10 cách chữa hắc lào dân gian hiệu quả được nhiều người áp dụng
Dùng rau răm, muồng trâu, chuối xanh, lá trầu không, củ riềng… hoặc thậm chí là gáo dừa là những cách chữa hắc lào dân gian sử dụng khá phổ biến hiện nay và được đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, người bệnh nên chủ động áp dụng xen kẽ hoặc hỗ trợ bên cạnh các giải pháp đặc trị mạnh mẽ hơn. Sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược Đông y hiện đang là sự lựa chọn của rất nhiều người.

Hắc lào hay còn gọi là nấm da. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm, môi trường ô nhiễm và vệ sinh kém. Biểu hiện của hắc lào là sự xuất hiện những đốm da tròn, đỏ ở mép ngoài và rất ngứa.
10 cách chữa hắc lào theo dân gian
Sử dụng các biện pháp dân gian là sự lựa chọn của nhiều người bệnh. Nổi bật với sự lành tính, tiết kiệm, rất nhiều bài thuốc dân gian với những nguyên liệu dễ kiếm có khả năng ức chế tạm thời những biểu hiện của bệnh hắc lào.
Dùng rau răm chữa hắc lào
Đặc điểm về tính vị và thành phần hóa học của rau răm có tác dụng tiêu độc, giảm triệu chứng hắc lào ở dạng nhẹ. Rau răm lành tính nhưng tính nóng ấm và vị cay không dùng cho phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra, nếu dùng cho đối tượng là trẻ nhỏ thì cần phải hết sức lưu ý vì có thể gây kích ứng.
Kinh nghiệm dân gian có nhiều cách chữa hắc lào bằng rau răm. Trong đó, phổ biến nhất là cách đắp ngoài da ở dạng tươi hoặc ngâm rượu.

-
Cách đắp rau răm ngoài da chữa hắc lào
Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá rau răm ở dạng tươi. Tùy vào diện tích bị hắc lào mà dùng nhiều hoặc ít rau. Đối với các dùng ngoài da, khối lượng nguyên liệu khi dùng đơn lẻ không quá quan trọng.
Rau răm dùng cả cây, bỏ rễ. Ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi rửa lại dưới vòi nước đang chảy. Chờ ráo nước thì giã nát dùng cả phần bã và nước lá rau răm đắp vào vùng da bị hắc lào. Lấy băng gạc y tế hoặc vải sạch cố định dược liệu trên da trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau khoảng thời gian này thì rửa lại da với nước sạch, lau khô rồi giữ cho khô thoáng.
Mỗi ngày, bạn cần áp dụng cách điều trị này 2 lần. Mục đích là để các loại nấm gây bệnh yếu dần và chết đi. Kiên trì thực hiện liên tục trong vài tuần sẽ giảm các triệu chứng bệnh hắc lào.
- Ngâm rượu rau răm chữa hắc lào
Để thực hiện cách điều trị này, bạn cần khoảng 500g rau răm tươi nguyên cây và khoảng nửa lít rượu trắng. Rau răm sau khi bỏ rễ và rửa sạch thì cho vào bình sành hoặc thủy tinh. Tiếp tục cho rượu vào đến khi ngập lá rồi đậy kín nắp trong khoảng 1 tuần ở nhiệt độ bình thường. Lưu ý nhớ dùng vỉ nén chặt để toàn bộ rau răm ngập trong rượu.
Dùng nước rau răm ngâm rượu thoa lên vùng da bị chàm. Các dược tính trong lá khi ngâm rượu sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn. Đồng thời, rượu còn giúp các thành phần này thấm sâu vào da hơn. Mỗi ngày bạn nên thoa rượu rau răm 3 lần. Kiên trì trong một khoảng thời gian ngắn sẽ bất ngờ về hiệu quả cải thiện bệnh.
Cây muồng trâu trị hắc lào
Cây muồng trâu còn được gọi là muồng lác. Tên này xuất phát từ công dụng chữa bệnh của cây. Tác dụng chữa bệnh lác (hắc lào) đến từ khả năng sát trùng hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất có trong muồng trâu còn giảm ngứa, chống dị ứng và giảm phù thũng. Tất cả các bộ phận của cây đều có giá trị dược liệu. Có hai cách chữa hắc lào bằng cây muồng trâu:

-
Cách 1: Dùng nước cốt bôi ngoài da
Bạn cần khoảng 1 nắm lá muồng trâu ở dạng tươi. Nên chọn những loại lá không quá già cũng không quá non. Nhớ ngâm trong nước muối khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Chờ lá ráo nước thì giã nát và vắt lấy nước cốt.
Dùng nước cốt này bôi lên vùng da bị hắc lào. Chú ý vệ sinh da trước khi bôi thuốc. Mỗi ngày dùng 2 lần và kiên trì trong vài tuần để cải thiện triệu chứng của bệnh.
-
Cách 2: Ngâm hạt muồng trâu chữa hắc lào
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 12g hạt muồng và 20g hạt bồ kết. Hai loại hạt đều dùng ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì ngâm trong khoảng 100ml rượu trắng 70 độ. Đậy kín nắp liên tục trong 1 tuần là có thể dùng. Liều lượng và cách sử dụng rượu hạt muồng trâu tương tự như cách 1.
Cách ngâm rượu tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, theo đánh giá của số đông thì phương pháp này mang lại hiệu quả cao hơn so với bôi nước cốt lá ở dạng tươi. Bởi trong quá trình ngâm rượu, các dược tính trong hạt được giải phóng ra ngoài nhiều hơn. Đồng thời, rượu cũng là chất xúc tác để những dược tính này thấm tốt hơn vào da.
Chữa hắc lào với chuối xanh
Cách chữa bệnh này có từ rất lâu đời trong dân gian và được đánh giá cao về hiệu quả. Người ta cho rằng các chất trong quả chuối xanh sẽ cung cấp độ ẩm cho da, kháng khuẩn và giúp các tổn thương nhanh chóng hồi phục. Chưa có công trình nghiên cứu khoa học chính thức nào làm rõ vấn đề này. Tuy nhiên, khá nhiều người sử dụng chuối xanh chữa hắc lào và họ biết phương pháp này thật sự hiệu quả.
Để chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 1 quả chuối xanh (loại nào cũng được). Sau khi rửa sạch thì cắt thành từng lát mỏng. Lưu ý để nguyên vỏ và không rửa lại nước sau khi cắt. Dùng những lát chuối này đắp lên vùng da bị hắc lào trong khoảng 20 phút. Sau đó rửa lại da bằng nước sạch. Mỗi ngày nên áp dụng cách này khoảng 2 lần và kiên trì một thời gian.

Chữa hắc lào bằng lá trầu không
Khả năng sát khuẩn và chống viêm của lá trầu không đã được chứng minh cụ thể từ góc độ thành phần và tính vị. Do đó, loại lá này được ứng dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý hoặc tổn thương ở da. Trong đó có bệnh hắc lào. Với những đặc tính quý giá của mình, lá trầu không giúp người bệnh nhanh chóng giảm cảm giác ngứa ngáy; ngăn các tổn thương lan rộng và hỗ trợ hồi phục da.
Bạn cần 3 – 4 lá trầu không hoặc nhiều hơn số lượng này nếu vùng bị hắc lào rộng. Sau khi ngâm nước muối và rửa sạch thì giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Dùng nước này thấm lên vùng da bị chàm. Mỗi ngày thoa 1 lần. Liên tục trong khoảng 1 tuần, các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện rõ nét.
Lá trầu không là loại lành tính nên có thể dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với đối tượng là trẻ sơ sinh thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Dùng muối và giấm gạo trị hắc lào
Khả năng sát khuẩn của muối là điều không có gì để bàn cãi. Khi kết hợp với giấm gạo, công dụng này sẽ được nâng cao hơn nữa. Đồng thời, giấm gạo còn giúp các hoạt chất thấm tốt hơn vào da. Ngoài ra, một số thành phần trong giấm gạo có tác dụng làm mềm da và hỗ trợ hồi phục những vùng bị thương tổn.
Để chữa bệnh hắc lào, bạn cần hòa tan muối trắng vào giấm gạo. Dùng nước này bôi lên da bị bệnh và chờ trong khoảng 5 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày áp dụng cách điều trị này 1 lần. Kiên trì liên tục trong hơn 1 tuần sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh.

Quả đu đủ xanh chữa bệnh hắc lào
Dùng quả đu đủ xanh là cách chữa hắc lào dân gian khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, công dụng của phương pháp này đã được khoa học chứng minh khi phân tích thành phần. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho biết trong quả đu đủ xanh chứa 4% nhựa latex (có màu trắng đục), chymopapain và papaya protenaza. Những chất này có tác dụng giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh hắc lào.
Để điều trị bệnh theo cách này, bạn chỉ cần 1 miếng đu đủ xanh. Nhớ là nó phải còn mủ, không dùng loại đã khô héo hoặc đã chín. Thái đu đủ thành từng lát mỏng rồi dùng nó đắp lên vùng da bị bệnh. Chờ trong khoảng 1 giờ đồng hồ để các dưỡng chất hấp thụ vào da rồi vệ sinh lại bằng nước sạch. Lưu ý trong khi đắp đu đủ, bạn có thể chà xát nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm tốt hơn vào da.
Chữa hắc lào bằng củ riềng
Công dụng chữa bệnh hắc lào của củ riềng đến từ đặc điểm về tính vị và thành phần. Cụ thể, đây là loại củ có tính ấm, vị cay. Về thành phần hóa học, người ra đã tìm ra hàm lượng lớn vitamin C và flavonoid trong củ riềng. Hai hoạt chất này có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả. Đặc biệt là flavonoid có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. Nhờ đó, các tổn thương trên da do bệnh hắc lào sẽ nhanh chóng được hồi phục.
Cách chữa bệnh hắc lào bằng củ riềng khá đơn giản. Chuẩn bị 100g củ này ở dạng tươi và 100ml rượu trắng. Củ riềng sau khi rửa sạch thì giã nát thì cho vào lọ thủy tinh hoặc sành. Đổ rượu ngập củ rồi đậy nắp kín trong 3 ngày. Dùng nước củ riềng ngâm rượu bôi lên vùng da bị hắc lào ngày 2 lần. Kiên trì một vài tuần, hiệu quả cải thiện các triệu chứng sẽ rõ nét.

Dùng nghệ chữa bệnh hắc lào
Công dụng chữa bệnh hắc lào của củ nghệ đến từ hoạt chất curcumin. Đây đồng thời cũng là thành phần chính trong loại củ này. Công dụng của nó là chống viêm, hạn chế quá trình oxy hóa và ngăn chặn các tổn thương trên da lây lan.
Để chữa bệnh theo cách này, bạn chuẩn bị khoảng 100g nghệ ở dạng tươi, một ít muối và bông gòn. Nghệ sau khi rửa sạch thì giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Cho vào nước này một ít muối, khuấy đều rồi dùng bông gòn thấm lên vùng da bị hắc lào. Bạn nên massage thật nhẹ nhàng trong lúc thấm nước cốt nghệ lên da. Chờ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ cho hoạt chất curcumin thấm sâu thì rửa lại da bằng nước sạch.
Chữa hắc lào bằng tỏi
Nếu bạn chịu được mùi hăng của tỏi thì có thể cải thiện các triệu chứng của hắc lào từ loại gia vị này. Thực tế, cách chữa bệnh bằng tỏi được khá nhiều người sử dụng. Một phần vì nó gần như luôn có sẵn trong bếp. Phần còn lại là do các đặc tính của tỏi đã được chứng minh trong nhiều công trình khoa học.
Cụ thể, thành phần của nó chứa allicin. Đây là chất có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
Bạn cần một vài tép tỏi tươi. Sau khi bóc vỏ thì giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Nên dùng một miếng vải sạch hoặc băng gạc y tế cố định tỏi trên da trong khoảng vài giờ đồng hồ. Sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch. Áp dụng mỗi ngày từ 1 – 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Dùng gáo dừa chữa hắc lào
Cách chữa hắc lào dân gian này khá lạ so với nhiều người và cũng có phần khó tin. Tuy nhiên, trong thực tế những người đã dùng gáo dừa chữa bệnh cho biết hiệu quả của nó khá cao. Dù vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào làm rõ công dụng này của gáo dừa.
Kinh nghiệm dân gian sử dụng gáo dừa để chữa bệnh hắc lào như sau: Dùng một nửa gáo dừa đốt lấy nhựa. Lấy nhựa này bôi vào vùng da bị bệnh. Mỗi ngày bôi từ 1 – 2 lần.
Ưu và nhược điểm các cách chữa hắc lào dân gian
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ mua hoặc dễ tìm thấy trong tự nhiên;
- Đa số lành tính nên khá an toàn dù dùng liên tục trong thời gian dài;
- Chi phí thấp.
Nhược điểm:
- Cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng;
- Không phải trường hợp nào sử dụng cũng có hiệu quả;
- Tính tiện lợi không bằng các loại thuốc tân dược;
- Thường chỉ có hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ.
- Áp dụng sai cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm khiến hắc lào nghiêm trọng hơn, tổn thương sâu, khó chữa trị và để lại sẹo.
- Đa số các mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng giảm triệu chứng không có tác dụng điều trị do dược tính thấp. Để điều trị hiệu quả, cần kết hợp cùng lúc nhiều loại thảo dược. Các bài thuốc thảo dược Đông y kết hợp nhiều thảo dược là liệu pháp hoàn chỉnh trong chữa hắc lào.
Những lưu ý quan trọng khi dùng cách dân gian chữa hắc lào
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các cách chữa hắc lào dân gian. Nhất là khi đang điều trị theo phác đồ thuốc Tây y;
- Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách;
- Giữ cho da luôn khô thoáng và hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa;
- Điều trị càng sớm thì hiệu quả chữa khỏi càng cao;
- Thực hành chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng. Nên giữ cho tâm trạng thoải mái;
- Nếu các dấu hiệu của bệnh không thuyên giảm sau khi áp dụng phương pháp dân gian, bạn nên ngưng áp dụng và thăm khám ngay.
Người bệnh khi phát hiện các biểu hiện của bệnh hắc lào cần kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị, tránh chủ quan gây nhiều hậu quả lâu dài trên da. Các biện pháp chữa dân gian cần áp dụng một cách khoa học, hợp lý. Đối với bệnh hắc lào tái phát lâu ngày, người bệnh nên điều trị triệt để bằng các biện pháp an toàn từ thảo dược Đông y.
ArrayArrayNgày Cập nhật 05/06/2024