Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bún Không? Và Nguyên Tắc Cần Nhớ

Bún là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt. Rất nhiều món bón bún ngon, nổi tiếng, dễ ăn nên rất được yêu thích. Thế nhưng nhiều người thắc mắc, bệnh đau dạ dày có nên ăn bún hay không? Bởi bún được lên men và có vị chua. Để giúp bạn giải đáp vấn đề này, dưới đây sẽ là các thông tin hữu ích.

Những thành phần nào làm nên bún

Bún là món ăn dân giã của người dân Việt. Những sợi bún màu trắng đục được làm nguyên chất từ gạo. Thế nhưng, trên thị trường hiện nay, hầu hết các cửa hàng đều bán loại bún có màu trắng tinh – loại bún này không tốt cho sức khỏe vì người sản xuất đã cho nhiều chất phụ gia vào.

Đau dạ dày có nên ăn bún
Bún sạch có màu trắng trong, mềm mướt

Bún màu trắng tinh tuy đẹp mắt nhưng người sản xuất đã cho chất huỳnh quang vào. Loại chất này sẽ giúp bún có màu trắng đẹp mắt, trắng hơn, đẹp hơn và lâu bị thiu. Tuy nhiên, chất huỳnh quang là chất cấm trong thực phẩm và chỉ được sử dụng trong công nghiệp. Nếu cho vào bún, sẽ khiến người sử dụng bị suy gan, suy thận… Theo thời gian, chất này tích tụ trong cơ thể có thể khiến người bệnh bị ung thư.

Ngoài ra, hàn the cũng là chất được sử dụng trong bún khá thường xuyên. Mục đích khi sử dụng hàn the vào bún là giúp các sợi bún dai, không bị bết dính. Với hàn the, nếu sử dụng một lượng nhỏ và thi thoảng mới dùng sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài với số lượng lớn sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, tróc vảy, phát ban đỏ… Thậm chí, thận sẽ bị gây hại, gây rụng tóc, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, một số chức năng của cơ thể cũng bị rối loạn…

Ngoài ra, hiện nay nhiều cơ sở còn sử dụng thêm một số chất phụ gia, bảo quản khác trong sản xuất bún. Có thể kể đến như chất độn (bột năng, bột lọc), Natri sulfit, acid oxalic, Foocmood, Natri benzoate… Đây là những chất không tốt cho sức khỏe khi cho vào bún. Thậm chí, nhiều chất còn bị cấm không được cho vào danh mục thực phẩm.

CÓ THỂ BẠN CẦN: Nguyên tắc về dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị viêm đau DẠ DÀY hiệu quả

Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Như vậy, từ những thông tin về bún cũng như các thành phần làm bún kể trên thì chúng ta nên hạn chế ăn bún. Đặc biệt, với những người bị dạ dày càng cần hạn chế ăn bún.

Lý do là vì trong bún có chứa các chất phụ gia, có chất chua – đây đều là những chất không tốt cho dạ dày. Thậm chí, nếu sử dụng bún cho người đau dạ dày có thể sẽ khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu kéo dài tình trạng các vét loét dạ dày sẽ khiến dạ dày bị thủng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Đau dạ dày có nên ăn bún không?
Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Bên cạnh đó, để làm bún, người sản xuất phải ngâm gạo trong nhiều giờ liền, dẫn đến sự lên men tinh bột. Các tinh bột lên men không có lợi cho người bị đau dạ dày, tá tràng vì sẽ làm người bệnh dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, còn gây chướng bụng, dẫn đến sự khó chịu cho người bệnh. Chính những điều này sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhiều hơn, dữ dội hơn.

Nếu ăn bún, người bị đau dạ dày cần chọn loại bún làm từ gạo nguyên chất có màu trắng đục hoặc tối màu. Tuyệt đối không nên chọn loại bún trắng tinh. Bên cạnh đó, chỉ thi thoảng mới nên ăn bún nhằm đổi khẩu vị và giúp quá trình tiêu hóa nhanh hơn. Bởi bún khá mềm nên khi đi vào dạ dày sẽ giảm gánh nặng cho dạ dày.

Những nguyên tắc ăn bún cho người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày có thể ăn bún chứ không cần phải kiêng hoàn toàn. Thế nhưng, nếu muốn ăn bún, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc quan trọng sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như không gây nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh:

  • Chỉ nên ăn loại bún được làm từ gạo nguyên chất và không sử dụng chất phụ gia hoặc nếu có chỉ sử dụng một lượng rất ít. Do đó, khi mua bún, hãy chọn loại bún có màu trắng đục hoặc tối màu.
  • Sử dụng loại bún mới làm, tuyệt đối không dùng bún đã để quá lâu dễ gây ôi thiu hoặc sản sinh các chất độc hại.
Những nguyên tắc ăn bún cho người bị đau dạ dày
Những nguyên tắc ăn bún cho người bị đau dạ dày
  • Bún mặc dù là món ăn dễ tiêu, mềm có lợi cho quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Thế nhưng, chúng ta không nên quá lạm dụng mà chỉ nên ăn mỗi tuần 1 – 2 bữa để đổi vị.
  • Khi sử dụng bún nên kết hợp bún với một số thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, mang đến món bún thêm phần thơm ngon, hấp dẫn hơn.
  • Một số món bún thơm ngon, hấp dẫn mà đảm bảo cung cấp đủ chất cho người bệnh như bún thang, bún chả, bún riêu cua…

Đau viêm dạ dày có nên ăn bún hay không đã được giải đáp bên trên. Hi vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong chế độ ăn uống nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, bạn nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, luyện tập điều độ để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, hãy sớm đi thăm khám để được chẩn đoán mức độ bệnh nhằm đề ra phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả nhất vì chế độ ăn uống chỉ mang tính hỗ trợ.

CÓ THỂ BẠN CẦN:

Array

Ngày Cập nhật 03/06/2024