Hắc Lào Chàm Hóa Có Nguy Hiểm Không? Chữa Thế Nào?
Hắc lào chàm hóa là một trong những giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý hắc lào. Lúc này dan da của người bệnh có dấu hiệu nhám sạm, thâm nhiễm kèm theo cơn ngứa ngáy khó chịu. Nếu không điều trị đúng cách, các tổn thương tại vùng da bị chàm hóa có thể tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể người bệnh. Hãy tham khảo nội dung bài viết sau để có được giải pháp điều trị hắc lào chàm hóa hiệu quả và an toàn từ thảo dược.
Ở bất cứ bệnh lý da liễu nào như chàm, viêm da cơ địa,… đều có giai đoạn chàm hóa da khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Tương tự đối với hắc lào, tình trạng chàm hóa xảy ra không chỉ tăng nguy cơ biến chứng viêm nhiễm mà còn để lại sẹo mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Hắc lào bị chàm hóa là gì? Nguyên nhân gây chàm hóa?
Đầu tiên, người bệnh cần nhận định bệnh hắc lào (còn gọi là lác đồng tiền) là bệnh lý ngoài da xảy ra do nhóm vi nấm dermatophytes gây nên. Những đối tượng có nguy cơ bị hắc lào cao nhất là người thường sống và sinh hoạt tại những nơi đông người, người ít vệ sinh cơ thể, hoặc sống trong không gian ẩm thấp có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao.
Những vị trí dễ bị hắc lào nhất là tay, chân, tại các vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, nách, háng. Những vị trí thường ẩm ướt do mồ hôi là các khu vực lý tưởng tạ điều kiện cho bệnh hắc lào phát triển. Ban đầu, hắc lào dễ nhận biết thông qua các đốm đỏ hình tròn giống đồng xu và có đường viên phân ranh giới rõ ràng.
Tại các vùng da bị bệnh có dấu hiệu ngứa nghiêm trọng và ngứa liên tục. Tuy nhiên da không bong tróc mà thường kèm theo mụn nước tập trung tại phần rìa của các vòng tròn. Thời gian hắc lào đơn giản chuyển thành hắc lào chàm hóa không cụ thể.
Thông thường, để ủ bệnh hắc lào chuyển thành hắc lào chàm hóa ở vùng dễ điều trị từ 12-18 tháng. Thời gian biến chứng thành hắc lào chào hóa ở các khu vực nhạy cảm là 6-9 tháng. Tùy thuộc vào tình trạng ma sát ngoài da và cách chăm sóc, cũng như cơ địa mỗi người.
Các dấu hiệu nhận biết hắc lào chàm hóa không có biểu hiện rõ cho đến khi vùng da bị chàm hóa một phần hoặc toàn phần. Trước đó người bệnh có thể nhận thấy sự thay đổi là:
- Vùng da có màu hồng đỏ chuyển dần sang tím tái, sau đó thâm tím.
- Các mụn mủ li ti chuyển thành mụn mủ to và có nhân trắng bên trong.
- Ngoài da bắt đầu hình thành lớp vảy khô cứng, sờ vào có cảm giảm sạm.
Hắc lào bị chàm hóa có nguy hiểm không?
Hắc lào bị chàm hóa là một biến chứng nguy hiểm, nhất là khi vùng da bị bệnh có vết thường hở và bị vi khuẩn, nấm xâm nhập. Khi để biến chứng phát triển càng lâu, mầm bệnh càng ăn sâu vào da sẽ ăn vào máu, bệnh nhân có khả năng bị hắc lào mãn tính rất khó điều trị hoàn toàn.
Trong trường hợp nhiễm trùng, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với biến chứng nhiễm trùng máu. Đây là trường hợp cần được cấp cứu kịp thời vì thông qua đường máu, vi khuẩn có thể xâm nhập đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Thời gian điều trị hắc lào chàm hóa kéo dài hàng tháng mới tiêu diệt triệt để mầm bệnh ẩn dưới da.
Khi bệnh nhân bị hắc lào chàm hóa, bệnh có thể tái phát nhiều lần và mỗi lần tái phát nghiêm trọng hơn do mầm bệnh đã ăn sâu vào da trước đó. Theo các chuyên gia, tình trạng hắc lào chàm hóa là biến chứng nghiêm trọng của hắc lào thông thường. Xảy ra khi mô biểu bì ngoài da bị tổn thương và không thể tái tạo được nữa. Lúc này vùng da bị bệnh không chỉ xuất hiện các mảng màu đỏ mà đã chuyển đến giai đoạn liken hóa.
Liken hóa là khái niệm chung dùng để chỉ các vùng da sau tổn thương, trở nên phẳng kèm theo các nốt sẩn hình đa giác, bề mặt bóng có màu tím hoa cà. Bị liken hóa đồng nghĩa với việc vùng da bị hắc lào không được bảo vệ, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi nấm và vi khuẩn xâm nhập.
Hắc lào chàm hóa có chữa được không?
Bệnh hắc lào là căn bệnh có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu các phương pháp được áp dụng sớm. Tuy nhiên, khi biến chứng hắc lào chàm hóa nghiêm trọng, vùng da bị bệnh chuyển sang giai đoạn liken hóa thì việc điều trị mất nhiều thời gian hơn. Phương pháp điều trị chính là sử dụng các loại thuốc kháng nấm dạng bôi ngoài da kết hợp với các phương pháp chữa hắc lào chàm hóa chuyên sâu.
Ngoài ra tùy thuộc vào vùng da bị hắc lào và việc điều trị có thể tiến hành dễ dàng hoặc khó khăn. Trong đó, các chuyên gia đã nhận định những vùng dễ điều trị và ít khi biến chứng thành hắc lào chàm hóa là mặt, tay, chân, cổ, lưng, nách và ngực. Do những vị trí này đều có độ thoáng khí, ít khi bị ẩm ướt nên việc điều trị khá dễ dàng.
Đối với những vùng nhạy cảm, khó điều trị như háng, bẹn, các vùng kín cơ thể không có độ thông thoáng mất thời gian điều trị lâu hơn. Đồng thời những khu vực này thường xuyên bị che phủ bởi quần áo, và ma sát nhiều hơn khi bệnh nhân sinh hoạt nên tỷ lệ chàm hóa tại các vị trí này rất cao.
Thời gian điều trị có thể kéo dài hàng tháng để khắc phục những tổn thương và loại bỏ mầm bệnh ăn sâu vào da người bệnh. Để đạt được hết quả điều trị tốt, người bệnh cần lựa chọn được phương pháp hiệu quả và an toàn.
Các biện pháp điều trị bệnh hắc lào bị chàm hóa
Hầu hết những trường hợp bệnh lý ngoài da đến giai đoạn chàm hóa chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để loại bỏ tế bào chết, song song đó phục hồi các tổn thương trên da.
Sử dụng thuốc chữa hắc lào chàm hóa
Các loại thuốc điều trị hắc lào chàm hóa được chia làm 2 nhóm (thuốc uống và thuốc bôi). Đối với những trường hợp người bệnh chỉ gặp phải những tổn thương nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc bôi tại chỗ để giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn tại chỗ.
Với những trường hợp tổn thương da lan rộng và có phạm vi lớn, điều trị hắc lào chàm hóa bằng cách sử dụng thuốc uống và thuốc bôi kết hợp. Phương pháp này đem đến hiệu quả điều trị toàn diện từ bên ngoài và can thiệp từ trong nội bào.
Những loại thuốc chữa hắc lào chàm hóa được sử dụng trong quá trình điều trị, bao gồm:
- Sử dụng hồ nước: Công dụng của hồ nước là khả năng làm dịu làn da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy do vi khuẩn hắc lào gây ra. Tuy nhiên sử dụng hồ nước có hiệu quả hơn ở những trường hợp hắc lào chàm hóa mới chớm. Nếu người bệnh nhận thấy vùng da chuyển đỏ sang thâm tím, ngứa, dịch tiết ít thì nên sử dụng hồ nước để ức chế tiến triển. Hồ nước dùng trong điều trị hắc lào ở trẻ em và người lớn ở giai đoạn nhẹ đến trung bình, ít khi có tác dụng phụ.
- Thuốc chống nấm đường uống: (Ketoconazol, Itraconazol, Griseofulvin,….) là những nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn và nấm gây bệnh. Chống chỉ định dùng thuốc cho nhóm phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em và người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan/thận.
- Thuốc kháng histamine H1: Tác dụng chính của nhóm histamine H1 là cải thiện tình trạng ngứa ngáy do vi nấm gây ra. Một số tác dụng phụ không đáng kể của thuốc như buồn ngủ, thiếu tập trung,… Người bệnh sau khi uống thuốc không nên lái xe, vận động hoặc thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao.
- Sử dụng thuốc bôi chống nấm: Chủ yếu là các loại thuốc Lamisil, Benzosali, Nizoral,…Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế các vi nấm ngoài da. Thường được kê đơn kèm theo thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị hắc lào chàm hóa.
- Thuốc tím hoặc dung dịch Jarish: Dung dịch bôi ngoài da này thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị chàm hóa da bán cấp. Trong đó có thuốc tím 0,001% và vioform 1%. Người bệnh chuẩn bị bông gạc để thấm dung dịch và bôi quanh vùng da bị chàm hóa. Tác dụng của thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời có thể ngăn ngừa lây lan vi khuẩn sang các vùng da khác.
- ASA dạng dung dịch: Là một dung dịch có tác dụng chính là làm sạch bề mặt với thành phần kháng khuẩn/chống nấm. Dung dịch được bôi khi làn da được vệ sinh kỹ, để thông thoáng, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng với mọi trường hợp viêm nhiễm.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi và thuốc uống được giới thiệu chữa hắc lào chàm hóa. Tuy nhiên để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên ưu tiên tham khảo ý kiễn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị chuyên sâu dành cho người bệnh bị hắc lào chàm hóa như
- Liệu pháp chiếu sáng
- Liệu pháp chiếu sáng kết hợp với thuốc psoralen
Việc điều trị bằng thuốc Tây tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng không triệt để. Mặt khác việc lạm dụng thuốc có thể đem lại hậu quả không mong muốn. Những đối tượng có làn da và cơ địa đặc biệt nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú cần có sự kê đơn của bác sĩ hoặc tìm đến biện pháp an toàn hơn từ thảo dược Đông y.
Chăm sóc bảo tồn trong thời gian điều trị
Những tổn thương ngoài da có thể phục hồi khi người bệnh chủ động trong khâu chăm sóc da tại nhà. Ngoài việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau khi điều trị bệnh lý này:
- Uống nhiều nước và các loại nước trái cây để cải thiện sắc tố da.
- Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng da tổn thương bằng sản phẩm dịu nhẹ.
- Luôn giữ vùng da bị bệnh khô thoáng, hạn chế để vùng da ma sát, trầy xước.
- Không nên gãi khi ngứa, thay vào đó có thể dùng thuốc bôi giảm ngứa.
- Tắm với nước ấm, ngâm rửa vùng da bị bệnh với nước muối sinh lý mỗi ngày.
- Nên mặc quần áo rộng rãi để hạn chế tăng tiết mồ hôi ở mông.
- Kiêng thực phẩm dầu mỡ, thức ăn cay nóng và thức uống có cồn trong thời gian điều trị.
- Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da theo chỉ định, tránh sử dụng thuốc tùy tiện.
Tình trạng chàm hóa da là tên gọi chung của nhiều biến chứng da liễu, vì thế việc điều trị tương đối giống nhau. Hi vọng người bệnh đã cập nhật được những thông tin cần biết về bệnh hắc lào chàm hóa. Đây là bệnh ngoài da có biến chuyển phức tạp, vì thế người bệnh cần phải chữa trị càng sớm càng tốt. Để tránh hắc lào biến chứng thành bệnh mãn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn và gây mất thẩm mỹ cho làn da, người bệnh nên lựa chọn các đơn vị khám chữa bệnh uy tín.
Ngày Cập nhật 08/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!