Lác đồng tiền ở trẻ em và các phương pháp điều trị hiệu quả
Lác đồng tiền ở trẻ em là một trong những bệnh lý về da khá phổ biến. Bệnh có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến bé vô cùng khó chịu ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách.
Lác đồng tiền ở trẻ em là gì? Nguyên nhân
Lác đồng tiền còn có tên gọi khác là hắc lào. Bệnh này không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà còn xuất hiện với đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lác đồng tiền hình thành khi có sự xuất hiện của vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Vùng da bị hắc lào rất dễ lây lan rộng khắp cơ thể người bệnh nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Đồng thời, bệnh này cũng dễ lây cho người bình thường thông qua dùng chung đồ vật.
Các yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của vi nấm gây bệnh hắc lào là:
-
Vệ sinh kém
Thường gặp ở những bé đổ nhiều mồ hôi nhưng không chú ý vệ sinh đúng cách. Nhất là ở những nếp gấp trên da. Bên cạnh đó, những trẻ thường xuyên mặc quần áo ướt hoặc ít thay quần áo cũng có thể là yếu tố dẫn đến sự xuất hiện và phát triển của vi nấm.
-
Không gian sống quá hầm bí
Môi trường sống ẩm thấp, thiếu ánh sáng sẽ tạo điều kiện cho vi nấm trú ngụ. Chúng bám vào da và các vật dùng rồi chờ đợi cơ hội tấn công gây lác đồng tiền.
-
Tiếp xúc với mầm bệnh
Nếu người trong gia đình hoặc nơi trẻ học có người bị hắc lào thì khả năng bé mắc bệnh này rất cao. Nhất là khi trẻ dùng chung vật dụng với người bị bệnh và có cơ địa nhạy cảm. Hoặc trường hợp trẻ tiếp xúc với vật nuôi có vi nấm cũng sẽ dễ bị bệnh lác đồng tiền.
-
Khí hậu quá oi bức
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị hắc lào. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, cơ thể bé sẽ tiết nhiều mồ hôi. Khi đó, da rất dễ bám bụi bẩn dù là các sinh hoạt bình thường. Và những yếu tố này tạo điều kiện cho vi nấm gây bệnh phát triển. Ngoài ra, vào giai đoạn chuyển mùa cũng là lúc khả năng mắc bệnh của bé cao hơn bình thường.
-
Yếu tố di truyền và cơ địa nhạy cảm
Có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề di truyền của bệnh lác đồng tiền. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào làm rõ thắc mắc này. Dù thế, không ít thống kê đã chỉ ra rằng nếu ba mẹ từng bị hắc lào thì tỷ lệ bị bệnh của con sẽ cao hơn bình thường.
Ngoài yếu tố di truyền, cơ địa quá nhạy cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lác đồng tiền. Kết hợp với yếu tố này là cấu tạo chưa hoàn thiện của hệ miễn dịch. Đây vừa là nguyên nhân gây bệnh vừa là đáp án lý giải tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh lác đồng tiền nói riêng và các bệnh lý về da khác nói chung.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị lác đồng tiền
Dấu hiệu của bệnh lác đồng tiền ở trẻ nhỏ khác đặc trưng. Đó là sự xuất hiện của các đốm tròn với nhiều kích thước khác nhau. Chúng thường to như đồng tiền. Mép rìa đỏ hơn vùng da ở trong. Vùng da bị bệnh có thể xuất hiện vảy và các hạt mụn nước nhỏ li ti.
Bệnh lác đồng tiền khiến trẻ ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Các triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến nặng hơn nếu trẻ gãy hoặc chà xát gây tổn thương da, mặc quần áo quá chặt và ra nhiều mồ hôi.
Vị trí thường hay xuất hiện lác đồng tiền ở trẻ em là hai bên bẹn. Sau một thời gian ngắn, các tổn thương ở vị trí này sẽ lan ra phía sau mông. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các đốm đỏ cứ thế lan ra tất cả các vùng da khác trên cơ thể. Trước giai đoạn này, những vị trí khác trên cơ thể có thể không xuất hiện các đốm tròn nhưng sẽ có các nốt mẩn đỏ và gây ngứa ngáy.
Lác đồng tiền ở trẻ em có nguy hiểm không?
Như đã trình bày, lác đồng tiền ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da. Nó có thể không gây nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, bệnh sẽ rất nhanh chuyển biến theo chiều hướng xấu và gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Bệnh có thể không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nó tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này của bé.
Mức độ tác động của bệnh lác đồng tiền đối với trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tiêu biểu là: thời gian ủ bệnh, diện tích vùng da bị lác (tình trạng bệnh), thói quen sinh hoạt và ăn uống.
Thời gian ủ bệnh
Nếu bệnh xuất hiện và diễn biến trong khoảng 3 tháng trở lại thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm là không nguy hiểm. Ngay cả khi bệnh xuất hiện được khoảng 9 tháng thì vẫn có thể không quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu đến khoảng thời gian này mà vẫn không có biện pháp điều trị nào hiệu quả thì đó là dấu hiệu cho thấy bệnh lác đồng tiền sắp chuyển sang mạn tính.
Trường hợp bé bị lác đồng tiền kéo dài hơn 1 năm thì nguy cơ vi nấm xâm nhập vào máu là rất cao. Khi đó, rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Chỉ cần một trong số các nguyên nhân như đã trình bày tác động là bệnh sẽ tái phát.
Tình trạng bệnh
Diện tích da bị lác đồng tiền là một trong những yếu tố quyết định bệnh có gây nguy hiểm hay không. Nếu vùng da bị bệnh càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm càng cao. Tuy nhiên, một số trường hợp thì không tuân theo quy luật này.
Ngoài ra, vị trí của vùng da bị lác đồng tiền còn liên quan đến hiệu quả và thời gian điều trị bệnh. Cụ thể, ở những vị trí như chân, tay, mặt, cổ, lưng và nách thì điều trị dễ dàng hơn ở những vùng như háng, bẹn, mông và nhất là vùng da ở cơ quan sinh dục hoặc gần bộ phận này.
Thói quen sinh hoạt và ăn uống
Nếu bé đang mắc bệnh lác đồng tiền nhưng phải thường xuyên sống trong môi trường ẩm ướt và ngột ngạt thì mức độ diễn biến của bệnh rất nhanh và thường gây nhiều rủi ro khó lường.
Bên cạnh đó, nếu bé có chế độ ăn uống không đủ chất hoặc thường xuyên sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng thì bệnh tình cũng rất dễ tiến triển theo chiều hướng xấu.
Cách điều trị lác đồng tiền cho trẻ
Nguyên tắc điều trị
Nguyên tắc quan trọng nhất khi điều trị lác đồng tiền ở trẻ em đó là cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng. Trong đó có kỹ thuật phân tích mẫu da bị bệnh dưới kính hiển vi. Mục đích của những việc này là:
- Xác định tổn thương trên da có phải là lác đồng tiền hay không;
- Nguyên nhân gây bệnh;
- Mức độ diễn biến của bệnh;
- Tình trạng sức khỏe của bé.
Sau khi xác định chính xác và rõ ràng các yếu tố này, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc chữa bệnh cho bé. Đồng thời, những điều này cũng sẽ hạn chế thấp nhất những rủi ro cho sức khỏe.
Hướng tiến hành
Điều trị bệnh lác đồng tiền ở trẻ em sẽ tiến hành theo từng bước:
- Thứ nhất, cắt cơn ngứa nhanh chóng;
- Thứ hai, thực hiện các giải pháp để vết thương không gây sẹo;
- Thứ ba, diệt tận gốc mầm bệnh đang ẩn sâu dưới da;
- Thứ tư, giúp trẻ tạo kháng thể để không tái phát bệnh.
Để hoàn thành các mục tiêu điều trị này, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc. Kết hợp với đó là những lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Thuốc điều trị bệnh hắc lào ở trẻ em có 2 loại: Tây y và Đông y. Bé có thể được dùng một trong hai loại thuốc hoặc kết hợp cả hai. Dù dùng loại thuốc nào thì việc tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng rất quan trọng. Ngay cả khi bạn cho bé dùng thuốc không kê đơn hoặc các loại thảo dược thiên nhiên lành tính.
Thuốc Tây y chữa bệnh lác đồng tiền cho trẻ
Có nhiều loại thuốc tân dược giúp trẻ chữa bệnh lác đồng tiền. Đa số chúng dùng ở dạng bôi ngoài da. Được sử dụng phổ biến là: Econazole, Clotrimazole và Miconazole. Các loại này thích hợp cho đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì không gây lột da, có thể gây kích ứng lên da nhưng rất nhẹ và thường hết khi ngừng dùng. Bên cạnh đó, những loại thuốc này còn không màu và có mùi thơm.
Bên cạnh dùng thuốc bôi, với những trường hợp bệnh nặng hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dạng uống. Loại thường sử dụng là Griseofulvin – một loại thuốc kháng nấm. Hiệu quả của nó được đánh giá cao nhưng dễ gây ra các tác dụng phụ như: khó thở, phát ban, sưng mặt và họng…
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định trẻ bị lác đồng tiền nên dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và lưu ý những gì. Ngay cả với thuốc bôi ngoài da thuộc loại không kê đơn thì bạn cũng không nên tự ý cho bé dùng. Bởi da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Nó có thể bị tổn thương bởi tác nhân được xem là bình thường đối với người trưởng thành.
Dùng thảo dược thiên nhiên chữa hắc lào cho trẻ
Đối với các phương pháp dân gian chữa bệnh lác đồng tiền cho trẻ em, bạn nên tìm hiểu kỹ cơ sở khoa học. Đồng thời hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng. Còn với các bài thuốc Đông y, bạn cần tuyệt đối tuân theo liều lượng, thời điểm và thời gian dùng. Ngoài ra, bạn không được tự ý kết hợp các vị thuốc với nhau dù tất cả chúng đều lành tính.
Khá nhiều loại thảo dược thiên nhiên dùng để chữa bệnh lác đồng tiền có thể áp dụng cho đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đa số là những loại lành tính, dễ tìm hoặc dễ mua. Trong đó, các loại thường dùng và được đánh giá cao về hiệu quả là: lá cây so đũa, quả chuối xanh và rau sam.
Chữa lác đồng tiền cho trẻ bằng lá so đũa
Các thành phần hóa học trong lá cây so đũa có tác dụng chống viêm và ngăn chặn quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, khi thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra hoạt chất trong lá cây này có tác dụng ngăn chặn nhiễm độc gan do sử dụng kháng sinh.
Trên đây là những công dụng của lá khi dùng dạng uống đã được khoa học chứng minh. Còn đối với cách dùng ngoài da để chữa bệnh hắc lào thì vẫn đang trong quá trình nghiên cứu làm rõ. Tuy nhiên, đánh giá của đa số người dùng cho biết dùng lá so đũa là cách điều trị vừa rẻ tiền vừa tiết kiệm được chi phí. Điều đặc biệt là nó an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Để chữa bệnh lác đồng tiền cho trẻ em, bạn chuẩn bị khoảng 1 nắm lá so đũa ở dạng tươi. Sau khi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút thì rửa sạch và chờ ráo nước. Giã nát lá và dùng phần nước cốt thoa lên vùng da bị bệnh. Đợi khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ sau khi thoa nước lá so đũa thì rửa lại da bằng nước ấm. Mỗi ngày bạn cần thoa cho bé từ 2 – 3 lần. Kiên trì thực hiện cách này trong vài tuần để đạt được hiệu quả cải thiện bệnh.
Dùng quả chuối xanh chữa hắc lào ở trẻ em
Chữa lác đồng tiền ở trẻ nhỏ bằng quả chuối xanh là phương pháp có nguồn gốc lâu đời trong dân gian. Đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học chính thức nào làm rõ tác dụng này của quả chuối xanh đối với bệnh. Tuy nhiên, dân gian vẫn truyền tai nhau về hiệu quả của nó.
Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại chuối nào để chữa bệnh. Chuối sau khi rửa sạch thì thái thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị chàm đồng tiền. Lưu ý là không rửa lại khi đã cắt lát. Giữ cố định trên da trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm.
Chữa lác đồng tiền cho trẻ bằng rau sam
Rau sam là một vị thuốc Đông y có tính hàn và vị chua. Nó được ứng dụng chữa bệnh lác đồng tiền cho trẻ em nhờ vào đặc tính như một loại kháng sinh tự nhiên và không độc. Dùng rau sam chữa hắc lào sẽ giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu, giảm sưng và ngăn không cho tổn thương lan rộng. Đồng thời, các thành phần trong loại rau này còn hỗ trợ quá trình phục hồi da.
Để chữa bệnh hắc lào, ngoài thành phần chính là rau sam, bạn cần thêm một ít sáp mật ong. Rau sam dùng ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát và vắt lấy nước cốt. Hòa nước này với sáp mật ong rồi mang đi đun với lửa lớn. Đến khi sáp đã tan ra thì cho lửa nhỏ và nấu liên tục đến khi thành cao. Dùng cao này thoa lên da bé ngày 2 lần. Kiên trì thực hiện hằng ngày cho đến khi hết bệnh hoàn toàn.
Xem thêm: Cách điều trị hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
Lưu ý về chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ bị lác đồng tiền
Về ăn uống:
- Nếu trẻ đang bú mẹ, hãy tăng cường cữ bú. Người mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình sao cho thật khoa học;
- Nếu trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở lên thì cần kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản (nhất là cá biển), thịt gà và thịt bò, trứng gà. Bên cạnh đó, cần hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm đóng hộp và hàng đông lạnh. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả tươi và uống nhiều nước.
Về cách chăm sóc:
- Hạn chế cho bé sử dụng xà phòng hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa có độ kiềm cao. Nên dùng những loại chuyên cho trường hợp da bị bệnh;
- Thường xuyên giặt hoặc phơi chăn mền của bé dưới ánh nắng mặt trời;
- Không để trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với trẻ khác khi đang bệnh để tránh lây lan;
- Giữ cho môi trường xung quanh bé được khô thoáng và mát mẻ;
- Nếu bé thường xuyên ra mồ hôi, hãy chú ý thay đồ mới. Không để quần áo ướt mồ hôi bết vào da bé;
- Giữ cho vùng da bị lác đồng tiền được khô thoáng. Nhất là ở vùng háng và bẹn;
- Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát và làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Phòng tránh lác đồng tiền cho trẻ
- Chú ý giữ vệ sinh cho trẻ là điều quan trọng đầu tiên. Nhất là khi thời tiết nắng nóng và cơ địa của bé dễ ra mồ hôi;
- Dùng khăn mềm lau khô cơ thể sau khi tắm. Chú ý vùng nếp gấp của da như háng hoặc bẹn;
- Sử dụng xà phòng chuyên dùng cho trẻ em hoặc những loại có tính tẩy rửa thấp;
- Nếu gửi bé ở nhà trẻ hoặc đang trong độ tuổi đến trường, bạn cần hạn chế để bé dùng chung các vật dụng cá nhân với những bé khác;
- Những trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở lên cần chú ý đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất tự nhiên từ thực phẩm và uống nhiều nước;
- Nếu bé hay bị khô da khi trời lạnh, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về một số loại kem dưỡng ẩm hoặc sử dụng các tinh dầu tự nhiên như dầu dừa hoặc dầu ô liu;
- Cắt móng tay và móng chân cho bé gọn gàng;
- Vệ sinh không gian sống của bé;
- Hạn chế để bé tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: lông động vật, thú nhồi bông, khói thuốc lá…;
- Cuối cùng, khi nghi ngờ bé bị lác đồng tiền hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế kiểm tra để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Ngày Cập nhật 16/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!