Hắc Lào Có Ngứa Không? Giải pháp khắc phục triệt để hiệu quả nhất

Hắc lào là một bệnh nhiễm bào tử nấm phổ biến và rất dễ lây lan. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng ngứa cũng là biểu hiện của hắc lào khởi phát. Việc nắm bắt được những kiến thức cơ bản về triệu chứng bệnh là tiền đề quan trọng quyết định hiệu quả điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh hắc lào và phương pháp điều trị dứt điểm bằng thảo dược tự nhiên.

Tìm hiểu thông tin về hắc lào có ngứa không và cách khắc phục hiệu quả

Bệnh hắc lào có ngứa không?

Hắc lào là bệnh nhiễm trùng da do nấm. Các tổn thương do nhiễm trùng này thường gây ra hình dạng tròn, giống như đồng tiền, do đó còn được gọi là lác đồng tiền.

Bệnh hắc lào khiến da đỏ, hình thành vảy có chứa nước hoặc mụn mủ. Khu vực da bệnh cực kỳ ngứa và rát. Bên cạnh đó, khi vận động ra nhiều mồ hôi, cơn ngứa càng trở nên nghiêm trọng hơn. Việc này có thể dẫn đến việc hình thành các nốt mụn nước hoặc mụn mủ xung quanh vùng da bệnh. Ngoài ra, nếu người bệnh gãi sẽ khiến mầm bệnh có điều kiện lan rộng, gây ngứa nghiêm trọng và khó khăn cho việc điều trị.

bệnh hắc lào có gây ngứa không
Bệnh hắc lào khiến người bệnh ngứa ngáy và khó chịu

Ngoài ra, ở những người có cơ địa dễ đổ mồ hôi, khiến vi khuẩn tập trung, phát triển dưới da và khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, đôi khi cơn ngứa do hắc lào thường phụ thuộc vào vị trí mắc bệnh. Những nơi bệnh hắc lào gây ngứa ngáy nghiêm trọng thường bao gồm:

  • Tay, chân, nách, mặt trong đầu gối, bàn chân.
  • Mặt, cổ, lưng, ngực, đùi trong.
  • Mông, bẹn, háng, bìu, bộ phận sinh dục.

Làm sao hết ngứa khi bị hắc lào?

Có nhiều biện pháp cải thiện tình trạng ngứa do hắc lào gây ra. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể cải thiện bệnh tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

Tỏi cải thiện cơn ngứa do hắc lào

Tỏi là nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Mặc dù không có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của tỏi với hắc lào. Tuy nhiên, tỏi có thể cải giảm cơn ngứa và cải thiện hầu hết các triệu chứng nhiễm nấm bao gồm Candida, Torulopsis, Trichophyton và Cryptococcus.

Tỏi có thể chống nhiễm trùng và giảm ngứa do hắc lào mang lại

Để điều trị ngứa do hắc lào, người bệnh thực hiện như sau:

  • Sử dụng 1 – 2 tép tỏi, nghiền nát. Lọc lấy nước cốt.
  • Thêm một lượng nhỏ dầu ô liu hoặc dầu dừa để tạo thành hỗn hợp tỏi.
  • Thoa một lớp mỏng lên vùng da bệnh hắc lào, băng lại trong 1 – 2 giờ.
  • Thực hiện biện pháp mỗi ngày để cải thiện cơn ngứa và điều trị các triệu chứng hắc lào.

Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với tỏi. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu châm chích, rát da, sưng hoặc đỏ, hãy rửa sạch tỏi ngay lập tức. Không lặp lại biện pháp này nếu dị ứng với tỏi.

Giảm ngứa với giấm táo

Giấm táo được chứng minh là có tác dụng điều trị và chống lại hầu hết các loại nấm, bao gồm nấm gây bệnh hắc lào.

Để cải thiện tình trạng ngứa, người bệnh có thể ngâm một miếng bông gòn vào giấm táo nguyên chất không pha loãng, sau đó lau lên vùng da bệnh. Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nha đam giảm ngứa

Nha đam chứa các chất khử trùng, chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên. Ngoài ra, gel nha đam cũng có tính làm mát, dịu da, cải thiện sưng, ngứa và đỏ da. Do đó, người bệnh bị ngứa do hắc lào có thể sử dụng nha đam như một phương pháp chống ngứa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Sử dụng gel nha đam hoặc nhựa từ nha đam tươi thoa lên vùng da hắc lào. Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

giảm ngứa hắc lào với nha đam
Nha đam là chất khử trùng, chống nấm, kháng khuẩn và cải thiện ngứa do hắc lào mang lại

Giảm ngứa với dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều axit béo có thể tiêu diệt các tế bào nấm và gây hỏng màng tế bào của nấm. Điều này có thể hạn chế hoạt động và sự phát triển của nấm, từ đó cải thiện các triệu chứng ngứa.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho biết dầu dừa thường được sử dụng trong một số phương thuốc điều trị nhiễm trùng da từ nhẹ đến trung bình. Do đó, thoa dầu dừa nguyên chất lên vùng da nhiễm hắc lào có thể cải thiện các triệu chứng ngứa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Người bệnh có thể thoa dầu dừa lên da 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, dầu dừa cũng được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm hiệu quả và có tác dụng ngăn ngừa hắc lào tái phát.

Giảm ngứa với nghệ

Nghệ là một loại gia vị có tính chống viêm phổ biến. Thành phần Curcumin có trong nghệ được cho là có trách nhiệm kháng khuẩn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

nghệ giảm ngứa do hắc lào
Nghệ có thể chống viêm và cải thiện ngứa

Người bệnh có thể giảm ngứa do hắc lào với nghệ theo cách sau:

  • Sử dụng một lượng nhỏ bột nghệ, hòa với nước hoặc dầu dừa, tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa một lớp mỏng lên vùng da bệnh hắc lào.
  • Đợi cho hỗn hợp khô hẳn trước khi rửa lại với nước.
  • Áp dụng phương pháp mỗi ngày để giảm ngứa và hỗ trợ điều trị hắc lào.

Ngoài ra, sử dụng trà nghệ hoặc thêm nghệ vào công thức nấu ăn cũng được cho là có hiệu quả điều trị hắc lào.

Sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được sử dụng như một phương pháp tự nhiên để giảm ngứa, kháng nấm và chống lại vi khuẩn. Ngày nay, nhiều người sử dụng tinh dầu tràm trà để cải thiện ngứa và điều trị hắc lào.

Người bệnh có thể pha loãng 2% tinh dầu tràm trà bằng cách cho 12 giọt tinh dầu vào 30 ml dầu dừa. Thoa hỗn hợp này lên da mỗi ngày hoặc khi cảm thấy ngứa để cải thiện các triệu chứng.

Lưu ý: Không bao giờ sử dụng tinh dầu tràm trà không pha loãng lên da. Điều này có thể gây kích ứng, ngứa, đỏ và gây tổn thương bề mặt da.

Sử dụng tinh dầu sả

Tinh dầu sả đã được chứng minh là làm giảm hoạt động của một số loại nấm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng tinh dầu sả như một loại thuốc tự nhiên chống ngứa và hỗ trợ điều trị hắc lào.

Để giảm ngứa, người bệnh có thể pha loãng tinh dầu sả với dầu dừa sau đó thoa lên vùng da bệnh. Áp dụng biện pháp 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh.

cách trị ngứa do hắc lào
Tinh dầu sả có tính chất kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị ngứa do hắc lào mang lại

Xà phòng chống ngứa

Để cải thiện các triệu chứng ngứa ngay lập tức, người bệnh có thể vệ sinh vùng da bệnh bằng xà phòng diệt khuẩn. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây ngứa da khác.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo là da được lau khô sau khi vệ sinh. Bởi vì môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh. Ngoài ra, luôn giữ da sạch để tránh gây kích ứng, nhạy cảm và khiến hắc lào tái phát.

Sử dụng thuốc chống ngứa

Trong một số trường hợp ngứa nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp cải thiện tại nhà, người có thể sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn. Các loại  thuốc bôi, kem chống nấm, thuốc mỡ, gel hoặc thuốc xịt có thể mang lại hiệu quả cao.

Hắc lào có ngứa không
Trong các trường hợp ngứa nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc để giảm ngứa

Các loại thuốc bôi trị hắc lào được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Clotrimazole
  • Miconazol
  • Terbinafine

Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng để tránh gây kích ứng và tác dụng phụ không mong muốn.

Khi điều trị hắc lào bằng các bài chữa mẹo dân gian, người bệnh nên đặc biệt chú ý vệ sinh an toàn, tránh nguy cơ nhiễm trùng. Mặc dù được đánh giá cao bởi độ lành tính, tuy nhiên hiệu quả mà các bài thuốc này đem lại thường không cao, đòi hỏi thời gian lâu dài. Không phải bất cứ làn da nào cũng phù hợp. Chính vì vậy, khi nhận thấy bất cứ biểu hiện khác thường trên da, người bệnh cần lập tức ngừng áp dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Hắc lào thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Càng để lâu, bệnh sẽ diễn biến là lây lan nhanh chóng, cơn ngứa sẽ đến thường xuyên và gia tăng về mức độ. Người bệnh cần kịp thời can thiệp bằng những giải pháp đặc trị, tránh gãi mạnh làm tăng nguy cơ để lại sẹo thâm, rỗ trên da. 

Mặt khác, người bệnh cần tránh mắc phải sai lầm rằng chỉ cần giảm ngứa có nghĩa là khỏi bệnh. Cảm giác ngứa chỉ là một trong những biểu hiện chung của hắc lào. Vậy nên việc giảm ngứa và khỏi bệnh hoàn toàn là hai khái niệm khác nhau. Người bệnh cần nắm vững kiến thức, tránh tâm lý chủ quan, nên sử dụng hết liệu trình được kê để điề trị tận gốc căn bệnh này.

Ngày Cập nhật 08/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *