Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu có thực sự hiệu quả?
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu là mẹo dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, dược liệu này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm sưng và đau nhức do bệnh gây nên.
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu có thực sự hiệu quả?
Ngải cứu là một trong những dược liệu Đông y có tính ấm, vị cay, có tác dụng giảm đau và điều hòa khí huyết. Không những thế, thảo dược này còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Do đó, chúng thường được tận dụng làm thuốc ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống và các bệnh lý xương khớp khác.
Xét về độ lành tính, ngải cứu có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên nên khá an toàn đối với người sử dụng. Bên cạnh đó, nguyên liệu dễ kiếm và dễ sử dụng, ít gây tốn kém chi phí. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ. Hiệu quả mà thảo dược mang lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn, thời gian dùng thuốc, tình trạng bệnh cũng như khả năng hấp thu của cơ thể,…
Do đó, trong trường hợp thoái hóa khớp chuyển nặng hoặc xuất hiện biến chứng, bạn nên đến ngay bệnh viện khám. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp với từng mức độ bệnh.
Các cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Để giảm nhanh triệu chứng đau nhức do bệnh thoái hóa cột sống gây nên, các bạn có thể áp dụng các cách điều trị bằng ngải cứu sau đây:
1. Ngải cứu và mật ong
Mật ong có tác dụng giảm đau, làm dịu và chữa lành những tổn thương ở cột sống. Vì vậy, khi phối trộn chung với ngải cứu giúp làm tăng tính hiệu quả.
+ Nguyên liệu cần có:
- Mật ong nguyên chất: 2 muỗng
- Ngải cứu tươi: 300 gram
+ Cách làm đơn giản như sau:
- Ngải cứu sau khi loại bỏ phần lá vàng và hư đem rửa sạch
- Giã nát và vắt lấy nước cốt
- Tiếp đó trộn đều với mật ong và uống
Mỗi ngày uống 2 lần. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ 30 phút. Nên thực hiện đều đặn 1 – 2 tuần để nhận được kết quả chữa trị như ý.
2. Ngải cứu và muối hạt
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu và muối hạt là một trong những mẹo dân gian đơn giản, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả nhất định trong điều trị.
+ Chuẩn bị:
- Ngải cứu: 1 nắm
- Muối hạt: 1 – 2 muỗng
- Khăn mỏng sạch
+ Cách thực hiện như sau:
- Ngải cứu đem rửa sạch và để ráo
- Cho ngải cứu và muối hạt vào sao nóng
- Sau đó cho hỗn hợp vào khăn và chờ nguội bớt
- Chườm hỗn hợp này lên vị trí đau nhau và các khu vực ảnh hưởng xung quanh từ 15 – 20 phút
Thường xuyên áp dụng cách làm này giúp giảm đau đáng kể. Tuy nhiên, khi thực hiện, các bạn nên chú ý, không nên chườm hỗn hợp ngải cứu và muối hạt quá nóng để tránh gây bỏng da và làm tăng độ nhạy cảm của các dây thần kinh dưới da.
3. Ngải cứu, đậu đen, rượu trắng và gừng tươi
Không chỉ mang tính an toàn, bài thuốc từ đậu đen, ngải cứu, rượu trắng và gừng tươi còn giúp hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức và khó chịu do thoái hóa cột sống gây nên.
+ Nguyên liệu:
- Gừng già: 1 củ
- Ngải cứu: 200 gram
- Đậu đen: 100 gram
- Rượu trắng 70 độ: 300 ml
- Vải sạch
+ Cách làm sau đây:
- Ngải cứu và gừng rửa sạch và để ráo nước
- Ngải cứu thái thành từng đoạn nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Trong khi đó gừng đem giã nát
- Tiếp đến, cho đậu đen và ngải cứu khô vào chảo, sao vàng
- Đổ hỗn hợp vào tấm vải sạch, cho gừng giã nát và rượu vào
- Dùng hỗn hợp này chườm dọc theo cột sống từ 15 – 20 phút
Với cách chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu, đậu đen, gừng và rượu trắng, các bạn nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm đau và thúc đẩy quá trình bình phục bệnh.
4. Lá ngải cứu, bưởi và chanh
Chanh chứa lượng lớn vitamin C, có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, đồng thời giúp giảm sưng viêm. Trong khi đó, bưởi giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ khớp xương khỏi sự tấn công của gốc tự do gây hại. Vì vậy, kết hợp giữa ngải cứu, chanh và bưởi giúp cải thiện triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống.
+ Chuẩn bị:
- Ngải cứu: 200 gram
- Bưởi: 1 quả
- Chanh: 1 kg
- Đường phèn: 200 gram
- Rượu nếp: 2 lít
- Bình thủy tinh có nắp
+ Cách thực hiện:
- Bưởi đem rửa sạch và tách lấy phần vỏ
- Ngải cứu sau khi rửa sạch đem phơi khô
- Chanh rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và phơi khô
- Tất cả các nguyên liệu sau khi phơi khô sẽ đem sao vàng
- Sau đó, chờ các dược liệu nguội bớt cho vào bình thủy tinh
- Đổ ngập rượu và thêm đường phèn vào (tùy theo khẩu vị có thể thêm nhiều hoặc ít)
- Cuối cùng, đậy kín nắp và ngâm trong 5 – 7 ngày
Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ rượu thuốc từ ngải cứu sẽ giúp xoa dịu đau nhức và cải thiện tình trạng tê mỏi.
Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa thoái hóa cột sống
Trong quá trình chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu, các bạn nên nắm vững những thông tin sau:
- Lá ngải cứu có tác dụng hoạt huyết, giúp giảm đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bài thuốc uống, các bạn nên chú ý đến liều lượng. Việc tiêu thụ quá liều có thể gây ngộ độc khiến thần kinh trung ương hứng phấn dẫn đến tình trạng co giật hoặc tay chân run cục bộ
- Người bị viêm gan hoặc rối loạn đường ruột cấp tính không nên áp dụng bài thuốc uống từ ngải cứu
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu nên tránh sử dụng ngải cứu theo đường uống
- Khi áp dụng các mẹo điều trị thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu, bạn cũng nên kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học. Tốt nhất nên tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa chất kích thích như rượu, bia, khoai tây chiên,…
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Có thể áp dụng các bài tập Yoga chữa thoái hóa cột sống như tư thế bò, rắn hổ mang,… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia bơi lội hoặc đi bộ để tăng cường sức khỏe xương khớp
- Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời giữ tinh thần thoải mái, giảm stress
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu giúp giảm triệu chứng bệnh một cách đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình áp dụng, các bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về liều lượng và cách sử dụng đúng.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!