Khớp gối thiếu chất nhờn và một số cách bổ sung hiệu quả
Khớp gối thiếu chất nhờn không còn là vấn đề của riêng người lớn tuổi. Đối tượng mắc phải tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa. Đáng nói là nếu không biết cách chủ động bổ sung lượng chất nhờn cần thiết sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, loãng xương, teo cơ, thậm chí bại liệt.
Nguyên nhân khớp gối thiếu chất nhờn
Bệnh thoái hóa khớp
Chất nhờn làm nhiệm vụ bôi trơn đầu khớp, giảm ma sát và giúp cho quá trình di chuyển dễ dàng hơn. Có khá nhiều nguyên nhân gây tình trạng thiếu chất nhờn. Nhưng phổ biến nhất là thoái hóa khớp gối. Bởi khi mắc bệnh này, lớp sụn bao bọc đầu xương sẽ bị vỡ và để lộ xương ra ngoài.
Song song đó, sụn chêm sẽ bị mài mòn. Đến một mức độ nhất định, hai đầu khớp ma sát vào nhau khi di chuyển. Điều này tạo ra những cơn đau dữ dội ở đầu gối. Một khi lớp sụn bị phá hủy, lượng chất nhờn sản xuất sẽ không đủ. Khớp gối không những bị xơ hóa mà còn bị khô, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt bình thường.
Tuổi tác
Bên cạnh nguyên nhân từ bệnh lý, khớp gối giảm tiết dịch còn do yếu tố tuổi tác. Cũng chính vì lý do này mà người lớn tuổi thường đi lại rất khó khăn. Đồng thời, họ còn bị những cơn đau nhức đầu gối hành hạ.
Dinh dưỡng và môi trường làm việc, học tập
Trước đây, khi nhắc đến tình trạng thiếu chất nhờn ở khớp gối, người ta chỉ thường nghĩ đến đối tượng là người già. Cho đến khi ngày càng có nhiều người trẻ bị tình trạng này thì người ta mới bắt đầu nghĩ khác đi. Giả thuyết về chế độ ăn uống và môi trường làm việc có thể gây thiếu chất nhờn ở mọi lứa tuổi đã chứng minh được sự đúng đắn.
Cụ thể, những người ăn uống thiếu chất, đặc biệt là canxi nhưng lạm dụng quá nhiều chất kích thích thường có khớp gối bị thiếu chất nhờn. Thêm vào đó, môi trường làm việc thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ hoặc vận động quá sức cũng có thể tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân thường gặp, khớp gối thiếu chất nhờn còn có thể do hậu quả của chấn thương. Bên cạnh đó, những người bị béo phì hoặc viêm khớp do vi khuẩn cũng có thể dẫn đến tình trạng trên.
Khớp gối thiếu chất nhờn kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Thiếu chất nhờn là nguyên nhân quan trọng khiến cho đầu khớp bị bào mòn và tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách hình thành gai xương. Chúng sẽ cọ vào nhau trong khi di chuyển đầu gối và gây nhiều đau nhức.
Ngoài ra, chất nhờn khớp gối bị thiếu còn ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Khi đó, người bệnh sẽ bị những cơn đau nhức kéo dài ở thắt lưng. Sẽ khó điều trị dứt điểm tình trạng này nếu không tìm ra nguyên nhân là do thiếu chất nhờn khớp gối.
Chưa dừng lại ở đó, khớp gối thiếu chất nhờn nhiều ngày có thể gây biến dạng khớp và teo cơ. Chân sẽ bị cong vẹo và dáng đi khập khiễng. Thậm chí, nếu vẫn không điều trị, tình trạng này có nguy cơ dẫn đến bại liệt suốt đời.
Bổ sung chất nhờn cho khớp gối từ thuốc
Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp gối sẽ kích thích sụn khớp tăng sản sinh aggrecan và collagen type II. Đây là hai chất chủ yếu sản xuất dịch khớp. Bên cạnh đó, các loại thuốc còn phục hồi tổn thương sụn khớp bằng cách kích thích sản sinh mô liên kết của xương. Đồng thời, nó còn còn ức chế enzyme phá hủy sụn khớp. Nhờ vậy, dịch khớp sẽ được sản sinh nhiều hơn để bù vào lượng thiếu hụt trước đó.
Ngoài ra, người bị thiếu chất nhờn khớp gối còn được chỉ định dùng thuốc chống viêm và giảm đau. Mục đích là giảm nhanh triệu chứng để hạn chế thấp nhất tác động đến sức khỏe. Song song đó, thuốc sẽ ngăn chặn nguy cơ thoái hóa khớp hoặc không để bệnh tình tiến triển xấu hơn.
Tiêm chất nhờn vào khớp gối
Phương pháp này chỉ áp dụng cho một số trường hợp không dùng được thuốc chống viêm hoặc không thể điều trị theo cách thông thường. Bên cạnh đó, tiêm chất nhờn vào khớp gối còn được áp dụng cho người chưa thể phẫu thuật thay khớp gối. Ngoài ra, những người bị bệnh thoái hóa khớp mức độ từ trung bình đến nặng cũng có thể cân nhắc sử dụng đến cách điều trị này.
Tiêm chất nhờn vào khớp gối có thể nhanh chóng khắc phục được tình trạng thiếu hụt tại thời điểm tiêm. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tối ưu nhất bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro (teo da, nhiễm trùng khớp…). Đồng thời, cách này không loại bỏ được tận gốc bệnh và chi phí điều trị rất cao.
Ăn uống cũng là cách bổ sung chất nhờn cho gối
Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống cũng là một cách bổ sung và kích thích cơ thể sản sinh chất nhờn cho gối. Đứng đầu trong nhóm các thực phẩm này là đậu bắp. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong đậu bắp có nhiều polyphenol. Chất này ngoài tác dụng chống oxy hóa còn tăng cường chất nhờn cho khớp gối. Có lượng chất nhờn đầy đủ, việc đi lại sẽ không còn tiếng kêu và đau nhức.
Bên cạnh bổ sung đậu bắp trong khẩu phần ăn hằng ngày, người bị thiếu chất nhờn khớp gối cùng cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi. Bởi tình trạng thiếu chất nhờn ở khớp gối rất dễ dẫn đến thoái hóa khớp. Xương sẽ bị yếu đi gây hạn chế khả năng vận động. Thậm chí gây teo cơ và bại liệt. Nhóm thực phẩm giàu canxi gồm tôm, cua, hàu, sò, hến, sữa đậu nành…
Ngoài ra, người bị thiếu chất nhờn khớp gối cũng nên bổ sung thêm một số loại rau củ hỗ trợ cơ thể sản sinh chất nhờn và chống loãng xương. Song song đó, các loại rau củ này cũng rất tốt cho sức khỏe cơ thể nói chung. Khi sức khỏe tốt, tình trạng khớp gối bị thiếu chất nhờn cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Các loại rau củ tốt cho những người có khớp gối bị thiếu chất nhờn là: cải xoăn, cải thìa, súp lơ, mồng tơi, cà chua và khoai lang… Thêm vào đó, khi chế biến thực phẩm, bạn nên dùng dầu cá. Còn đối với các loại trái cây thì bạn nên ăn nhiều bơ và chuối.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!