Hắc lào mãn tính có chữa khỏi dứt điểm được không?

Hắc lào mãn tính là thuật ngữ y khoa đề cập đến tình trạng hắc lào diễn tiến dai dẳng, kéo dài và đã ăn sâu vào máu. Tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nếu sử dụng thuốc bôi, thuốc uống đều đặn kết hợp với lối sống khoa học. Mặc dù vậy, không phải bất cứ bài thuốc nào cũng có thể phù hợp với thể trạng và thể bệnh của tất cả mọi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh trang bị kiến thức tổng quát nhất về hắc lào mãn tính, đồng thời lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp với mình.

Hắc lào mãn tính là gì?

Hắc lào mãn tính là tình trạng da bị tổn thương do vi nấm diễn tiến trong một thời gian dài. So với giai đoạn mới khởi phát, hắc lào mãn tính thường có triệu chứng lan tỏa rộng, ăn sâu vào biểu bì da và khó điều trị hơn.

Hắc lào mãn tính
Hắc lào mãn tính có chữa khỏi được không? Điều trị bằng cách nào?

Ngoài tổn thương da, vi nấm gây hắc lào mãn tính còn có thể trú ngụ trong máu, gây ngứa ngáy dai dẳng và tái phát nhiều lần. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng các triệu chứng do hắc lào có thể gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, với đặc tính dễ lây lan bệnh hắc lào có thể nhanh chóng lan rộng thành nhiều vùng viêm mới trên cơ thể. Hắc lào mãn tính có thể lây từ người sang người khi sử dụng chung đồ đạc như khăn tắm, quần áo hoặc chăn màn hoặc quan hệ tình dục. Rất nhiều người hợp ngay khi nốt hắc lào cũ vừa khỏi đã lập tức hình thành các nốt viêm mới khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Càng chủ quan để lâu, thời gian điều trị bệnh hắc lào càng kéo dài.

Nguyên nhân gây hắc lào mãn tính

Tương tự hắc lào trong giai đoạn mới khởi phát, bệnh hắc lào mãn tính xảy ra do da bị nhiễm trùng bởi vi nấm Epidermophyton và Trychophyton. Thông thường các vi khuẩn này tồn tại một số lượng nhỏ ở trên da và không hề gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên vi nấm có thể tăng lên về số lượng và gây ra bệnh hắc lào khi có các yếu tố thuận lợi như:

  • Vệ sinh cơ thể kém hoặc sử dụng nguồn nước chứa chất ô nhiễm.
  • Sinh sống trong môi trường nóng và có độ ẩm cao.
  • Hệ miễn dịch suy giảm (tiểu đường, suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai)
  • Sử dụng vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, giày dép với người khác.
  • Da bị ma sát do mặc quần áo chật, thường xuyên mang giày thể thao,…
Hắc lào mãn tính
Sử dụng thuốc không đều đặn hoặc ngưng thuốc sớm là nguyên nhân khiến hắc lào kéo dài

Các yếu tố này khiến số lượng vi nấm trên da tăng lên đáng kể và làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng. Thông thường, tổn thương da do hắc lào có thể thuyên giảm nhanh chóng sau khi được chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên nếu mắc sai lầm trong quá trình chữa trị, hắc lào có thể diễn tiến lâu năm và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Các nguyên nhân gây hắc lào mãn tính:

  • Không tiến hành điều trị bệnh
  • Sử dụng thuốc không đều đặn hoặc ngưng thuốc quá sớm
  • Tiếp tục duy trì những thói quen xấu và yếu tố thuận lợi khiến bệnh bùng phát trở lại

Triệu chứng nhận biết bệnh hắc lào mãn tính

Hắc lào mãn tính có triệu chứng tương tự như hắc lào trong giai đoạn mới khởi phát.

chữa hắc lào mãn tính
Hắc lào mãn tính thường gây ra tổn thương da trên phạm vi rộng

Các triệu chứng điển hình, bao gồm:

  • Xuất hiện tổn thương da có hình tròn và rỗng bên trong như hình chiếc nhẫn.
  • Da đỏ, xuất hiện vảy nhỏ, kèm theo triệu chứng sưng nhẹ và gây ngứa.
  • Tổn thương da do hắc lào có thể lây lan sang những vùng da khỏe mạnh nếu có tiếp xúc vật lý.
  • Thông thường, tổn thương da thường nổi cộm và có ranh giới rõ ràng so với những vùng da lân cận.
  • Phần rìa của tổn thương da thường xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, mọc khu trú.
  • Khi các mụn nước này vỡ ra, vùng da bị ảnh hưởng thường có dấu hiệu khô lại, bong vảy trắng và gây ngứa âm ỉ đến dữ dội

Hắc lào mãn tính nguy hiểm không? Có chữa được không?

Hắc lào mãn tính có thể chữa trị hoàn toàn nếu sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên so với giai đoạn mới khởi phát, việc điều trị hắc lào trong giai đoạn mãn tính thường gặp nhiều khó khăn hơn. Vì lúc này vi nấm đã phát triển mạnh và đi vào máu.

Trong trường hợp không tiến hành kiểm soát và điều trị, hắc lào mãn tính có thể gây ra các biến chứng như:

  • Rụng tóc: Trong trường hợp hắc lào xảy ra ở vùng da đầu, nang tóc có thể bị tổn thương, thoái hóa và dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều. Nếu không can thiệp kịp thời, hắc lào da đầu có thể tăng nguy cơ hói đầu và rụng tóc trên diện rộng.
chữa hắc lào mãn tính
Hắc lào da đầu kéo dài có thể gây suy thoái nang tóc, khiến tóc rụng nhiều và tăng nguy cơ hói đầu
  • Biến dạng móng tay: Vi nấm gây hắc lào không chỉ gây tổn thương da mà còn ăn mòn keratin và protein ở móng. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, vi nấm có thể gây tổn thương móng khiến móng giòn, dễ gãy, thay đổi màu sắc hoặc có thể bị biến dạng.
  • Nhiễm khuẩn: Hắc lào mãn tính đặc trưng bởi tổn thương da kéo dài kèm ngứa ngáy dai dẳng. Để làm giảm cơn ngứa, nhiều người thường có thói quen cào, gãi lên da. Tuy nhiên tác động từ thói quen này có thể khiến da bị tổn thương và tăng nguy nhiễm khuẩn.
  • Chàm hóa: Hắc lào chàm hóa là tình trạng tổn thương da kéo dài, gây thâm sẹo, bong vảy, nứt nẻ và dày sừng tương tự triệu chứng của bệnh chàm. So với tổn thương thông thường, hắc lào chàm hóa thường gây thâm sạm da, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý của bệnh nhân. Trong trường hợp chàm hóa kéo dài, da có thể bị nứt nẻ, chảy máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Điều trị hắc lào mãn tính bằng cách nào?

Như đã đề cập, hắc lào mãn tính có đặc tính dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát. Vì vậy khi điều trị, bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh và loại trừ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh bùng phát trở lại.

Các loại vi nấm gây hắc lào có nguy cơ kháng thuốc và tái phát cao. Vì vậy khi điều trị, cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Sử dụng thuốc bôi đều đặn 2 – 3 lần/ ngày.
  • Khi da lành hẳn, nên dùng thêm ít nhất 2 tuần để tránh nguy cơ tái phát.
  • Phối hợp đồng thời với thuốc đường uống nếu tổn thương da lan rộng và mức độ đáp ứng kém.
  • Trong thời gian điều trị, cần nghỉ ngơi và vệ sinh da đúng cách.

Trên cơ sở đó, người bệnh có thể lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp nhất. Đối với người bệnh hắc lào là phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

Điều trị bệnh hắc lào bằng thuốc Tây

Điều trị hắc lào mãn tính chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống để kiểm soát tổn thương da, giảm ngứa và ngăn ngừa biến chứng. Các loại thuốc điều trị hắc lào mãn tính:

cách chữa hắc lào mãn tính
Chữa hắc lào mãn tính bao gồm sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc điều trị tại chỗ
  • Dung dịch cồn BSI: Loại thuốc này chứa 3 hoạt chất chính, bao gồm Iod, acid salicylic và acid benzoic. Cồn BSI thường được dùng để chữa hắc lào và các dạng nấm da thường gặp khác.
  • Dung dịch ASA: Dung dịch này chứa thành phần chính là natri salicylat và acid acetylsalicylic. Thuốc có tác dụng sát trùng và giảm đau, được sử dụng để điều trị hắc lào ở kẽ tay, móng,…
  • Thuốc bôi chống nấm: Bác sĩ ít khi chỉ định cồn BSI và ASA trong điều trị hắc lào mãn tính vì những loại thuốc này có thể gây sạm da, đau rát và bong da nhiều. Vì vậy thuốc bôi chống nấm thường được sử dụng trong điều trị dài hạn. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm, giảm ngứa, sưng và hạn chế tổn thương da lan rộng.
  • Thuốc chống nấm dạng uống: Phần lớn các trường hợp hắc lào ăn vào máu đều phải sử dụng đồng thời với thuốc chống nấm dạng uống. Các loại thuốc này có thể tiêu diệt nấm đi vào trong máu và giảm tổn thương da trên diện rộng. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc trị nấm đường uống (Fluconazole, Itraconazole, Ketoconazole,…) đều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Khi sử dụng thuốc trong điều trị hắc lào mãn tính, cần dùng đúng tần suất, liều lượng và thời gian được chỉ định. Tự ý giảm liều, ngưng thuốc hoặc thường xuyên quên liều có thể làm giảm mức độ đáp ứng và khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Cách phòng tránh hắc lào lây lan và dứt điểm

Một trong những nguyên nhân khiến hắc lào chuyển sang giai đoạn mãn tính chính là duy trì thói quen xấu và các yếu tố thuận lợi. Chính vì vậy song song với việc sử dụng thuốc, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm nguy cơ tái phát.

Hắc lào mãn tính
Nên giữ tâm trạng thoải mái và nghỉ ngơi điều độ để hỗ trợ quá trình chữa trị

Cách xây dựng lối sống lành mạnh cho bệnh nhân bị hắc lào mãn tính:

  • Vệ sinh da thường xuyên (2 – 3 lần/ ngày) với nước sạch và các sản phẩm dịu nhẹ. Tránh sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn và các sản phẩm làm sạch da chứa nhiều xà phòng.
  • Mặc quần áo thông thoáng, có chất liệu mềm mịn và thấm hút để giảm ma sát lên vùng da tổn thương. Thói quen mặc trang phục dày cứng và chật có thể khiến hắc lào lan rộng, tăng nguy cơ chàm hóa và nhiễm khuẩn.
  • Tăng cường sức khỏe bằng cách uống đủ 2 lít nước/ ngày, bổ sung cho cơ thể protein, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cần tăng cường các nhóm thực phẩm tốt cho quá trình tạo keratin cho da và tóc như cá hồi, cua, tôm, mực, dầu ô liu,… để giảm mức độ ảnh hưởng của vi nấm gây bệnh.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu quá mức.
  • Nếu thường xuyên bị ngứa da, nên chườm lạnh, tắm nước mát hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không gãi, cào lên vùng da tổn thương.
  • Tránh bổ sung các loại thực phẩm có khả năng dị ứng và các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, nọc độc côn trùng, nhựa thực vật,…
  • Không nên tiếp xúc với thú nuôi bị hắc lào, lang ben.

Hắc lào mãn tính thường có triệu chứng dai dẳng và tái phát nhiều lần do vi nấm đã đi vào tuần hoàn máu. Vì vậy trong quá trình điều trị, bạn nên chủ động kết hợp giữa các biện pháp chuyên sâu với lối sống lành mạnh để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

ArrayArray

Ngày Cập nhật 04/06/2024