Bị đau nhức ở các khớp xương là bệnh gì?
Bị đau nhức ở các khớp xương là dấu hiệu của nhiều bện lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng cũng có thể xảy ra do chấn thương, vận động và sinh hoạt chưa phù hợp. Một số vị trí khớp xương bị đau nhức thường gặp là vai gáy, hông, đầu gối, khuỷu tay,…
Hầu hết những người bị đau nhức khớp xương đều khá chủ quan với triệu chứng và sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng. Bệnh nhân thường không cần phải đi bệnh viện đối với những cơn đau thông thường. Tuy nhiên khi cơn đau kéo dài, người bệnh cần cảnh giác các bệnh lý liên quan đến xương khớp để đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Triệu chứng đau nhức ở các khớp xương
Người bệnh bị đau nhức ở các khớp xương nên đến bệnh viện ngay nếu có những triệu chứng sau đây:
- Vùng khớp bị sưng đỏ, cảm giác nóng, khi chạm vào có biểu hiện mềm đi.
- Tình trạng đau xương khớp kéo dài từ 3 ngày trở lên mà không thuyên giảm.
- Người bệnh bị sốt nhưng không có biểu hiện của bệnh cảm cúm, viêm nhiễm.
- Bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng, sau điều trị cơn đau kéo dài.
- Khớp xương có dấu hiệu biến dạng, sưng và đỏ khớp đột ngột.
- Khớp không hoạt động được, cơn đau nghiêm trọng ngay cả khi không vận động.
Bị đau nhức ở các khớp xương là bệnh gì ?
Đau nhức ở các khớp xương là dấu hiệu lâm sàng của nhiều bệnh xương khớp nói chung. Thông thường khi cơn đau kéo dài không hết, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các bệnh lý sau:
Thoái hóa cột sống
Bệnh lý thoái hóa cột sống được biết đến như tình trạng “lão hóa” ở xương khớp, khi cấu trúc xương khớp vị thoái hóa và bào mòn. Giai đoạn thoái hóa sẽ diễn ra từ sau tuổi 30 nhưng cho đến ngoài 60 người bệnh mới có những biểu hiện cụ thể. Những nguy cơ của bệnh thoái hóa cột sống là đốt sống, phần sụn khớp bị giòn và dễ vỡ.
Bệnh gây ra những cơn đau nhức tại vị trí khớp và cơ xung quanh cột sống, và tại vị trí đốt sống. Ngoài ra hệ thống cơ, dây chằng cũng như hệ thần kinh cũng có thể bị ảnh hưởng khi quá trình thoái hóa diễn ra. Khi hệ thần kinh bị chèn ép, tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân sẽ xảy ra âm ỉ kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh.
Thoái hóa khớp
Là bệnh lý “lão hóa” tại các xương dưới sụn, từ đó xảy ra các phản ứng sưng, viêm làm giảm dịch khớp. Cơn đau do thoái hóa khớp trong giai đoạn đầu không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên khi các dịch cơn bắt đầu cạn kiệt, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi vận động do cọ xát giữa các đầu khớp mạnh hơn.
Để nhận diện cơn đau của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh có thể cảm nhận thông qua mức độ cơn đau. Bị đau nhức ở các khớp xương do thoái hóa khớp gây ra tình trạng đau nhức nghiêm trọng mỗi khi người bệnh vận động. Bệnh nhân có dấu hiệu bị cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, sau khi vận động nhẹ tình trạng co cứng biến mất. Nếu để bệnh kéo dài sẽ gây ra biến dạng các khớp, bệnh nhân có nguy cơ tàn phế.
Người bệnh bị viêm khớp
Bị đau nhức ở các khớp xương do viêm khớp xảy ra rất phổ biến trong mọi độ tuổi. Người bệnh bị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp (RA) đều có những biểu hiện tương tự. Bệnh viêm khớp có xu hướng phát triển chậm nhưng diễn biến khá phức tạp. Các vùng khớp bị ảnh hưởng bao gồm cổ tay, tay, chân, ngón chân, hông, đầu gối,…
Mức độ nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp cao hơn co bệnh có thể khiến người bệnh mất sức lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế. Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp là bệnh nhân bị co cứng ở nhiều khớp xương kéo dài trên 1 giờ. Khi không điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, điều trị hồi phục mất nhiều thời gian.
Thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách, từ đó khiến lượng nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép elen hệ thống rễ dây thần kinh. Khi các dây thần kinh bị ức chế hoạt động, các vị trí xương khớp liên quan sẽ chịu ảnh hưởng. Dễ thấy nhất là các cơn đau nhức xương khớp âm ỉ kéo dài. Phổ biến nhất ở vị trí đốt sống cổ và thắt lưng trải dài xuống hông và đầu gối.
Bệnh đau thần kinh tọa
Đau thần kinh toạ còn được biết đến là đau thần kinh hông to. Người bệnh có biểu hiện chủ yếu là các cơn đau đi dọc theo đường đi của thần kinh tọa: cơn đau kéo dài từ vị trí sống lưng đến mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, đau nhức tại mắt cá và các đốt ngón chân. Dựa vào vị trí tổn thương tại hệ thần kinh mà cơn đau ở mỗi bệnh nhân đều không giống nhau.
Bị đau nhức ở các khớp xương tại chi dưới phần lớn là do đau thần kinh tọa. Bệnh là biến chứng của thoát vị đĩa đệm, khi các gai xương cột sống chèn ép lên các hệ rễ thần kinh tọa. Tình trạng không được cải thiện sớm ảnh hưởng đến vận động, dễ xảy ra viêm nhiễm và tê bì ở một phía, lâu ngày có thể khiến người bệnh bị teo cơ.
Bệnh loãng xương
Tình trạng loãng xương thường gặp ở đối tượng người lớn tuổi, bệnh gây ra các cơn đau nhức xương khớp toàn thân. Triệu chứng loãng xương không có biểu hiện cụ thể ngoài tình trạng đau nhức, khi cử động có tiếng kêu. Bệnh nhân chủ yếu bị đau nhức ở các khớp xương thắt lưng , xung quanh mạn sườn. Đôi khi kèm theo sự co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi đi lại và vận động.
Bệnh lao xương khớp
Lao xương khớp là bệnh viêm nhiễm di vi khuẩn, xảy ra khi virus lao xâm nhập và tấn công vào các khớp xương. Người bệnh thường bị lao tại vị trí cột sống, khớp gối, khớp háng. Cơn đau nhức không chỉ xuất hiện tại các vùng nhiễm virus mà người bệnh còn bị đau nhức toàn thân do mất sức đề kháng.
Bệnh có nguy cơ xảy ra đối với người lớn tuổi, người làm việc nặng. Khi các khớp xương chịu áp lực càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh lao xương khớp càng cao. Kèm theo đó người bệnh ho nghiêm trọng và đau tức tại lồng ngực.
Bệnh gút
Bị đau nhức ở các khớp xương kèm theo dấu hiệu sưng khớp là triệu chứng lâm sàng của bệnh gút. Gút là bệnh xương khớp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, thường gặp ở những người ăn nhiều chất đạm, uống bia rượu và lười vận động.
Cơn đau nhức do bệnh gút gây ra tái phát định kỳ chứ không liên tục. Chủ yếu người bệnh thường bị đau vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi, cơn đau nghiêm trọng tới mức bệnh nhân không chịu đựng nổi. Những dấu hiệu kèm theo là tình trạng sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Người bệnh thường bị đau tại các khớp ngón chân, cổ chân, bàn tay, cổ tay đi cùng cảm giác sưng nóng.
Những nguyên nhân khác
Mặc dù triệu chứng đau nhức ở các khớp xương là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lo lắng vì tình trạng này còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:
Tuổi tác: Người bệnh càng cao tuổi càng có nguy cơ mắc phải các vấn đề đau nhức ở xương, sụn, khớp. Hệ miễn dịch yếu cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau nhức toàn thân.
Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể càng lớn thì những áp lực mà xương khớp phải chịu đựng càng cao. Cân nặng cũng là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tại khớp gối, khớp háng, cơ quanh thắt lưng.
Thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh, người cao tuổi dễ bị đau nhức toàn thân hơn do lượng dịch khớp bị đông đặc khiến cử động khớp xương khó khăn. Lúc này hệ thống các mạch máu cũng bị ảnh hưởng, hệ tuần hoàn máu đến sụn khớp trì trệ khiến bệnh nhân bị tê bì và đau nhức các chi liên quan.
Sinh hoạt sai tư thế: Bị đau nhức tại các khớp xương là tình trạng chung của giới văn phòng, những người thường làm việc tại một vị trí hoặc phải mang vác nặng. Ngoài ra khi ngủ gối đầu quá cao cũng có thể ảnh hưởng đến cột sống và hệ thống xương khớp toàn thân.
Chấn thương: Sau tai nạn, va chạm, sau khi tập luyện thể dục thể thao… gây tổn thương cơ học có thể ảnh hưởng đến các khớp và phần mềm xung quanh khớp.
Ít vận động: Khi cơ thể không được vận động thường xuyên, các khớp xương sẽ trở nên kém linh hoạt và dẻo dai. Ngoài ra khi máu huyết không được lưu thông đến xương khớp cũng sẽ làm các cơ – khớp trở nên yếu đi và dễ dàng bị đau nhức khi trở trời.
Mất ngủ: Khi mất ngủ, dễ dàng nhận thấy cơ thể mệt mỏi và uể oải vào ngày hôm sau đó. Tình trạng mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.
Cách điều trị khi bị đau nhức ở các khớp xương
Việc điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp bắt đầu từ điều trị nguyên nhân, sau đó mới đến điều trị triệu chứng. Vì thế để biết được phương pháp chữa đau nhức triệt đẻ, bệnh nhân cần biết được tình hình bệnh lý của bản thân bằng cách thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa xơ xương khớp. Những phương pháp điều trị đau nhức xương khớp được biết đến chủ yếu là:
Điều trị đau nhức khớp xương bằng thuốc Tây y
Thuốc điều trị đau nhức xương khớp được kê đơn từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc vì liều lượng dùng ở mỗi bệnh nhân đều khác nhau. Trong đó, các loại thuốc giảm đau dùng trong điều trị đau nhức ở các khớp xương gồm có:
– Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Tramado, Paracetamol hoặc Codein.
– Nhóm thuốc kháng viêm: Ibuprofen, Naproxen.
– Nhóm thuốc giãn cơ: Mydocalm, Coltramyl.
– Nhóm thuốc chống trầm cảm, cải thiện giấc ngủ: Amitriptylin, Trazodone.
Phương pháp chữa đau nhức xương khớp bằng vật lý trị liệu
Phương pháp điều trị khi bị đau nhức ở các khớp xương bằng vật lý trị liệu được áp dụng trong Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Trong giai đoạn đầu, tập vật lý trị liệu đem lại nhiều kết quả khả quan cho bệnh nhân đau nhức xương khớp cho các bệnh lý gây ra.
– Sử dụng nhiệt trị liệu: Có tác dụng giảm thiểu cơn đau nhanh chóng, phương pháp tận dụng sức nóng để kích thích huyết mạch tại vùng đau nhức.
– Phương pháp đốt laser: Có tác dụng giảm đau tự nhiên khi sử dụng tia laser kích thích việc tạo ra các hóc môn giảm đau trong cơ thể.
– Sử dụng sóng cao tần: Phương pháp sử dụng sóng radio ở tần số cao có tác dụng đi sâu vào vùng tổn thương tại xương khớp, từ đó giúp bệnh nhân kháng viêm và giảm đau.
– Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt: Được áp dụng với mọi bệnh nhân bị đau nhức tại các khớp xương do bệnh lý hoặc sinh lý. Phương pháp giúp kích thích vào các huyệt đạo, từ đó giảm nhẹ cơn đau tự nhiên.
– Chườm nóng hoặc lạnh: Cải thiện cơn đau và sự căng cứng cơ bằng cách sử dụng nhiệt độ để tác động vào vùng đau nhức. Kết hợp chườm nóng và chườm lạnh bằng thảo dược đem lại hiệu quả tốt hơn.
Điều trị ngoại khoa chữa đau nhức khớp xương (Phẫu thuật)
Phương pháp điều trị ngoại khoa không được khuyến khích vì tỉ lệ để lại biến chứng cao, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ mất máu, tai biến trong khi phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp vẫn được chỉ định đối với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp trầm trọng.
Phẫu thuật được chỉ định khi bác sĩ nhận thấy nguy cơ chuyển biến phức tạp thành thoái hóa khớp hoặc, viêm khớp dạng thấp, hệ thần kinh có khả năng tổn thương ảnh hưởng đến chức năng. Hiện nay phẫu thuật bằng phương pháp nội soi hoặc thay khớp được áp dụng phổ biến để giảm thiểu rủi ro cho người bệnh.
Bài tập giảm đau nhức xương khớp
Một số bài tập được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên tập luyện tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức cơ thể. Trong đó, bài tập có tác dụng lên toàn bộ hệ cơ khớp là:
- Tư thế đứa bé: Người bệnh ngồi và quỳ hai chân trên thảm, đặt mông tì lên gót chân và chậm rãi gập người về phía trước. Để hai tay duỗi thẳng, hít thở đều trong khi tập.
- Tư thế savasana: Bệnh nhân nằm trên thảm, để hai chân mở rộng bằng vai và giữ hai tay thả lỏng, đặt lòng bàn tay hướng lên trần nhà sao cho tay và thân người một góc 30 độ. Khi tập nên nhắm mắt và hít thở đều.
Bài thuốc chữa đai nhức khớp xương bằng thảo dược
Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức ở các khớp xương trong giai đoạn cơ bản, thay vì sử dụng thuốc Tây dược thì các loại thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả lành tính hơn. Những phương thuốc dân gian dưới đây cũng được dùng trong điều trị đau nhức xương khớp theo Y học cổ truyền lâu đời.
Bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về các tác dụng phụ như thuốc tây. Các bài thuốc Nam chữa đau nhức xương khớp thực hiện đơn giản theo hướng dẫn sau:
Bài thuốc chữa đau nhức khớp xương từ cây xấu hổ (hoa trinh nữ)
Cây xấu hổ làm thuốc lấy cả thân, lá và rễ. Tác dụng chính của cây xấu hổ là giảm đau, giảm viêm và tăng cường hoạt động trao đổi chất.
Người bệnh llấy rễ cây xấu hổ thái mỏng, rồi tẩm rượu trăng rồi đem sao vàng trên lửa cho thơm. Khi sử dụng, mỗi lần chỉ cần lấy từ 20 – 30g xấu hổ sao vàng sắc cùng 400ml . Đun thuốc đến khi sắc cạn còn 100ml thì dừng lại, đem thuốc chia thành 2 lần để sử dụng trong ngày. Uống hàng ngày đến khi cơn đau nhức giảm hẳn thì có thể dừng.
Bài thuốc chữa đau nhức cơ thể từ cây cỏ xước
Cỏ xước được biết đến là thảo dược chuyên trị các bệnh lý liên quan đến đau nhức xương khớp trong Đông. Cỏ xước còn được gọi là ngưu tất nam, thường được điều chế thành nguyên liệu góp mặt trong các bài thuốc chữa thoái hóa khớp, viêm khớp và nhiều triệu chứng đau nhức nói chung.
Người bệnh sử dụng toàn bộ cây cỏ xước lấy cả rễ, sau đó đem cơ xước đi rửa sạch, thái lát. Nên sử dụng khi lá còn tươi hoặc đem phơi khô để sử dụng lâu ngày. Đem cỏ xước đi sắc với nước, mỗi ngày nấu 10-16g cỏ xước cùng nước lọc lấy thuốc uống. Bài thuốc có thể chữa đau lưng, sưng khớp gối, đau xương cột sống, đau nhức gân cốt hiệu quả.
Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Lá lốt là nguyên liệu quen mặt trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp của dân gian. Bởi công dụng chính của thảo dược này kháng viêm, giảm đau, bồi bổ khí huyết. Lá lốt có thể cải thiện các vấn đề đau xương khớp, sưng viêm và giảm tình trạng phong thấp vô cùng hiệu quả.
Để thực hiện, người bệnh nên chuẩn bị một nắm lá lá lốt tươi đem phơi ở trong bóng râm. Khi lá lốt héo thì người bệnh đem đi nấu cùng với nước trong vòng 30 phút thì dừng lại. Lọc nước lá lốt uống mỗi ngày từ 1-2 lần, sử dụng kiên trì trên một tuần sẽ nhận thấy các cơn đau nhức cải thiện đáng kể.
Tình trạng người bệnh bị đau nhức ở các khớp xương do nhiều nguyên nhân gây ra. Và để khắc phục cơn đau nhanh chóng, bệnh nhân cần xác định rõ nguyên nhân phát sinh triệu chứng từ đó mới có thể xác định được phương hướng điều trị phù hợp. Tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên điều trị bệnh cơ xương khớp để được hỗ trợ điều trị sớm và triệt để.
Ngày Cập nhật 19/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!