Kinh nguyệt ra ít là gì? Có sao không? Làm sao để khắc phục?

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề có thể xảy ra với mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi. Kinh nguyệt đột ngột ra ít là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, báo hiệu sức khỏe sinh sản của bạn đang có vấn đề. Vậy, kinh nguyệt ra ít là gì? Nguyên nhân do đâu? Ảnh hưởng như thế nào và làm sao để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu thông qua những thông tin dưới đây.

Thế nào là kinh nguyệt ra ít? Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, thời gian hành kinh thường kéo dài từ 3 đến tối đa là 7 ngày với lượng máu tiêu chuẩn là khoảng 50 đến 80ml. Với những người gặp hiện tượng kinh nguyệt ra ít, lượng máu kinh giảm từ 1/3 đến 1 nửa (20-30ml).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nhìn chung, đa phần các trường hợp đều thuộc một số nguyên nhân chính sau:

Mang thai ngoài tử cung: Khi mang thai, người phụ nữ thường bị mất kinh nhưng với những trường hợp mang thai ngoài tử cung thì một trong những dấu hiệu rõ nhất là kinh nguyệt ra ít, lắt nhắt khiến bạn không xác định được mình có thực sự mang thai hay không.

Cường giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức, gây ra cường giáp, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và hành kinh.

Bệnh lý ở tử cung: Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm buồng tử cung, dính, chít hẹp cổ tử cung,…là nguyên nhân cản trở việc đào thải máu kinh ra ngoài.

Bệnh lý buồng trứng: Buồng trứng đa nang, viêm tắc vòi trứng, u xơ buồng trứng, suy buồng trứng sớm,… làm ảnh hưởng và cản trở quá trình rụng trứng. Quá trình này không diễn ra, hoạt động của các nội tiết tố estrogen, progesterone bị gián đoạn, nội mạc tử cung không bong và từ đó mà thấy kinh nguyệt ra ít hoặc không có kinh nguyệt.

Niêm mạc tử cung mỏng: niêm mạc tử cung thường dày lên và bong tróc vào kỳ kinh nguyệt. Ở một số trường hợp, lớp niêm mạc này không dày lên mà mỏng đi khiến máu kinh ít hơn bình thường.

Sẹo hóa ở nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung bị sẹo hóa có thể do bẩm sinh hoặc biến chứng sau phẫu thuật ngoại khoa cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng máu kinh được đào thải ra ngoài hàng tháng.

Chít hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung bị chít hẹp khiến kinh nguyệt không có đường thoát ra ngoài, vì vậy bạn mới thấy có hiện tượng bất thường về kinh nguyệt.

Ngoài ra, kinh nguyệt ra ít cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân như cân nặng thay đổi đột ngột; căng thẳng, stress quá độ; lạm dụng các biện pháp tránh thai (thuốc tránh thai, vòng tránh thai, nạo hút thai,…); do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thất thường, không khoa học.

Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý Phụ khoa. Như đã nêu trên, có rất nhiều bệnh lý tử cung, buồng trứng có liên quan đến hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Những căn bệnh như viêm lộ tuyến, viêm tử cung, viêm tắc buồng trứng,…có thể gây đau đớn, khó chịu vào kỳ kinh nguyệt và cản trở quá trình thụ tinh. 

Với những bệnh lý nghiêm trọng hơn như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…các khối u có thể làm ảnh hưởng đến quá trình và hoạt động của các nội tiết tố nữ, mất cân bằng nội tiết tố, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thậm chí, nhiều trường hợp còn cản trở quá trình rụng trứng và hạn chế khả năng thụ thai.

Kinh nguyệt ra ít có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, là nguy cơ gây vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ. Vì vậy, chị em không nên lơ là mà cần theo dõi và có hướng điều trị, khắc phục kịp thời.

Một số biểu hiện kinh nguyệt ra ít cần chú ý

Kinh nguyệt ra ít màu nâu

Kinh nguyệt ra ít màu nâu có thể do máu kinh còn sót lại bên trong tử cung, chưa được đào thải hết ra ngoài. Hiện tượng này thuộc chứng bế kinh, tắc kinh. Ngoài ra, cũng tồn tại một số nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra ít màu nâu như:

Suy giảm nội tiết tố: Nội tiết tố là thứ quyết định tính ổn định của một chu kỳ kinh nguyệt. Hai nội tiết tố nữ chủ yếu là estrogen và progesterone. Nếu một trong hai nội tiết tố này suy giảm có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, kèm theo một số biểu hiện máu kinh có màu nâu đen, vón cục, loãng,…

Do bất thường ở chức năng buồng trứng: Buồng trứng được coi là bộ phận sinh dục quan trọng nhất của chị em phụ nữ, quyết định mọi hoạt động, chức năng sinh dục, sinh sản, sản xuất hormone progesterone và estrogen. Khi buồng trứng hoạt động kém, khả năng rụng trứng bị cản trở kéo theo bất thường về chu kỳ kinh, đôi khi có màu nâu đen.

Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa khiến vi khuẩn tăng sinh trong các cơ quan sinh dục, làm suy giảm hoạt động co bóp, đào thải máu kinh ở tử cung. Vì vậy, phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa thường gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít màu nâu.

Kinh nguyệt ra ít màu nâu đen khiến nhiều chị em lo lắng
Kinh nguyệt ra ít màu nâu đen khiến nhiều chị em lo lắng

Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này như: Tác dụng phụ của một số loại thuốc, nạo phá thai không an toàn và chế độ ăn uống, sinh hoạt bất thường,…Chị em cần đặc biệt chú ý.

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là khi thời gian hành kinh của bạn chỉ kéo dài khoảng 2 ngày, với lượng máu dưới 20 – 30ml/chu kỳ. Nguyên nhân phổ biến cho tình trạng này là do rối loạn nội tiết tố hoặc một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm tử cung, buồng trứng đa nang,…

Ngoài ra, một số nguyên nhân cũng có thể dẫn đến tình trạng này như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, chấn thương sau khi thực hiện một số thủ thuật, biện pháp phẫu thuật, dị tật bẩm sinh hoặc do sử dụng phương pháp tránh thai chưa hợp lý.

Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài

Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài còn được coi là một dạng rong kinh. Lượng máu kinh ít nhưng kéo dài từ 7 – 15 ngày hoặc hơn có thể khiến cho chị em mệt mỏi và gặp nhiều phiền toái, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa.

Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có thể là hệ quả của việc rối loạn hormone sinh dục nữ. Estrogen tăng lên, không xuất hiện hoàng thể và không có hiện tượng bong tróc lớp nội mạc tử cung. Máu không đủ nuôi lớp nội mạc cứ dày lên mãi và khiến nó bong tróc thành từng mảng nhỏ, được đào thải ra ngoài nên dẫn đến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài.

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít kéo dài do hormone sinh dục. Hiện tượng này có thể cảnh báo nhiều nguy hiểm nếu xuất phát từ một số bệnh lý ở tử cung hoặc buồng trứng như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, viêm buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang,…

Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của phụ nữ
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của phụ nữ

Bệnh lý này nếu để lâu, không có biện pháp xử lý và can thiệp kịp thời không chỉ gây phiền toái cho người bệnh mà còn khiến chị em mệt mỏi, kém tập trung, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm sinh dục do môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

Phân biệt sự khác nhau giữa máu kinh và máu báo thai có thể khiến chị em chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Sau khi giao hợp, trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo thành phôi thai. Phôi thai di chuyển vào buồng tử cung và xây tổ, phát triển. Trong quá trình đó, phôi thai sẽ xâm lấn vào niêm mạc tử cung, đồng thời vô tình làm màng tử cung bị bong tróc. Hiện tượng này xảy ra, kèm theo xuất huyết ở âm đạo gọi là máu báo thai.

Máu báo thai thường có màu hồng nhạt, không kèm theo dịch nhầy, không vón cục và chỉ xuất hiện với một lượng rất ít. Ngược lại, máu được đào thải ra trong chu kỳ kinh nguyệt có màu đỏ sậm, hơi lẫn dịch nhầy và đôi khi có vón cục, lượng nhiều hơn máu báo kinh.

Vì vậy, khi mang thai, máu xuất hiện là máu báo thai chứ không phải là máu kinh nguyệt. Đồng thời, hiện tượng máu kinh xuất hiện nhưng không nhiều cũng không có nghĩa là bạn đang mang thai.

Kinh nguyệt ra ít phải làm sao khắc phục? Kinh nguyệt ra ít uống thuốc gì?

Để khắc phục được tình trạng máu kinh ít, không đều, chúng ta cần kết hợp khắc phục từ những thói quen thường ngày đến việc điều trị bệnh lý.

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Nhiều trường hợp là do căng thẳng, mệt mỏi hoặc ăn uống chưa khoa học. Lúc này, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống của bản thân để điều chỉnh lại hoạt động của bộ máy trong cơ thể.

  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục giúp khí huyết lưu thông, tăng sức đề kháng, đây cũng là một cách để giảm stress hiệu quả.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
  • Tạo thói quen khám Phụ khoa 6 tháng một lần.
  • Với những trường hợp kinh nguyệt ra ít do bệnh lý phụ khoa, chị em cần sử dụng các biện pháp điều trị để có thể cải thiện tình trạng này.

Khắc phục bằng Tây y

Tây y có rất nhiều biện pháp khắc phục bệnh lý gây ra hiện tượng lượng máu kinh không đều. Với những bệnh lý do rối loạn nội tiết, bệnh viêm nhiễm nhẹ, chị em có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố và khắc phục vi khuẩn gây viêm.

Tây y điều trị kinh nguyệt ra ít bằng thuốc hoặc các thủ thuật ngoại khoa
Tây y điều trị kinh nguyệt ra ít bằng thuốc hoặc các thủ thuật ngoại khoa

Ngoài ra, với những trường hợp u hay viêm phụ khoa nặng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả thì bạn có thể được chỉ định thực hiện các biện pháp ngoại khoa để điều trị bao gồm: Đốt diệt tuyến (với viêm lộ tuyến cổ tử cung), áp lạnh, laser, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thông thường, đốt điện, nhiệt, dao leep,…

Khắc phục bằng Đông y

Khác với Tây y, Đông y thường chia các vấn đề rối loạn kinh nguyệt theo thể bệnh (hư và thực) và thường có liên quan đến chức năng của thận, khí huyết. Để giải quyết hiện tượng kinh nguyệt ra ít, các thầy thuốc sẽ sử dụng những vị có tính mát, hoạt huyết, hành khí, tác động vào Kinh, Can, Tỳ, Thận để giải quyết vấn đề về: Can thận bất túc, khí huyết hư nhược, huyết hải không hư, âm hư huyết táo, khí trệ huyết ứ.

Một số loại thuốc thường được sử dụng như thục địa, đương quy, hoàng kỳ, đẳng sâm, trinh nữ, ích mẫu,…khi kết hợp lại không chỉ xử lý được vấn đề cốt lõi gây ra hiện tượng kinh nguyệt đột ngột ra ít mà còn giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng và ổn định vòng kinh lâu dài, hạn chế tái phát.

Thuốc Đông y tập trung giải quyết các vấn đề máu huyết, tác động vào căn nguyên mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em
Thuốc Đông y tập trung giải quyết các vấn đề máu huyết, tác động vào căn nguyên mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em

Dùng Đông y để ổn định vòng kinh, bạn cần cố gắng kiên trì vì thuốc hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, tác động từ từ vào sâu căn nguyên nên cần khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Đông y lại không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả dùng một thời gian dài. Ngoài việc dùng thuốc uống, tùy vào mức độ, nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều mà các bác sĩ, thầy thuốc có thể áp dụng thêm liệu pháp châm cứu, ngâm rửa phụ khoa để tối ưu hiệu quả điều trị, giúp ích cho sức khỏe người bệnh.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về hiện tượng kinh nguyệt ra ít và cảnh giác với những nguy hiểm tồn tại xung quanh tình trạng này. Nếu cảm thấy nó thường xuyên diễn ra, kèm theo những triệu chứng khó chịu như đau bụng kinh, mệt mỏi,…bạn có thể trực tiếp liên hệ hoặc tìm đến bác sĩ Thanh Hà theo thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà chưa có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Ngày Cập nhật 03/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *