Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý về xương khớp xảy ra khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ở trên.
Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn và đĩa đệm ở xương đầu gối bị tổn thương do quá trình lão hóa gây ra. Lúc này, sụn khớp gối sẽ bị bào mòn dần, hình thành nên các gai xương gây ra các cơn đau nhức khó chịu và có nguy cơ gây biến dạng khớp. Khi bị thoái hóa khớp gối thì khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn và gây ra các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ ngay tại khớp gối, đặc biệt là khi người bệnh vận động hoặc là di chuyển.
- Vào mỗi buổi sáng thức dậy thì các cơ ở khớp đầu gối bị cứng và không thể cử động bình thường trong khoảng 15 phút.
- Khó khăn trong việc thực hiện các động tác như duỗi, gập và nhấc chân lên.
- Đầu gối bị sưng tấy, khớp gối có dấu hiệu bị biến dạng nếu khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là do tuổi tác cao, di truyền, chấn thương khớp gối không được điều trị dứt điểm, lao động quá sức trong thời gian dài, chế độ ăn uống thiếu khoa học, mắc các bệnh về xương khớp khác,…
Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Khớp gối là bộ phận có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể, nếu bộ phận này bị tổn thương thì hệ xương khớp ở các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh như:
- Gây đau nhức: Các cơn đau nhức do bệnh thoái hóa khớp diễn ra thường xuyên và dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng đời sống hàng ngày.
- Biến dạng khớp gối: Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ khiến cho khớp và phần sụn bị xơ vữa và dần biến dạng.
- Khó khăn trong di chuyển: Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh cảm thấy đau nhức đặc biệt là khi di chuyển và vận động, điều này khiến người bệnh không thể đứng lên và đi một cách đi bình thường. Lúc này, người bệnh chỉ có thể bước đi một cách tập tễnh và di chuyển trong một trong gian nhỏ.
- Teo cơ, liệt và tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa khớp gối, nếu người bệnh không thể di chuyển bình thường lâu dần sẽ khiến các cơ dần bị suy yếu và khả năng đi lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn là chân không thể tiến hành đứng vững, cơ chân dần bị teo dẫn đến liệt và tàn phế.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh rất dễ điều trị dứt điểm, vì vậy ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.
Các biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp gối hiệu quả
Để phòng ngừa căn bệnh thoái hóa khớp gối thì ngay từ khi còn trẻ bạn nên xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế những tổn thương có thể xảy ra đối với xương khớp.
- Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, nên có các biện pháp giảm cân khoa học nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì nằm hạn chế gây áp lực lên xương khớp, đặc biệt là khớp gối.
- Đi đứng là làm việc đúng tư thế, không nên ngồi một chỗ quá lâu hoặc lao động quá sức sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống xương khớp trong cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phòng tránh căn bệnh thoái hóa khớp gối. Tốt nhất, người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D sẽ có tác dụng rất tốt đến xương khớp.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ,… Đây là nhóm thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đặc biệt là hệ thống xương khớp.
- Tuyệt đối tránh xanh đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp xương khớp trở nên chắc khỏe và linh hoạt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên luyện tập ở mức độ vừa phải, tránh tình trạng luyện tập quá sức sẽ ảnh hưởng không tốt.
- Nên tiến hành thăm khám xương khớp định kỳ để có thể sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của xương khớp, từ đó có các biện pháp điều trị sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
- Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị chuyên môn nhằm hạn chế gây tổn thương đến xương khớp và quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn.
Như vậy, thoái hóa khớp gối là căn bệnh nguy hiểm, gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng đời sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, khi bị thoái hóa khớp gối bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, giúp nâng cao hiệu quả mang lại và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!