Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý thường xuất hiện nhiều ở người già và đang có xu hướng trẻ hóa. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị, nhưng sử dụng phương pháp Đông y vẫn được nhiều người bệnh quan tâm và áp dụng điều trị.
Có nên điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y?
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng phương pháp Đông y là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người bệnh quan tâm đến. Và hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân sử dụng phương pháp này để cải thiện các triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gối gây nên.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, phương pháp Đông y đã dần trở thành xu hướng và được khá nhiều bệnh nhân áp dụng, như:
- Các bài thuốc được bào chế từ các thảo dược lành tính có sẵn trong tự nhiên. Người bệnh có thể an tâm khi sử dụng mà không quá lo lắng đến một số tác dụng phụ của thuốc làm hại đến chức năng gan, thận, dạ dày hay tim mạch;
- Thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn so với các phương thuốc khác nhưng bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị nguyên căn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ngăn ngừa sự tái phát trở lại của bệnh;
- Thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, đặc biệt là những người già.
Tuy nhiên, dù người bệnh lựa chọn bất kỳ phương pháp nào để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối cũng cần đi đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên môn tiến hành thăm khám và đưa ra kết quả chính xác mức độ bệnh lý hiện tại. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp. Mục đích của việc điều trị chỉ giúp phục hồi chức năng vận động của xương khớp và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Để đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau giữa việc điều trị bằng các bài thuốc Đông y và việc không sử dụng thuốc như châm cứu, xoa bóp, điển chẩn, vật lý trị liệu,…
Những bài thuốc uống Đông y điều trị thoái hóa khớp gối
Những bài thuốc Đông y không chỉ có các dụng cải thiện các triệu chứng cho bệnh thoái hóa khớp gối gây ra mà còn có tác dụng giải độc gan, thanh lọc cơ thể, giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên.
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang
- Bài thuốc gồm có các nguyên liệu như: 16 gram Tang ký sinh; Độc hoạt, Sinh địa, Đảng sâm, Đương quy, Ngưu tất và Đỗ Trọng mỗi vị 12 gram; Phục linh và Bạch thược mỗi vị 10 gram; Tần giao và Xuyên khung mỗi vị 8 gram cùng với Tế tân, Quế chi và Cam thảo mỗi vị 4 gram;
- Đem một thang thuốc trên sắc cùng với năm chén nước. Sắc cho đến khi nước sắc còn lại một chén là được. Chắt lọc lấy phần nước để uống và tiếp tục cho thêm năm chén nước để sắc. Mỗi ngày dùng hai lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối, dùng sau bữa ăn và nên dùng khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc PT5
- Bạn cần chuẩn bị các vị thuốc sau: Thổ phục linh và cỏ xước mỗi vị 16 gram; Hà thủ ô, cây Trinh nữ và Sinh địa mỗi vị 12 gram; Thiên niên kiện và Lá lốt mỗi vị 10 gram cùng với 8 gram Quế chi;
- Cho những vị thuốc trên vào nồi đất cùng với một lượng nước phù hợp và bắt lên bếp để sắc cô đặc. Sắc cho đến khi phần nước còn lại phân nửa là được. Chắt lọc lấy phần nước để dùng khi còn nóng. Chia phần nước thành ba phần nhỏ để uống vào buổi sáng, trưa và tối.
Bài thuốc từ cây lá lốt trị thoái hóa khớp gối
- Những nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi và rễ cỏ xước mỗi vị 30 gram;
- Đem tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa qua với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó vớt ra để ráo nước. Thái toàn bộ nguyên liệu thành các đoạn nhỏ để cho vào chảo nóng để sao vàng và để các vị thuốc nguội dần bớt bắt đầu sắc thuốc. Cho tất cả các vị thuốc vào trong ấm sắc cùng với một lượng nước vừa đủ và bắt lên bếp để sắc. Khi lượng nước cô đặc lại còn nửa phần là có thể tắt bếp. Chia phần nước sắc được thành 3 lần uống trong ngày. Nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm, nếu thuốc nguội, bạn nên hâm nóng lại trước khi dùng.
Bài thuốc từ rễ cây đinh lăng
- Đem 30 gram rễ cây đinh lăng rửa sạch nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp đất cát và bụi bẩn. Thái rễ đinh lăng thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào chảo nóng để sao cho vàng. Để vị thuốc nguội hẳn rồi mới tiếp tục cho vào ấm sắc để sắc lấy nước uống. Dùng mỗi ngày 2 lần để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối.
Bài thuốc đắp từ cây dây đau xương để trị bệnh thoái hóa khớp gối
Kết hợp với việc dùng thuốc uống để cải thiện các cơn đau nhức xương khớp ở đầu gối, người bệnh có thể kết hợp bài thuốc uống với bài thuốc từ cây Dây đau xương để bệnh lý được đẩy lùi một cách nhanh chóng.
- Ngoài vị thuốc cây dây đau xương (20 gram), bạn nên chuẩn bị thêm một số vị thuốc khác như lá lưỡi hổ, lá lốt và một vài lát gừng;
- Đem tất cả các vị thuốc đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ dược liệu vào trong cối để giã cho nát rồi đem sao vàng cùng với một ít rượu hoặc có thể sử dụng giấm chua để thay rượu;
- Cho hỗn hợp đã được sao nóng vào trong một tấm vải sạch rồi buộc chắc lại rồi chườm lên vị trí đau nhức. Để yên cho đến khi hỗn hợp nguội hẳn rồi bỏ vào chảo sao cho nóng và tiếp tục đắp;
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để giảm thiểu tối đa các cơn đau nhức.
Những phương pháp khác không sử dụng thuốc Đông y để trị thoái hóa khớp gối
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Đông y, người bệnh nên kết hợp một số phương pháp không sử dụng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hoặc các bài tập vật lý trị liệu. Cụ thể như sau:
- Xoa bóp: Người bệnh nằm trên bề mặt phẳng với hai chân duỗi thẳng và hai bàn tay ôm lấy hai bên gối rồi bắt đầu chà xát. Có thể sử dụng thêm một ít thuốc xoa bóp để tăng hiệu quả.
- Bấm huyệt: Xác định các huyệt ân lăng truyền, ủy trung, thừa sơn và huyết hải. Dùng hai ngón tay ấn huyệt ở hai bên chân. Mỗi huyệt được thực hiện 1 – 2 phút.
- Châm cứu: Xác định các huyệt độc tỵ, âm lăng tuyền, hạc đỉnh,… và sử dụng các cây kim châm vô trùng và bắt đầu tiến hành châm vào từng huyệt. Và việc châm cứu chỉ được tiến hành bởi các lương y, bác sĩ hoặc các nhân viên y tế có chuyên môn.
- Vật lý trị liệu: Áp dụng các bài tập theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên. những bài tập giúp phục hồi chức năng của xương khớp, ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp gối và giúp giảm đau nhức.
Chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh cũng chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc và người bệnh có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Một số lưu ý khác khi trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Những bài thuốc Đông y thường có tác dụng lâu hơn so với thuốc Tây y. Chính vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc lâu dài và kiên trì sử dụng đều đặn để thuốc phát huy hết công dụng. Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cũng chính là một phương pháp điều trị khác, người bệnh cũng cần lưu ý đến:
- Khi gặp phải các cơn đau nhức đột ngột, người bệnh nên hạn chế vận động;
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập tại nhà hoặc có thể đi bộ, tập yoga, đạp xe đạp,…;
- Tránh ngồi chồm hổm hay khom người;
- Không sử dụng giày cao gót;
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất canxi, vitamin D từ sữa tươi, các loại hải sản, các loại ngũ cốc,…;
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp Đông y. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm một số thông tin trong việc bảo vệ sức khỏe chính mình và những người thân yêu.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!