Có nên thay khớp gối nhân tạo không? Chi phí bao nhiêu?
Thay khớp gối nhân tạo một phương pháp điều trị bệnh được đánh giá là mang hiệu quả cao trong việc thay thế khớp gối bị bào mòn, hư hại bởi những bệnh lý liên quan xương khớp gối gây ra. Cụ thể như bệnh thoái hóa khớp gối, viêm khớp. Vậy có nên thay khớp gối nhân tạo không? Chi phí bao nhiêu? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thay khớp gối nhân tạo là gì?
Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thay khớp gối nhân tạo khi những phương pháp điều trị nội khoa khác không thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, chức năng của khớp không thể phục hồi một cách toàn diện. Thay khớp gối nhân tạo được ví như là một biện pháp tối ưu đối với những bệnh nhân có khớp gối bị hư hại nặng mà những phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị không mang đến hiệu quả hoặc không có tiến triển gì khách quan.
Khớp gối nhân tạo toàn phần có cấu tạo gồm ba thành phần chính. Bao gồm: Phần mâm chày, phần lòi cầu đùi và mảnh chèn được xác định nằm giữa hai phần trên. Bên cạnh đó, khớp gối nhân tạo còn được phân chia thành ba loại khác nhau. Đó là: Khớp gối nhân tạo không hạn chế, khớp gối nhân tạo hạn chế một phần và khớp gối nhân tạo hạn chế toàn phần.
Phụ thuộc vào mức độ tổn thương, tình trạng hư hại khớp gối mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định bệnh nhân tiến hành thay loại khớp gối nhân tạo phù hợp. Trong ba loại khớp gối nêu trên, khớp gối nhân tạo không hạn chế thường được sử dụng nhiều nhất ở hầu hết các bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến tình trạng hư khớp gối. Khớp gối nhân tạo không hạn chế có hai loại chính. Đó là loại không xoay được và loại xoay được.
Nếu được theo dõi thường xuyên, được chăm sóc, tuổi thọ của một khớp gối nhân tạo có thể kéo dài lên đến 15 năm. Thông thường người trưởng thành ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể được xem xét về việc điều trị bệnh bằng phương pháp thay khớp gối nhân tạo. Đặc biệt là những bệnh nhân đang trong thời gian điều trị các bệnh lý về khớp gối nhưng những phương pháp điều trị khác không mang đến kết quả khả quan.
Cho đến hiện tại, những người có độ tuổi từ 60 – 80 đang hướng đến việc điều trị bệnh bằng phương pháp thay khớp gối nhân tạo rất nhiều. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người trẻ tiến hành thay khớp gối nhân tạo để thuận tiện hơn cho việc đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Đồng thời hạn chế tần suất xuất hiện những cơn đau do các bệnh lý gây ra.
Có nên thay khớp gối nhân tạo không?
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, thay khớp gối nhân tạo là phương pháp giúp loại bỏ phần sụn, khớp gối bị hư hỏng. Sau đó thay thế vào vị trí bệnh một sụn, một khớp gối mới có chất liệu là kim loại. Hiện tại, phương pháp điều trị này được xem là một bước ngoặt đột phát trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối và một số bệnh lý khác có liên quan đến khớp gối. Kết quả mong muốn của phương pháp thay khớp gối nhân tạo là giúp bệnh nhân khôi phục lại khả năng sinh hoạt, vận động thường ngày.
Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp bệnh nào, tình trạng thoái hóa khớp gối nào cũng đều tiến hành thay khớp gối nhân tạo. Bởi trên thực tế, biện pháp điều trị này chỉ giúp người bệnh cải thiện khả năng đi lại, vận động, sinh hoạt thường ngày và giảm đau. Phương pháp không thể giúp người bệnh khôi phục lại hoàn toàn khả năng cũng như chức năng vận động như lúc chưa mắc bệnh.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của một khớp gối nhân tạo thường kéo dài trong 15 năm, tối đa là 20 năm. Khớp gối nhân tạo không thể tồn tại vĩnh viễn. Chính vì thế sau khi tuổi thọ của khớp gối đã hết, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra và tiến hành thay lại khớp gối mới.
Vấn đề quan trọng nhất là các biến chứng có thể hình thành và phát triển ở những lần tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Tất cả những lần phẫu thuật sau thường có tỉ lệ xuất hiện biến chứng và nguy hiểm hơn so với lần phẫu thuật trước. Sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi hệ xương khớp bị tổn thương từ việc phẫu thuật.
Chính vì thế các chuyên gia khuyên rằng nếu không rơi vào những trường hợp được liệt kê dưới đây người bệnh không nên tự ý yêu cầu tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
- Tình trạng đau nhức khớp gối thường xuyên xuất hiện hoặc xuất hiện kéo dài khiến khả năng đi lại, giấc ngủ và chất lượng sống của người bệnh bị ảnh hưởng.
- Những người có khớp gối bị đau nghiêm trọng hoặc khớp gối bị mòn khiến cho khả năng vận động bị suy giảm, khả năng đi lại bị ảnh hưởng.
- Những người không có khả năng sinh hoạt và không thể làm việc một cách bình thường.
- Bệnh nhân có khớp gối, sụn khớp gối bị chấn thương hoặc bị tổn thương quá nặng. Ngay cả những phương pháp điều trị nội khoa cũng không thể mang đến kết quả khả quan.
- Những người bị dính khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp, tổn thương sụn gối do chấn thương.
- Những người mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp hoặc bệnh khác có thể tác động và làm ảnh hưởng đến khớp gối. Cụ thể như: Hoại tử vô mạch đầu gối, bệnh rối loạn đông máu, rối loạn khiến xương khớp phát triển một cách bất thường, bệnh gout, biến dạng khớp gối gây mất sụn và đau, chấn thương đầu gối…
- Khi bệnh nhân tiến hành chụp phim X-quang và kết quả cho thấy phần sụn, khớp gối bị hư hại nhiều. Trong trường hợp này, những bệnh nhân chỉ đau ít hoặc không đau đều có khả năng được bác sĩ chuyên khoa chỉ định tiến hành thay khớp gối nhân tạo.
Chi phí thay khớp gối nhân tạo là bao nhiêu?
Thông thường chi phí cho một lần thay khớp gối nhân tạo khá cao. Chi phí dao động trong khoảng từ 50 – 70 triệu đồng. Đây là khoảng chi phí đã bao gồm chi phí khám bệnh, chi phí xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý trước khi tiến hành phẫu thuật, chi phí thuốc điều trị, chi phí dụng cụ y tế, chi phí chăm sóc…
Tuy nhiên chi phí cho một lần thay khớp gối nhân tạo có thể chênh lệch. Chi phí chênh lệch nhiều hay ít còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xung quanh mỗi bệnh nhân. Cụ thể như cơ sở y tế, bệnh viện nơi bạn tiến hành thay khớp gối nhân tạo (bệnh viện công, bệnh viện quốc tế, cơ sở y tế tư nhân) và chất liệu thay khớp gối. Đây là những yếu tố mà bạn có thể lựa chọn để thay đổi mức chi phí.
Ngoài ra, khi bạn tiến hành thay khớp gối nhân tạo ở bệnh viện công, chế độ bảo hiểm sẽ giúp bạn giảm bớt một phần mức chi phí mà bạn phải đóng. Tùy thuộc vào từng loại thẻ bảo hiểm y tế mà mức chi phí được giảm ở mỗi người không giống nhau.
Chính vì những điều trên, để xác định chính xác mức chi phí cho một lần thay khớp gối nhân tạo của bạn, bạn nên đến bệnh viện – nơi bạn muốn phẫu thuật để kiểm tra mức độ tổn thương khớp gối, mức chi phí được giảm khi có thẻ bảo hiểm y tế… Sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ xác định loại khớp gối nhân tạo phù hợp và giải đáp mức chi phí mà bạn phải chi trả.
Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Có nên thay khớp gối nhân tạo không? Chi phí bao nhiêu?”. Từ những thông tin này, chúng ta có thể thấy việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có thể giúp bệnh nhân cải thiện khả năng đi lại, vận động nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Chính vì thế nếu không thực sự cần thiết, bệnh nhân không nên quyết định phẫu thuật thay khớp.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!