Hắc lào nhiễm vào máu? Có nguy hiểm không?
Hắc lào nhiễm vào máu khiến bệnh tái phát nhiều lần và rất khó để điều trị dứt điểm. Các đốm đỏ có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào. Một khi mầm bệnh đã đi vào máu, nguy cơ nhiễm trùng máu là rất lớn. Do đó người bệnh nên chủ động tìm kiếm và áp dụng những giải pháp điều trị thích hợp. Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, đem lại sự an toàn cao, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên áp dụng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ Y học cổ truyền.
Hắc lào ăn vào máu là gì?
Hắc lào là bệnh nhiễm trùng ngoài da liên quan đến vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Mầm bệnh có thể ẩn sâu dưới da và nhiễm vào máu. Tình trạng này gọi là hắc lào đã ăn vào máu. Nói cách khác, máu mang mầm bệnh tích tụ ở vị trí nào thì vùng da nơi đó sẽ bị hắc lào.
Người ta còn gọi tình trạng này là hắc lào mạn tính. Điều trị xong thì bệnh vẫn tái phát lại. Ngay cả khi mầm bệnh dưới da ở bị trí bị hắc lào đã được tiêu diệt thì bệnh vẫn sẽ bùng phát ở một vùng da khác. Hắc lào đã đi vào máu thì bất kỳ vùng da nào cũng có thể bị nhiễm bệnh khi có sự tác động của một số yếu tố dễ gây dị ứng.
Để biết một trường hợp nào đó có đang bị hắc lào mạn tính hay không, ngoài dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ cần đến thông tin về tiền sử bệnh. Bên cạnh đó, họ sẽ thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để xác định mức độ bệnh và tìm ra phác đồ điều trị thích hợp.
Biểu hiện cho thấy bệnh hắc lào đã ăn vào máu
Đối với những người bị hắc lào ở dạng nhẹ, nếu bệnh có tái phát thì thường là ngay vị trí đã điều trị. Nguyên nhân là do mầm bệnh ở vùng da này không được trị triệt để. Tuy nhiên, với những người bệnh đã ăn vào máu thì vị trí tái phát sẽ khác lần trước. Nó thường xuất hiện ở những chỗ không ngờ tới. Ngay cả bác sĩ cũng không đoán được vị trí xuất hiện bệnh tiếp theo nằm ở đâu.
Bên cạnh dấu hiệu xuất phát các đốm đỏ, người bị bệnh hắc lào ăn vào máu còn gặp phải tình trạng ngứa ngáy toàn thân. Điều này hoàn toàn khác với trường hợp bị bệnh nhẹ (chỉ ngứa ở vùng da bị nổi đốm đỏ). Có trường hợp bệnh đi vào máu sẽ xuất hiện rất nhiều những đốm nhỏ trên toàn cơ thể. Chúng có kích thước nhỏ hơn đốt ngón tay và khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài những dấu hiệu lâm sàng khá đặc trưng khi hắc lào đi vào máu, các bác sĩ còn căn cứ vào thời gian xuất hiện và tái phát bệnh. Trường hợp bệnh dưới 3 tháng hoặc trong khoảng 9 tháng trở lại thì khả năng mầm bệnh đi vào máu ít hơn. Trong khi đó, với những trường hợp mắc bệnh từ 2 – 3 năm trở lên thì nguy cơ này là rất lớn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắc lào đi vào máu
Như đã trình bày, nguyên nhân gây bệnh hắc lào là do sự xuất hiện và phát triển của vi nấm. Những yếu tố tác động cộng hưởng dẫn đến sự có mặt của chúng là: thời tiết, điều kiện môi trường sống, cơ địa quá nhạy cảm, ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, chăm sóc da không đúng cách và một số yếu tố khác.
Hắc lào ăn vào máu chủ yếu do biến chứng hắc lào mãn tính không được điều trị. Bệnh tái phát thường xuyên và liên tục tại các vị trí da khác nhau. Bên cạnh đó, điều trị sai cách gây viêm nhiễm, tổn thương da cũng là nguyên nhân khiến hắc lào ăn vào máu.
Khi bệnh hình thành, những yếu tố khiến hắc lào chuyển từ dạng nhẹ sang nặng rồi đi vào máu gồm: chế độ sinh hoạt và đặc biệt là ăn uống không đúng cách; cách chăm sóc da và tâm trạng của người bệnh; phương pháp và thời điểm điều trị.
Những nguy hiểm khôn lường khi hắc lào ăn vào máu
Hắc lào về bản chất không gây nguy hiểm cho tính mạng. Những trường hợp nhẹ có thể ảnh hưởng phần nào đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung thì nó có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.
Thế nhưng với những trường hợp bệnh đã đi vào máu thì đó lại là một câu chuyện khác. Tạm gác qua những khó khăn trong việc điều trị, những nguy hiểm mà tình trạng bệnh gây ra rất đáng để bạn lo lắng. Cụ thể là:
- Dễ chuyển sang biến chứng hắc lào chàm hóa;
- Nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng máu;
- Nếu vị trí bị hắc lào ở bộ phận sinh dục hoặc gần cơ quan này thì nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Nó không những ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục mà còn tác động không tốt đến vấn đề sinh sản sau này.
- Các thương tổn trên da dễ để lại sẹo. Đây là những vết sẹo lõm rất khó để điều trị.
Ngoài ra, nếu người hiến máu bị hắc lào và mầm bệnh đã đi vào máu nhưng quá trình sàng lọc của bệnh viện không kỹ thì nguy cơ lây lan bệnh cho người tiếp nhận máu là rất lớn.
Nguyên tắc điều trị hắc lào ăn vào máu
Nguyên tắc thứ nhất khi điều trị bệnh hắc lào trong trường hợp mầm bệnh đã đi vào máu là chữa từng phần trên cơ thể. Bởi bác sĩ sẽ không biết vị trí xuất hiện tiếp theo của các đốm đỏ. Trong khi đó, với người bị bệnh ở dạng nhẹ thì chia theo vùng (gồm vùng dễ và khó điều trị).
Nguyên tắc thứ hai khi điều trị bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính đó là phải tạo được kháng thể cho từng vùng da bị hắc lào. Nếu vùng da từng điều trị và tạo kháng thể tái phát bệnh thì lại tiếp tục tạo kháng thể. Quá trình này sẽ tiếp nối và kéo dài khá lâu cho đến khi toàn bộ da trên cơ thể đều đã được tạo kháng thể.
Nói cách khác, với những cách điều trị không tạo được kháng thể cho người bệnh sẽ không có hiệu quả. Điều này cũng có nghĩa là các phương pháp chữa bệnh trong dân gian hoặc một số bài thuốc Đông y sẽ gần như không có tác dụng. Bởi đa phần những cách điều trị này chỉ tập trung làm giảm các triệu chứng, hạn chế tình trạng tổn thương và hỗ trợ da phục hồi. Nó hoàn toàn không giúp người bệnh tạo ra kháng thể.
Hắc lào ăn vào máu điều trị như thế nào hiệu quả nhất?
Một số trường hợp vì ngại nên không đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách. Thay vào đó, họ điều trị tại nhà, tin theo những phương pháp thiếu kiểm chứng và không có cơ sở khoa học rõ ràng. Một số trường hợp khác thì tìm đến những cơ sở y tế không uy tín hoặc các sản phẩm không chất lượng. Điều trị không đúng phương pháp khiến mầm bệnh không được tiêu diệt triệt để. Nó ẩn sâu dưới da và tìm cơ hội xâm nhập vào máu.
Bên cạnh đó, những trường hợp để lâu không điều trị bệnh cũng rất dễ chuyển sang mạn tính. Lúc này, việc điều trị không những khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức mà còn dễ bị tái phát.
Hắc lào ăn vào máu cần điều trị đồng thời bằng cả biện pháp bôi ngoài da lẫn thuốc uống điều trị bên trong. Hắc lào ở dạng này thường có nguy cơ để lại sẹo thâm rất cao, đặc biệt ở những vùng nhạy cảm. Người bệnh cần đặc biệt chú ý, tránh tâm lý nóng vội. Hiện nay, người bệnh có thể điều trị bằng các sản phẩm đến từ Tây y, mẹo dân gian hoặc Đông y. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và thể bệnh, người mắc hắc lào nên chủ động trang bị kiến thức để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.
Vì hắc lào thường diễn biến theo từng vùng, dễ lây nhiễm nên người bệnh nên ưu tiên các bài thuốc tạo được kháng thể cho cả vùng da và toàn cơ thể, điều trị tận gốc, chống lại tái phát lâu dài thay vì tập trung vào các biểu hiện ngoài da.
Lưu ý trong điều trị và phòng tránh bệnh hắc lào mạn tính
Bạn cần đến cơ sở y tế để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh cũng như sức khỏe hiện tại. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể và thích hợp nhất. Điều bạn nên nhớ là khi mầm bệnh đã đi vào máu thì việc điều trị sẽ rất khó khăn và phức tạp. Bệnh sẽ không thể khỏi chỉ sau một vài lần dùng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải thực hiện nhiều liều trình điều trị thì hắc lào mới có thể được kiểm soát tốt.
Có chữa khỏi hoàn toàn bệnh hay không là phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của bạn. Bởi quá trình điều trị bệnh không chỉ mất nhiều thời gian mà bản thân bạn còn phải tuân theo rất nhiều những lưu ý của bác sĩ. Và có khi toàn bộ quá trình điều trị kéo dài từ 3 – 4 năm hoặc lâu hơn.
Ngoài ra, bạn cần chú ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị. Đồng thời, không được tự ý mua các loại thuốc chữa bệnh dùng ở nhà. Bởi điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm và khiến mầm bệnh phát tán trong máu nhanh hơn.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Những người bị bệnh hắc lào tái đi tái lại nhiều lần đa phần là do ăn uống không đúng cách. Nếu trước khi bệnh họ không được ăn những món gì thì sau khi điều trị cũng không nên ăn. Nguyên nhân là do cơ địa của người đó vốn đang nhạy cảm, nếu có thêm “tỳ vết” bệnh nhiễm khuẩn thì nguy cơ tái phát sẽ rất cao. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không cân bằng và sinh hoạt không điều độ cũng là những yếu tố dễ khiến bệnh này đi vào máu.
Tâm trạng và cách chăm sóc da
Nếu bạn vẫn nghĩ điều trị bệnh là câu chuyện của các loại thuốc và không liên quan gì đến tâm trạng thì thật là sai lầm. Rất nhiều những nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị, thậm chí là khả năng tái phát bệnh. Nếu đang bị hắc lào và tâm trạng lúc nào cũng tiêu cực thì bệnh rất dễ chuyển biến theo chiều hướng xấu.
Bên cạnh đó, cách chăm sóc cũng sẽ quyết định nhiều đến việc bệnh có nhanh chóng được chữa khỏi hay nặng thêm. Nếu bạn cứ vô tư cào gãy vết thương khiến nó chảy máu thì tình trạng nhiễm trùng gần như là không tránh khỏi. Đồng thời, trong quá trình điều trị, bạn vẫn để cho vùng da bị bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc chất tẩy rửa có độ kiềm cao thì bệnh chắc chắn sẽ chuyển sang mạn tính. Nói cách khác, mầm bệnh sẽ dễ dàng đi vào máu và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn.
Phòng tình trạng hắc lào ăn vào máu
- Điều trị bệnh càng sớm càng tốt;
- Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ;
- Đến cơ sở y tế kiểm tra nếu điều trị theo phác đồ nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc ngay khi có các biểu hiện bất thường;
- Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng gà… Nhất là khi đang trong quá trình điều trị bệnh;
- Ăn uống đủ chất. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Uống nhiều nước;
- Hạn chế sử dụng chất kích. Nếu đang chữa bệnh thì tuyệt đối không được dùng;
- Giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan;
- Không cào, gãi làm trầy xước da;
- Hạn chế để da tiếp xúc với chất tẩy rửa khi đang bị tổn thương;
- Giữ cho vùng da bị bệnh được khô thoáng;
- Không mặc quần áo quá chật, nhất là đồ lót. Nên sử dụng những loại có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt;
Hắc lào ăn vào máu là một biểu hiện nghiêm trọng của bệnh hắc lào, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho làn da. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể điều trị tận gốc, khôi phục làn da với giải pháp từ Y học cổ truyền. Càng phát hiện và điều trị sớm, thời gian chữa lành càng được diễn ra nhanh hơn.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!