Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng đông y có hiệu quả?
Chữa viêm khớp cùng chậu bằng phương pháp Đông y được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng điều trị bởi bản chất lành tính, tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Và không phải tất cả mọi trường hợp nào phương pháp Đông y đều phát huy công dụng.
Tổng quan về bệnh viêm khớp cùng chậu trong Y học cổ truyền
Viêm khớp cùng chậu là bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay. Khi mắc phải, người bệnh thường đau ở vùng thắt lưng, đau giữa hai hông, đau cột sống thắt lưng. Đôi khi, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ và có thể làm teo cơ hông và đùi. Chính vì những triệu chứng trên, bệnh lý này thường hay bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về xương khớp khác như đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống, đau lưng,… Căn bệnh này thường ảnh hưởng khá lớn đến sự vận động, sinh hoạt và cả công việc.
Trong Đông y, chứng viêm khớp cùng chậu được mô tả trong chứng Tý và yêu cước thống. Nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này là do cơ thể bị sức yếu, sức đề kháng thấp, khí huyết bị ứ trệ. Chính vì những tác nhân trên đã khiến cho tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể và gây ra tình trạng tắc nghẽn, máu không được lưu thông, từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, bệnh viêm khớp cùng chậu còn được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như:
- Mắc bệnh xương khớp: Một số bệnh xương khớp có tính lây truyền có thể lân lan sang các khớp ở cùng chậu và từ đó có thể hình thành viêm, như một số bệnh lý thuộc hệ xương khớp như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống, viêm khớp thoái hóa,…;
- Mắc bệnh viêm nhiễm khác: Một số bệnh lý tiềm ẩn khác cũng chính là nhân tố hình thành nên chứng viêm khớp cùng chậu như: viêm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu
- Do chấn thương: Các chấn thương vùng xương chậu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp cùng chậu. Đó có thể là do chấn thương bởi tai nạn giao thông hay chấn thương trong tập luyện thể thao;
- Do mang thai: Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ đã tiết ra một hàm lượng hormone khá lớn khiến cho dây chằng quanh xương chậu bị giãn ra, từ đó khiến cho các khớp xương trở nên lỏng lẻo.
Bệnh viêm khớp cùng chậu trong Y học cổ truyền được chia thành nhiều thể khác nhau. Mỗi một thể sẽ biểu hiện ra những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Thể hàn thấp: Người bệnh thường xuyên bị đau lưng nhẹ và mức độ bệnh lý tăng dần nếu không được tiến hành điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc thay đổi tư thế cũng gặp phải nhiều vấn đề, cơn đau càng dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột;
- Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân thường xuyên bị đau phần lưng và hông, cảm thấy nóng tại vùng bị đau. Ngoài ra, khi người bệnh đi tiểu tiện thường thấy một ít máu lẫn trong nước tiểu đi ra ngoài, nước tiểu vàng;
- Thể thận âm hư: Bên cạnh triệu chứng đau lưng, mỏi gối, chân đứng không vững, người bệnh còn có cảm giác bứt rứt, khô miệng, lưỡi đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, mặt đỏ bừng;
- Thể thận dương hư: Nhức mỏi lưng, đau đầu gối, chân không đứng vững do không có lực, bụng dưới đau, co cứng, tay chân lạnh, sắc mặt xanh xao.
Phương pháp trị viêm khớp cùng chậu bằng Đông y
Điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu bằng Đông y dựa vào nguyên nhân gây bệnh cũng như dựa vào từng thể (đã được chúng tôi liệt kê chi tiết ở phần trên). Xác định chính xác nguyên nhân hay thể, các lương y hoặc bác sĩ sẽ đưa ra những phương thuốc điều trị thích hợp.
Ngoài ra, chữa bệnh viêm khớp cùng chậu bằng Đông y còn dựa vào thể trạng và mức độ mắc phải. Bên cạnh bản chất lành tính, ít gây hại đến hệ đường ruột, những bài thuốc Đông y còn giúp người bệnh cải thiện quá trình lưu thông máu, làm giảm áp lực sự chèn ép lên các đốt ở cột sống.
Dưới đây là một số bài thuốc cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm khớp cùng chậu gây nên. Mỗi bài thuốc sẽ tương ứng với từng thể riêng biệt:
1. Bài thuốc Đông y trị viêm khớp cùng chậu ở thể hàn thấp
Cách trị: Thông kinh lạc, tán hàn, khu phong và trừ thấp.
Phương thuốc điều trị: Độc Hoạt Ký Sinh Thang Gia Giảm.
Bài thuốc gồm có các nguyên liệu sau:
- Thục địa ……………….. 16 gram
- Ngưu tất ……………….. 15 gram
- Đỗ Trọng ………………. 15 gram
- Phòng phong ………… 12 gram
- Tang ký sinh …………. 12 gram
- Độc hoạt ………………. 12 gram
- Xuyên khung …………. 10 gram
- Đảng sâm …………….. 10 gram
- Phục linh……………….. 10 gram
- Bạch thược …………… 10 gram
- Đương quy ……………. 10 gram
- Tế tân …………………….. 4 gram
- Cam thảo ……………….. 4 gram
Cách thực hiện và cách dùng:
- Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 5 chén nước;
- Tiến hành sắc thuốc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại 1 chén;
- Sau đó cho tiếp 5 chén thuốc và tiếp tục sắc để lấy 1 chén thuốc;
- Mỗi lần sử dụng 1 chén thuốc và mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối;
- Dùng khi thuốc còn nóng, trong trường hợp thuốc đã nguội, bạn nên hâm nóng lại thuốc trước khi sử dụng.
2. Bài thuốc Đông y chữa viêm khớp cùng chậu ở thể thấp nhiệt
Cách trị: Lợi thấp và thanh nhiệt.
Phương thuốc điều trị: Tứ Diệu Tán Gia Giảm.
Cần chuẩn bị những loại dược liệu sau:
- Ý dĩ …………………….. 10 gram
- Ngưu tất ……………. 10 gram
- Hoàng bá ………….. 10 gram
- Thương truật …….. 10 gram
Cách thực hiện và cách sử dụng:
- Đem các vị thuốc đã được liệt kê trên tán thành một mịn rồi cất trữ trong hũ thủy tinh có nắp đậy để sử dụng dần;
- Mỗi lần sử dụng 10 – 12 gram để sắc lấy nước dùng;
- Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần;
- Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.
3. Cách chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y ở thể thận âm hư
Cách trị: Bổ thận, tư âm.
Phương thuốc điều trị: Tả Quy Hoàn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị, gồm có:
- Thục địa ……………… 320 gram
- Quy bản ………………. 160 gram
- Kỷ tử …………………… 160 gram
- Lộc giác giao …….. 160 gram
- Hoài sơn …………….. 160 gram
- Sơn thù ………………. 160 gram
- Thỏ ty tử ……………. 160 gram
- Ngưu tất ……………. 120 gram
Cách thực hiện và cách sử dụng:
- Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột mịn;
- Thêm một ít mật vào hỗn hợp bột rồi hoàn thành viên với kích thước mỗi viên bằng hạt ngô đồng;
- Mỗi lần sử dụng từ 12 – 16 gram. Dùng thuốc cùng với cốc nước ấm. Với liều lượng trên, người bệnh nên chia thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày.
4. Chữa viêm khớp cùng chậu thể thận dương hu bằng bài thuốc Đông y
Cách trị: Trợ dương, bổ thận.
Phương thuốc điều trị: Hữu Quy Hoàn.
Bài thuốc gồm có các dược liệu sau:
- Thục địa …………………… 320 gram
- Sơn thù …………………….. 160 gram
- Đỗ trọng …………………… 160 gram
- Kỷ tử ………………………… 160 gram
- Hoài sơn ………………….. 160 gram
- Lộc giác giao ………….. 160 gram
- Đương quy ……………… 120 gram
- Phụ tử chế ……………….. 80 gram
- Nhục quế …………………. 80 gram
Cách thực hiện và cách sử dụng:
- Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn rồi trộn đều thành hỗn hợp bột;
- Thêm một ít mật rồi hoàn thành từng viên nhỏ;
- Mỗi ngày sử dụng 4 – 8 gram cùng với cốc nước ấm. Có thể dùng 1 lần hoặc sử dụng cho 2 – 3 lần nhỏ.
Bên cạnh việc sử dụng những bài thuốc Đông y, bệnh viêm khớp cùng chậu cũng có thể kết hợp thêm phương pháp châm cứu, xoa bóp và bấm huyệt để bệnh lý được đẩy lùi một cách nhanh chóng.
Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng Đông y có thực sự hiệu nghiệm không?
Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng phương pháp Đông y là một trong những phương án điều trị được nhiều người truyền tai nhau. Tuy nhiên, mỗi phương pháp điều trị đều tồn tại cả hai mặt ưu điểm và nhược điểm. Ưu điểm của phương pháp này cũng chính là nhược điểm của phương pháp khác. Chữa bệnh viêm khớp cùng chậu bằng phương pháp Đông y cũng không phải ngoại lệ. Nắm rõ thông tin này sẽ giúp người bệnh không phải bỡ ngỡ khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh lý.
Những ưu điểm của phương pháp Đông y
- An toàn, ít gây ra tác dụng phụ: Những bài thuốc Đông y được bào chế từ các thảo dược, dược liệu có sẵn trong tự nhiên, với bản chất lành tính và hầu như ít để lại tác dụng phụ ngoài ý muốn. Với bản chất lành tính, các đối tượng bệnh tim mạch, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai đều có thể sử dụng. Mặt khác, các dược liệu chủ yếu bào chế hoàn toàn bằng thủ công và hầu như không ẩn chữa bất kỳ chất bảo quản nào.
- Có tác dụng lâu dài: Những bài thuốc Đông y thường mang lại công dụng lâu dài, hạn chế tối đa tình trạng bệnh lý tái phát. Bên cạnh công dụng cải thiện bệnh viêm khớp cùng chậu, bài thuốc uống còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu viêm, phòng ngừa bệnh xương khớp khác.
Những nhược điểm của phương pháp Đông y
Song song những mặt ưu điểm là những nhược điểm, cụ thể như sau:
- Tốn nhiều công sức, tốn nhiều thời gian: Tốn khá nhiều thời gian để điều trị dứt điểm, có thể lên tới vài tuần, thậm chí là vài tháng. Bên cạnh đó, những bài thuốc uống cần được tiến hành sắc hàng giờ đồng hồ và cần có sự cầu kỳ và kiên nhẫn. Đối với các đối tượng bận rộn, đây không hẳn là phương pháp điều trị thích hợp;
- Tác dụng lâu: Hầu như bài thuốc Đông y không mang lại công dụng giảm đau tức thời. Những bài thuốc cần nhiều thời gian để thấm sâu vào tế bào, các cơ khớp. Lộ trình điều trị viêm khớp cùng chậu bằng Đông y thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Vì thế, phương pháp điều trị này không hề phù hợp với các đối tượng không có sự kiên nhẫn;
- Thuốc khó sử dụng: Ở những khoảng thời gian đầu dùng chưa quen, hầu như thuốc rất khó để sử dụng, có mùi nồng. Lâu người người bệnh mới thực sự cảm nhận hết mùi thơm của bài thuốc Đông y.
Chữa chứng viêm khớp cùng chậu bằng Đông y là biện pháp điều trị được nhiều người biết đến đến. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp mắc bệnh chữa trị bằng phương pháp Đông y đều mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc điều trị không đúng phương pháp cũng khiến cho bệnh tình không được cải thiện như mong muốn hoặc bệnh có thể trở nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn trực tiếp, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Bạn đọc có thể xem thêm: Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu ở nam giới và nữ giới
Ngày Cập nhật 30/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!