nhưng đầu kê cao khoảng 30 độ so với mặt giường. Cách này sẽ giúp giảm tình trạng nôn trớ.

3. Làm sữa đặc hơn
Trong trường hợp, bé dùng thêm sữa công thức, cha mẹ có thể pha thêm sữa công thức hoặc bột gạo hay bột ngũ cốc vào sữa mẹ. Đây là cách giúp làm sữa đặc hơn, nên lượng sữa trẻ bú từ mẹ mỗi lần giảm đi, góp phần làm giảm trào ngược dạ dày.
4. Lưu ý đối với trẻ bú bình
Trẻ bú bình rất dễ nuối phải không khí vào sẽ gây đầy hơi, chướng bụng và nôn trớ. Do đó, để khắc phục tình trạng này, khi trẻ bú bình lúc nào cũng phải đảm bảo giữ núm vú đầy sữa.
Mặt khác, núm vú nên chọn loại có lỗ vừa phải. Không nên chọn núm vú có lỗ quá to sẽ khiến bé bị sặc vì sữa chảy quá nhanh. Tuy nhiên, cũng không nên chọn núm vú có lỗ quá nhỏ vì sữa chảy quá chậm sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc.
Xử lý trào ngược dạ dày đối với trẻ lớn
Trong trường hợp trẻ đã lớn trên 1 tuổi mà vẫn bị trào ngược dạ dày, cha mẹ có thể thực hiện một số giải pháp sau để khắc phục vấn đề này:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Nên cho trẻ ăn khoảng 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa chính. Với cách này, lượng thức ăn vào dạ dày sẽ giảm nên giúp hệ tiêu hóa hấp thu, xử lý tốt hơn. Từ đó, giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
- Nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm nhằm giảm triệu chứng trào ngược như rau xanh, trái cây có vị ngọt, các loại đỗ đậu, thịt nạc, yến mạch…
- Hạn chế các thức ăn, đồ uống gây bất lợi cho dạ dày như nước ngọt, đồ uống có gas, thực phẩm có vị chua, cà phê, rượu bia…
- Nếu trẻ vẫn sử dụng thêm sữa công thức, cha mẹ có thể tìm hiểu xem có phải sữa công thức gây trào ngược dạ dày ở trẻ hay không. Nếu phải, cha mẹ nên thay đổi loại sữa phù hợp. Tốt nhất không nên lựa chọn sản phẩm có đạm sữa bò để tránh gây dị ứng cho trẻ.
Những biện pháp hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày ở trẻ
Ngoài chú ý vào chế độ ăn uống, cho trẻ bú, cha mẹ cũng nên thực hiện những biện pháp sau đây để hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày ở trẻ:
1. Massage vùng bụng cho trẻ
Hãy massage vùng bụng cho trẻ đều đặn mỗi ngày theo chiều kim đồng hồ nhằm hỗ trợ tốt chức năng của hệ hô hấp và tiêu hóa. Cha mẹ có thể dùng chút dầu oliu hoặc dầu dừa cho vào tay để làm ấm rồi massage cho trẻ nhằm gia tăng hiệu quả. Tuy nhiên, tuyệt đối không massage khi trẻ vừa ăn no.

2. Giúp trẻ vận động
Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ vận động với một số động tác như co duỗi chân. Với trẻ lớn có thể khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng phù hợp với cơ thể như đi bộ, vận động duỗi chân tay tại chỗ…
Việc vận động vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn. Nhờ đó, giảm chứng đầy hơi, chướng bụng.
Tuy nhiên sau khi trẻ ăn no thì không nên luyện tập, dễ dẫn đến đau bụng, khó chịu cho bé.
3. Cho trẻ đi thăm khác bác sĩ
Nếu như đã áp dụng những giải pháp kể trên mà tình trạng trào ngược ở trẻ không được cải thiện thì cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi thăm khám. Vì rất có thể trẻ đang bị trào ngược dạ dày bệnh lý. Trên cơ sở kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng hỗ trợ điều trị đúng cách và phù hợp nhất.
Bé bị trào ngược dạ dày phải làm sao đã được giải đáp bên trên. Hi vọng với những chia sẻ này, cha mẹ có thể bình tĩnh và yên tâm để xử lý trào ngược dạ dày ở bé đúng cách.
ArrayXEM THÊM:
Ngày Cập nhật 04/06/2024