Nổi bóng nước trên da là do bệnh gì?
Nổi bóng nước trên da là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể xuất hiện do cơ thể mắc phải chứng rối loạn tự miễn. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp da nổi bóng nước còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nổi bóng nước trên da là do bệnh gì?
Tình trạng nổi bóng nước trên da có thể xuất hiện khi bạn mắc phải những bệnh lý sau:
Rối loạn tự miễn
Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng nổi bóng nước trên da có thể xuất hiện khi bạn mắc chứng rối loạn tự miễn. Trong trường hợp này bạn sẽ nhận thấy, vùng da bệnh xuất hiện hiện tượng phồng rộp, kèm theo đó là những vết lở loét hình thành và phát triển bên trong miệng.
Ngoài ra khi bị rối loạn tự miễn, bạn còn nhận thấy cơ thể xuất hiện thêm nhiều biểu hiện sau:
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
- Sưng miệng
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Lở loét nghiêm trọng.
Trong trường hợp bệnh nhân không có những biện pháp điều trị thích hợp, các bóng nước sẽ phát triển mạnh và lây lan trên diện rộng. Sau đó hình thành mủ bên trong. Khi lành, những vị trí này sẽ để lại sẹo.
Bệnh thủy đậu
Tình trạng nổi bóng nước trên da có thể là triệu chứng đầu tiên báo hiệu bạn đang mắc bệnh thủy đậu. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả mặt, mông, hông, bụng, tay, chân và lưng.
Khi bệnh thủy đậu xảy ra bạn sẽ nhận thấy trên da xuất hiện những nốt đỏ có kích thước nhỏ và có hình vòng tròn. Khoảng vài giờ sau đó, những nốt đỏ này sẽ to dần. Đồng thời phồng ra, bên trong chứa dịch màu trắng trong như bóng nước.
Bệnh thủy đậu là một dạng của bệnh truyền nhiễm. Bệnh có khả năng lây lan mạnh mẽ thông qua đường hô hấp. Virus Varicella Zoster được xác định là nguyên nhân chính khiến bệnh hình thành và phát triển.
Ngoài tình trạng nổi bóng nước, người bệnh còn có biểu hiện sốt cao, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ngứa ngáy tại những khu vực bị nổi bóng nước. Bóng nước do bệnh thủy đậu gây ra thường dày và khó vỡ nếu không gãi hoặc va chạm. Thời gian ban bọc thường kéo dài trong khoảng từ 5 – 7 ngày.
Trong trường hợp vô tình gãi hoặc chà xát mạnh khiến bóng nước bị vỡ, bạn sẽ nhận thấy vùng da này để lại những vết trợt nông.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người lớn cũng có khả năng mắc bệnh nhưng rất hiếm.
Khi mắc bệnh bạn sẽ nhận thấy da nổi ban đỏ, loét miệng, sốt cao. Những nốt hồng ban do bệnh gây ra thường xuất hiện với đường kính khoảng vài mm. Triệu chứng này sẽ hình thành trên da từ 1 – 2 ngày phát bệnh. Sau đó, những nốt hồng ban sẽ phát triển và trở thành bóng nước. Lòng bàn chân, lòng bàn tay, cẳng chân và cánh tay là những vị trí thường xuyên có bóng nước khi mắc bệnh.
Ngoài tình trạng nổi bóng nước trên da, tại vùng miệng của bệnh nhân còn xuất hiện những vết loét có đường kính từ 4 – 8mm. Những vết loét này thường hình thành ở bên trong miệng, vòm miệng, tại lợi răng hoặc trên lưỡi.
Herpes rộp nước
Herpes rộp nước được xếp vào danh sách chứa những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi bóng nước. Đây là một bệnh nhiễm trùng xuất hiện rất phổ biến. Bệnh được chia thành hai loại đó là herpes simplex loại 1 (HSV-1) và herpes simplex loại 2 (HSV-2).
Trong số loại Herper nêu trên, HSV-1 sẽ hình thành bệnh trên da, các vị trí thuộc niêm mạc phần trên của cơ thể như mũi, miệng và mắt. HSV-2 hình thành bệnh ở da niêm mạc bộ phận sinh dục. Trường hợp này được gọi là mụn rộp sinh dục.
Những mụn nước chứa đầy dịch trong suốt bên trong và cảm giác ngứa ngáy khó chịu là triệu chứng điển hình của bệnh herpes. Những nốt mụn nước sau vài ngày xuất hiện sẽ vỡ ra và tạo thành nhiều vết trợt trên da. Đồng thời phủ đầy vảy kết. Mặc dù bệnh có thể mau chóng khỏi khi điều trị đúng cách nhưng bệnh cũng rất dễ tái phát.
Bệnh zone thần kinh
Tình trạng nổi bóng nước trên da có thể hình thành và phát triển khi bạn mắc bệnh zona thần kinh. Sau bệnh thủy đậu, zona thần kinh là một bệnh lý được đánh giá là bệnh xuất hiện phổ biến.
Bệnh thường hình thành ở những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Điều này xảy ra là do quá trình điều trị bệnh thủy đậu không thể diệt trừ hoàn toàn virus herpes zoster. Sau điều trị, loại virus này vẫn còn tiềm ẩn trong những hạch thần kinh và tế bào thần kinh.
Một thời gian rất lâu sau khi mắc bệnh thủy đậu, virus herpes zoster sẽ tái hoạt động, hình thành bóng nước và gây đau đớn cho người bệnh. Nếu không cẩn thận, bóng nước vỡ sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Bệnh Pemphigus
Bệnh Pemphigus là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da của người bệnh bị nổi bóng nước. Đây là một bệnh lý biểu hiện cho tình trạng kháng thể tồn tại trong cơ thể chống lại những phân tử liên kết giữa các tế bào gai. Đồng thời phức hợp cầu nối gian bào.
Bệnh Pemphigus có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ khiến bệnh nhân tử vong sau khoảng 2 tháng đến 5 năm kể từ khi bệnh bùng phát.
Trên da xuất hiện những bóng nước nhăn nheo là triệu chứng điển hình của bệnh Pemphigus. Tương tự như các bệnh ngoài da khác, bóng nước do bệnh Pemphigus gây ra khi vỡ sẽ để lại vết trợt trên da. Những vết trợt này xuất hiện kèm theo mùi hôi đặc biệt, rất lâu lành và thường không thể chữa khỏi bằng những loại thuốc thông thường.
Bệnh Pemphigus có thể xuất hiện tại cơ quan sinh dục và vùng niêm mạc miệng. Bệnh khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, đau rát làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở là một loại nhiễm khuẩn da nông. Da đỏ, nổi mẩn, nổi mụn mủ và bóng nước là đặc trưng của bệnh. Sau khi các bóng nước vỡ và chảy dịch, da sẽ đóng vảy. Đồng thời tiết ra dịch có màu mật ong.
Bệnh chốc lở thường hình thành do sự xâm nhập của tụ cầu vàng hoặc liên cầu. Tác nhân gây bệnh thường sinh trưởng ở bề mặt da nông. Tuy nhiên, nếu không sớm áp dụng biện pháp chữa trị thích hợp, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: Viêm quầng, viêm tủy xương, sốt tinh hồng nhiệt, viêm mô tiết bào, nhiễm trùng huyết, hồng ban đa dạng…
Viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc khi xuất hiện sẽ khiến vùng da bệnh nổi bóng nước kèm theo triệu chứng ngứa ngáy gây khó chịu. Bệnh thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với nọc độc từ các loại côn trùng hoặc mủ thực vật.
Bóng nước do bệnh viêm da tiếp xúc gây ra sẽ có số lượng và có kích thước đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây kích thích. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng từ vài ngày đến một tuần.
Đối với những trường hợp viêm da tiếp xúc do tiếp xúc với những loại côn trùng và thực vật có độc mạnh, gây mưng mủ và ngứa tại vùng da tiếp xúc, nếu không được điều trị kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da.
Bệnh tổ đỉa
Tình trạng nổi bóng nước trên da có thể xuất hiện khi bạn bị bệnh tổ đỉa. Khi mắc bệnh, bạn sẽ nhận thấy trên vùng da bệnh xuất hiện triệu chứng đỏ da, các bóng nước hình thành với kích thước nhỏ khu trú ở bàn tay và bàn chân.
Bệnh tổ đỉa là một bệnh mãn tính. Vào thời tiết khô lạnh bệnh thường có xu hướng tái phát. Bệnh thường không kéo theo các biến chứng nguy hiểm như những tình trạng nhiễm khuẩn da khác. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị suy giảm, ngứa ngáy khó chịu và gây mất thẩm mỹ.
Các biện pháp khắc phục nổi bóng nước trên da
Sử dụng thuốc bôi điều trị tại chỗ, thuốc uống và chăm sóc tại nhà là những phương pháp khắc phục tình trạng nổi bóng nước trên da được áp dụng.
Khắc phục nổi bóng nước trên da bằng thuốc
Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi mắc bệnh, triệu chứng lâm sàng và khả năng đáp ứng của từng cá thể để chỉ định thuốc điều trị nổi bóng nước phù hợp.
Thuốc bôi
Thuốc bôi ngoài da là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị da nổi bóng nước. Bởi phần đa các trường hợp đều có đáp ứng tốt với loại thuốc này.
Để khắc phục tình trạng nổi bóng nước trên da, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc bôi dưới đây:
Thuốc gây tê tại chỗ
Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc gây tê tại chỗ thường được chỉ định dùng trong điều trị viêm da tiếp xúc do mủ thực vật hoặc nọc độc côn trùng và nhiễm virus Herpes. Với cơ chế gây tê bảo vệ da, loại thuốc này có tác dụng cải thiện những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy tại vị trí có bọng nước, sưng và khó chịu.
Thuốc bôi chứa corticosteroid
Thuốc bôi chứa corticosteroid thường được sử dụng cho những trường hợp da có bóng nước do bệnh tổ đỉa và viêm da tiếp xúc. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng bội nhiễm. Đồng thời giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng đỏ da và sưng viêm.
Thuốc kháng sinh tại chỗ
Nếu tình trạng nổi mụn nước trên da hình thành do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc kháng sinh tại chỗ như Acid fusidic, Mupirocin… Ngoài ra, thuốc kháng sinh tại chỗ cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị chốc lở.
Thuốc sát trùng
Những loại thuốc sát trùng như Povidone iodine, Hydrogen peroxide có khả năng sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn nhẹ tại chỗ. Nhóm thuốc này thường được dùng trong điều trị bệnh zona thần kinh, bệnh chốc lở…
Thuốc uống
Đối với những trường hợp triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, tiếp tục tiếp diễn, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thêm các loại thuốc uống. Bao gồm:
Thuốc kháng sinh toàn thân
Những loại thuốc kháng sinh toàn thân như Cefuroxim, Valaciclovir, Penciclovir… sẽ được sử dụng ở các trường hợp nổi bóng nước trên da kèm theo tổn thương nặng, viêm nhiễm, bóng nước lan rộng trên nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra thuốc kháng sinh toàn thân còn được sử dụng khi bạn bị nhiễm virus Herpes, mắc bệnh chốc lở ở giai đoạn từ trung bình đến nặng. Việc sử dụng thuốc này sẽ giúp bạn ức chế hoạt động của các loại ký sinh trùng, virus và vi khuẩn.
Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine hoạt động và mang lại hiệu quả chữa bệnh bằng cách ức chế chọn lọc thụ thể H1 nhằm thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương do bóng nước gây ra. Đồng thời giúp giảm ngứa và cải thiện một số triệu chứng khó chịu khác.
Thuốc kháng histamine thường được dùng trong điều trị nổi bóng nước trên da do bệnh tổ đỉa, bệnh zona thần kinh, bệnh viêm da tiếp xúc, bệnh thủy đậu…
Thuốc chống viêm không steroid
Acetaminophen, Ibuprofen và một vài loại thuốc chống viêm không steroid khác sẽ được sử dụng để làm giảm triệu chứng sốt, sưng, viêm ở những người mắc bệnh zona thần kinh và nhiễm virus Herpes.
Hầu hết những trường hợp nổi bóng nước trên da đều đáp ứng tốt khi sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên mỗi loại thuốc đều có các nhược điểm như gây dị ứng hoặc khiến người bệnh đối mặt với các tác dụng phụ không mong muốn.
Để giúp giảm thiểu nguy cơ trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo mọi yêu cầu và sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp chăm sóc tại nhà giúp khắc phục nổi bóng nước trên da
Trong quá trình điều trị những bệnh lý nêu trên, việc áp dụng biện pháp chăm sóc da tại nhà mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi nếu bạn sử dụng biện pháp chăm sóc da phù hợp và đúng cách, bệnh tình của bạn sẽ có những chuyển biến mang tính tích cực.
Ngược lại, nếu người bệnh không có những biện pháp chăm sóc vùng da bệnh, những tổn thương tồn tại trên bề mặt da sẽ trở nên nghiêm trọng và lan rộng sang nhiều vùng da khác. Đồng thời có nguy cơ hình thành áp xe hoặc nhiễm trùng.
Những biện pháp chăm sóc tại nhà giúp khắc phục nổi bóng nước trên da, gồm:
- Tránh cào, gãi lên vùng da đang bị nổi bóng nước. Bởi những bóng nước vỡ ra không chỉ gây đau đớn mà còn hình thành sẹo. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho virus và các loại vi khuẩn xâm nhập và lây lan.
- Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy tại vùng da có bóng nước, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh. Ngoài ra biện pháp này còn có khả năng giúp bạn kháng khuẩn nhẹ. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp chườm lạnh khi bị tổ đỉa hoặc viêm da tiếp xúc.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để làm giảm tình trạng khô da, bổ sung độ ẩm cho da và giúp hạn chế sự xuất hiện của triệu chứng ngứa ngáy.
- Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn, người bệnh cần hạn chế va chạm, tiếp xúc với người xung quanh để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm. Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế tình trạng kháng thuốc bằng cách sử dụng kháng sinh đều đặn.
- Giữ gìn vệ sinh không gian sống và cơ thể. Tránh sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và không sử dụng hóa chất.
- Thường xuyên luyện tập thể thao và bổ sung thực phẩm lành mạnh để nâng cao sức đề kháng, hạn chế những tổn thương trên bề mặt da và ngăn chặn bệnh tái phát.
Tình trạng nổi bóng nước trên da có thể hình thành bởi những nguyên nhân không được đề cập trong bài viết. Chính vì thế người bệnh cần chủ động liên hệ và trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Ngày Cập nhật 12/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!