Đầu gối nhức mỏi thường xuyên là do bệnh gì?
Đầu gối nhức mỏi có thể là do chấn thương do tai nạn hoặc mắc phải các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối hoặc trật, gãy khớp,… Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, các biện pháp vật lý trị liệu hoặc băng bó sẽ giúp giảm đau đầu gối. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần thăm khám và chữa trị thì yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.
Đầu gối nhức mỏi thường xuyên là triệu chứng của bệnh gì?
Theo các chuyên gia xương khớp, đầu gối nhức mỏi xảy ra có thể là do chấn thương trong tai nạn gây nên. Một số chấn thương đầu gối có thể dẫn đến tình trạng đau nhức như gãy xương, chấn thương ACL, rách dây chằng,… Bên cạnh đó, đau mỏi đầu gối hình thành cũng có thể là do ăn uống thiếu chất, thường xuyên mang vác vật nặng hoặc sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,…. Ngoài các nguyên nhân này ra, đầu gối nhức mỏi thường xuyên có thể là do các yếu tố bệnh lý sau đây gây ra.
1. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn dịch. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận khớp trong cơ thể, đặc biệt là vùng khớp gối thường xuyên hoạt động.
Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện với biểu hiện đau nhức và xơ cứng khớp. Triệu chứng này thường gặp vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi người bệnh ngồi bất động trong khoảng thời gian dài.
Thông thường, triệu chứng co cứng khớp sẽ thuyên giảm ngay sau khi bệnh nhân cử động 15 – 30 phút. Ngoài các biểu hiện này ra, người bệnh còn gặp các dấu hiệu khác như nổi nhọt ở chân, ngứa mắt, khớp bị sưng tấy và nóng mềm,…
Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau nhức mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển thành mãn tính, bệnh nhân nên khám và chữa trị sớm.
2. Viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè là một trong những tổn thương gây đau tê, nhức mỏi thường gặp ở đầu gối. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chấn thương ở đầu gối. Ngoài ra, căn bệnh này cũng thường gặp ở người mắc bệnh xương khớp mạn tính hoặc người thích vận động, thường xuyên chơi thể thao,…
Cách nhận biết viêm gân bánh chè là dựa vào triệu chứng đau nhức nằm ở trước gối nơi gân bánh chè bị viêm. Ban đầu, đau ở mức độ nhẹ, âm ỉ nhưng về sau cơn đau ngày càng dữ dội hơn. Đặc biệt, đau tăng khi bệnh nhân cử động, nhất là khi ngồi xổm hoặc leo cầu thang. Đau thường mang tính chất chu kỳ, liên tục.
Theo các chuyên gia khoa xương khớp, viêm gân bánh chè thường phát triển theo hai xu hướng là tự khỏi hoặc chuyển nặng. Do đó, để ngăn ngừa bệnh chuyển thành mạn tính và gây biến chứng mất hoàn toàn chức năng vận động, người bệnh cần khám và nhận sự giúp đỡ tự bác sĩ.
3. Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Bao hoạt dịch là túi chứa chất dịch khớp thường nằm dưới các gân bám vào xương. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là giúp làm giảm ma sát giữa các khớp xương, từ đó giúp các khớp di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, khi bị viêm, các túi bao hoạt dịch bị ảnh hưởng gây hạn chế vận động. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số bệnh lý xương khớp khác nhau.
Viêm bao hoạt dịch là một trong những bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh xương khớp. Bệnh thường xuất hiện ở những khớp xương thường xuyên hoạt động như khớp gối. Viêm bao hoạt dịch khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do chấn thương đầu gối hoặc do yếu tố nghề nghiệp gây nên.
Vêm bao hoạt dịch khớp gối thường gây đau nhức và sưng đỏ xung quanh khớp gối. Triệu chứng đau thường kéo dài từ 2 tuần trở lên. Thông thường, đau trở nên dữ dội khi người bệnh vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi. Ngoài triệu chứng đau, bệnh nhân còn kèm theo biểu hiện sốt cao.
4. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn ở đầu gối bị bào mòn theo thời gian tuổi tác hoặc do quá trình vận động gây nên. Khi phần xương sụn bị hao mòn sẽ khiến các đầu xương ma sát với nhau gây đau. Ngoài triệu chứng đau nhức và tê mỏi, thoái hóa khớp gối còn gây sưng, tê bì và co cứng khớp.
Nhìn chung, khi bệnh mới khởi phát, dịch khớp trong bao hoạt dịch chưa bị ảnh hưởng. Khi đó, bệnh nhân chỉ cảm giác đau nhẹ hoặc âm ỉ ở đầu gối nhưng theo thời gian nếu không được chữa trị, bệnh có thể chuyển nặng và gây khó khăn trong vận động. Nghiêm trọng hơn, thoái hóa khớp gối có thể biến chứng làm mất hoàn toàn khả năng vận động.
Đầu gối nhức mỏi nên khắc phục bằng cách nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị đầu gối nhức mỏi phù hợp với từng đối tượng bệnh. Ngoài ra, để kiểm soát đau đầu gối tại nhà, người bệnh có thể áp dụng các cách sau đây:
1. Chườm lạnh/ chườm nóng
Chườm lạnh là một trong những liệu pháp điều trị an toàn giúp giảm sưng và đau hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng một túi đậu Hà Lan để trong học đông tủ lạnh chườm lên khớp gối 10 – 15 phút giúp cải thiện chứng đau nhức và mỏi gối. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng túi nước đá thay thế đậu Hà Lan chườm lên gối.
Tuy nhiên, để bảo vệ da, bệnh nhân nên đặt túi chườm đá vào chiếc khăn mỏng trước khi chườm lên gối. Thời gian chườm đá tối đa 20 phút mỗi lần chườm. Không nên chườm quá lâu để tránh gây tổn thương dây thần kinh dưới da
Ngoài chườm lanh, người bệnh cũng có thể chườm nóng để hỗ trợ điều trị bệnh. Nhiệt độ nóng thường có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp xương. Từ đó, giúp làm tăng khả năng tái tạo và bình phục bệnh. Do đó, để giảm đau và chống viêm ở khớp gối, bệnh nhân nên cho nước ấm vào túi chườm và đặt lên trên khớp gối bị đau. Lưu ý, nước không nên quá nóng tránh gây bỏng da và làm tăng độ nhạy của dây thần kinh dưới da.
2. Nghỉ ngơi, băng thun và giữ khớp gối ở trên cao
Nghỉ ngơi là cách giúp giảm căng thẳng và áp lực lên khớp gối. Từ đó giúp sửa chữa và làm lành các tổn thương ở khớp gối. Đồng thời giúp giảm đau và tăng khả năng bình phục, giúp khớp gối hoạt động bình thường trở lại.
Bên cạnh nghỉ ngơi, để cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên, người bệnh có thể dùng băng thun quấn quanh đầu gối trong lúc vận động. Cách làm này sẽ giúp cố định các khớp, làm giảm áp lực đè nén trên khớp. Tuy nhiên, không nên băng quá chặt tránh tình trạng máu không lưu thông tốt khiến khớp sưng to và đau nhức nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, đặt chân bị đau nhức lên cao cũng được xem là liệu pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả tại nhà. Hành động này sẽ giúp máu lưu thông tốt, giúp giảm sưng tấy và đau nhức.
3. Duy trì cân nặng và có chế độ ăn hợp lý
Cân nặng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức và mỏi gối. Người có trọng lượng dư thừa thường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp cao, nhất là khớp gối. Do đó, để khắc phục triệu chứng này, người bệnh cần kiểm soát cân nặng của bản thân ở mức ổn định.
Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý chính là biện pháp hữu ích giúp duy trì cân nặng an toàn. Để giảm cân, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây hoặc củ quả. Bên cạnh đó nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo.
Thông thường, các chuyên gia xương khớp và các huấn luyện viên thể hình thường khuyến khích người bệnh nên áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng.
Đầu gối nhức mỏi có thể là do yếu tố cơ học gây nên nhưng trong một số trường hợp đây chính là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý xương khớp. Vì vậy, nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!