Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc có nguy hiểm không?
Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người khi nhận thấy đầu gối có biểu hiện như trên trong lúc vận động và di chuyển. Theo các chuyên khoa đây có thể là biểu hiện chứng tỏ bạn đang mắc các bệnh lý về xương khớp. Cụ thể như thoái hóa khớp gối, viêm khớp xương, khô khớp, loãng xương… Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc có nguy hiểm không?
Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc khi vận động và di chuyển được xem là một trong những triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc các bệnh lý về xương khớp. Nhất là bệnh thoái hóa khớp gối. Triệu chứng này xuất hiện có thể là do tác động vật lý. Ngoài ra hiện tượng đầu gối xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ phần sụn bọc dưới xương đùi hoặc phần sụn bọc bên trên xương chày của bạn đang bị tổn thương.
Đôi khi người bệnh sẽ nhận thấy phần đầu gối của mình xuất hiện nhiều kêu lạo xạo, rắc rắc ngay tại khớp gối khi đặt tay lên bánh chè và khởi động bằng động tác co duỗi chân hoặc khi di chuyển. Hiện tượng này xuất hiện có thể là do hai đầu khớp xương đầu gối va chạm và chà sát vào nhau. Từ đó khi vận động đầu gối sẽ tạo ra tiếng kêu.
Theo các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa Xương khớp, nguyên nhân khiến đầu gối xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc là do khớp gối và các khớp xương khác bên trong cơ thể đã bị thoái hóa, lão hóa, chất dịch khớp gối mất dần.
Thời gian đầu khi xuất hiện, tình trạng đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc sẽ không kèm theo triệu chứng đau nhức. Trong thời gian này người bệnh cần theo dõi tiến trình phát triển bệnh lý để có biện pháp khắc phục phù hợp. Tuy nhiên nếu hiện tượng đầu gối phát ra tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc khi di chuyển kèm theo tình trạng nóng khớp, sưng đỏ, khả năng vận động suy giảm, người bệnh cần đến bệnh viện ngay. Đồng thời trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp và nhanh chóng.
Ở một số trường hợp, bệnh nhân không có biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp do chủ quan coi thường bệnh sẽ khiến bệnh phát triển. Đồng thời kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: Thoái vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp hay thậm chí là bại liệt chi dưới suốt đời.
Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc là bệnh gì?
Những tác nhân vật lý gồm thường xuyên sử dụng chất kích thích, có thói quen sinh hoạt không khoa học, tư thế làm việc và vận động không đúng… là các nguyên nhân khiến đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc. Ngoài ra hiện tượng này cũng có thể xuất hiện là do các bệnh lý về xương khớp. Cụ thể như:
Bệnh khô khớp
Bệnh khô khớp hình thành và phát triển khi lượng dịch khớp mang nhiệm vụ bôi trơn tại phần sụn bị suy giảm hoặc mất dần. Lâu ngày khiến cho khớp gối bị khô và bị cứng. Chính vì thế khi vận động, các sụn khớp ngay tại đầu gối sẽ ma sát với nhau và tạo ta tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc ở bộ phận này.
Dấu hiệu nhận biết
Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc hay lộc cộc khi hoạt động, vận động là dấu hiệu đơn độc và duy nhất của tình trạng khô khớp. Khi xuất hiện, những tiếng kêu tại đầu gối thường không đi kèm với các cơn đau.
Tuy nhiên khi bệnh khô khớp phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn nhưng không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, khớp gối sẽ rơi vào tình trạng khô đến mức dịch bôi trơn không còn. Trong thời gian này người bệnh sẽ nhận thấy tại khớp gối xuất hiện những cơn đau nghiêm trọng, đau dữ dội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại và vận động.
Bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc. Đây là một bệnh lý về xương khớp xuất hiện tương đối phổ biến ở đối tượng có độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Bệnh hình thành và phát triển do phần khớp sụn gần xương bị thoái hóa. Lâu ngày dẫn đến suy giảm tiết dịch khớp.
Khi bị thoái hóa, lớp sụn của đầu gối sẽ bị mài mòn khiến cho phần đầu xương va chạm và cọ xát vào nhau khi vận động hoặc di chuyển. Từ đó khiến đầu gối xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc.
Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc khi bạn thực hiện bước co duỗi khớp gối. Lâu ngày khi bệnh phát triển, bạn sẽ nhận thấy tại vị trí bệnh (phần tiếp nối giữa hai đầu xương) xuất hiện những cơn đau âm ỉ, sưng tấy, cứng khớp (thường xảy ra khi ngồi lâu, đứng lâu hoặc khi vừa mới thức dậy). Cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng khi người bệnh càng vận động nhiều.
Bệnh loãng xương
Loãng xương là bệnh lý nguy hiểm thường xuất hiện ở người cao tuổi. Khi xuất hiện, bệnh sẽ phát triển nhanh chóng và gây ra tình trạng suy giảm chất dịch ở đầu sụn các khớp và suy giảm mật độ xương ở khớp. Từ đó khiến cho đầu gối phát ra kêu lạo xạo, rắc rắc khi bệnh nhân vận động hoặc di chuyển.
Dấu hiệu nhận biết
Thời gian đầu khi mắc bệnh loãng xương, người bệnh sẽ nhận thấy đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc. Triệu chứng này xuất hiện nhiều nhất khi bạn vận động. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh loãng xương, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với cơn đau nhức xương khớp một cách âm ỉ. Dấu hiệu toàn thân có thể là thường ra mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh, vọp bẻ, thường bị chuột rút.
Khi bệnh phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ rất dễ bị gãy xương ngay cả khi ngã nhẹ. Đặc biệt là đối với người lớn tuổi.
Bệnh viêm khớp xương
Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm khớp xương. Bệnh này xuất hiện khi cơ thể gặp phải một hoặc nhiều tác động ngoại biên. Cụ thể như: Nhiễm trùng, chấn thương, thoái hóa hay di truyền.
Khi mắc bệnh viêm khớp xương, các đầu bao sụn ngay tại đầu gối hoặc một số vị trí khớp xương khác sẽ bị tác động. Từ đó khiến những vị trí này bị tổn thương. Lâu ngày dẫn đến hiện tượng các khớp xương cọ vào nhau khi vận động, di chuyển. Đồng thời phát ra tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc.
Dấu hiệu nhận biết
Khi xuất hiện, bệnh viêm khớp xương sẽ gây ra một số triệu chứng gồm: Khớp xương xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc khi vận động, đau nhức, sưng to tại khớp. Khi bệnh phát triển, những cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn. Thậm chí cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không vận động, không hoạt động, xuất hiện trong thời gian nghỉ ngơi.
Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc phải làm sao?
Nếu nhận thấy đầu gối xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc khi vận động, di chuyển, người bệnh cần lưu ý và thực hiện theo những yêu cầu sau từ các chuyên gia để bệnh lý mau chóng được khắc phục:
Nhận biết bệnh lý để thăm khám kịp thời
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, một trong những cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất đó là nhận biết dấu hiệu đầu gối phát ra tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc. Từ đó áp dụng phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời và đúng cách. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy đầu gối xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc kèm theo những triệu chứng sau:
- Cứng khớp khi ngồi lâu, đứng lâu, vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi vừa vận động
- Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc ngày càng nhiều, đặc biệt là lúc vận động, di chuyển
- Khi co duỗi chân, vận động, di chuyển tình trạng đau khớp gối xuất hiện và trở nên âm ỉ. Khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm dần hoặc không
- Nóng, đỏ, sưng khớp gối
- Khả năng đi lại và khả năng vận động suy giảm…
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Sau khi tiến hành chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn điều trị bệnh bằng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống thấp khớp và một số loại thuốc chữa bệnh khác tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Cụ thể như:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Panadol, Aspirin…
- Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Naproxen…
- Thuốc tiêm cortisone: Thuốc này chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nặng.
Biện pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc đặc trị theo yêu cầu và sự hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần sử dụng kết hợp những phương pháp dưới đây để giúp bệnh mau chóng được khắc phục.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Để điều trị tình trạng đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc do một số bệnh lý về cơ xương khớp, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, thường xuyên thư giãn và ngủ đủ giấc. Hoạt động này sẽ giúp cho những vị trí bệnh cắt giảm được các hoạt động, vận động không cần thiết. Từ đó giúp người bệnh hạn chế được những thương tổn ở xương khớp.
- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng: Để nâng cao sự dẻo dai, giúp khớp xương linh hoạt và cải thiện bệnh lý, người bệnh cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Để không làm tăng cảm giác đau và những tổn thương, bạn nên chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng. Cụ thể như đạp xe, đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh…
- Vật lý trị liệu: Trong vật lý trị liệu tồn tại một số phương pháp có khả năng làm giãn cơ, giảm đau và giúp người bệnh khắc phục tốt bệnh lý. Gồm: Xoa bóp, chườm lạnh, chườm nóng, massage, bài tập vận động khớp, tắm nước nóng…
Như vậy bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan đến vấn đề “Đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc có nguy hiểm không? Là triệu chứng báo hiệu bệnh gì? Cách xử lý”. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị, người bệnh nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!