Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, gây đau buốt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gây ra những biến chứng khôn lường. Người bệnh cần điều trị bệnh sớm để bệnh không trở nặng, không biến chứng nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng khôn lường.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng khôn lường.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không còn xa lạ trong thời buổi hiện nay. Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp, diễn ra trên chiều dọc của cột sống lưng. Trên chiều dài cột sống (từ cổ đến thắt lưng) có chứa rất nhiều các đốt sống. Ở giữa mỗi đốt sống là vị trí của đĩa đệm. Đĩa đệm là những bao xơ, được cấu tạo từ các sợi collagen. Bên trong bao xơ có chứa các dịch nhầy. Tác dụng của bao xơ đó là giúp cột sống dựng thẳng, gập duỗi linh hoạt, bảo vệ xương,…

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí hoặc bao xơ bị thoái hóa, tiết dịch nhầy ra bên ngoài. Tình trạng đĩa đệm lệch khỏi vị trí sẽ gây chèn ép các dây thần kinh tủy sống ở vùng cột sống. Người bệnh sẽ bị đau tại chỗ, có dấu hiệu sưng, khó khăn trong vặn mình, cúi gập người, cơn đau lan ra các vùng xung quanh,…

Chứng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên sống lưng như ở cổ, giữa lưng, vùng thắt lưng,…

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở giữa hai đốt sống bị lệch vị trí, chèn ép dây thần kinh tủy sống, gây đau buốt.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở giữa hai đốt sống bị lệch vị trí, chèn ép dây thần kinh tủy sống, gây đau buốt.

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây đau buốt tại chỗ, gây cản trở sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hại khôn lường. Ở giai đoạn đầu phát bệnh, bệnh nhân thường chỉ bị đau buốt, khó khăn khi vận động. Tuy nhiên, khi bệnh đã trở nặng, chuyển sang giai đoạn thứ ba hoặc thứ tư, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng như đau buốt không dứt, biến dạng teo cơ, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn,…

Theo bác sĩ chuyên khoa, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm, chữa trị sớm và đúng cách. Khi người bệnh phát hiện những cơn đau trên sống lưng, cần đến gặp bác sĩ để được khám, kiểm tra càng sớm càng tốt. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm gây đau buốt sống lưng, lan ra các vùng khác. Bệnh làm cản trở sinh hoạt thường ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Thoát vị đĩa đệm gây đau buốt sống lưng, lan ra các vùng khác. Bệnh làm cản trở sinh hoạt thường ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

1. Điều trị qua da

Trong trường hợp bao xơ đĩa đệm của người bệnh bị thoái hóa, rò rỉ chất dịch nhầy ra ngoài, bác sĩ sẽ tiếp hành dùng tia X quang để xác định đúng vị trí. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kim tiêm, chọc xuyên qua lớp da, hút dịch nhầy ra ngoài. 

Phương pháp điều trị này giúp người bệnh loại bỏ được dịch nhầy tràn ra ngoài bao xơ, chèn ép dây thần kinh ở cột sống gây đau buốt. Sau khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ dần dần hồi phục trở lại. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung canxi và collagen qua các loại thuốc uống, thực phẩm chức năng,… theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Dùng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây là phương pháp điều trị tạm thời, đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ.

Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau để bệnh nhân cải thiện chứng đau buốt. Sau một thời gian theo dõi, nếu tình hình người bệnh không khả quan, bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định một số phương pháp khác để điều trị.

Bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc khác để điều trị như: thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau kết hợp kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh,…

Trong quá trình dùng thuốc để điều trị, người bệnh cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Một số loại thuốc dùng cho điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường, loãng xương,…

Có thể điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách dùng thuốc tây, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo,...
Có thể điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách dùng thuốc tây, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo,…

3. Phẫu thuật thay đĩa đệm

Đối với những bệnh nhân có đĩa đệm bị thoái hóa, thoát vị, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật thay đĩa đệm. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tủy sống, gây đau đớn và ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, bác sĩ mới chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo.

Phương pháp điều trị thay đĩa đệm nhân tạo sẽ giúp người bệnh loại bỏ cơn đau. Đĩa đệm mới sẽ giúp cột sống lưng đứng thẳng.

Hậu phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe đúng cách, cần báo ngay cho bác sĩ nếu thấy có triệu chứng lạ tại vị trí điều trị.

4. Áp dụng vật lý trị liệu

Thông thường, thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bằng cách dùng thuốc và vật lý trị liệu. Những trường hợp nhờ cậy đến ngoại khoa hầu hết đều là các trường hợp nặng.

Phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh phục hồi các cơ, đĩa đệm bị xô lệch. Từ đó, tình trạng đau đớn sẽ được cải thiện, bệnh sẽ dần dần hồi phục.

Điều trị thần kinh cột sống (Chiropractic) cũng là một phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả hiện nay. Bằng các thủ thuật và máy móc hiện đại, phương pháp điều trị này sẽ giúp người bệnh điều chỉnh, nắn lại các đốt sống, đĩa đệm bị sai lệch, giúp giải phóng những chèn ép ở dây thần kinh.

Người bệnh cần đến các bệnh viện lớn, có bác sĩ chuyên khoa uy tín và trang thiết bị hiện đại để áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trong việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, gây đau cột sống lưng, cơn đau lan ra các vùng khác, gây tê bì chân tay. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường. Người bệnh cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo, dùng thuốc giảm đau, áp dụng vật lý trị liệu,…

Bài viết của chúng tôi chỉ cung cấp một số thông tin mang tính tham khảo. Chúng tôi hoàn toàn không đưa ra chỉ định phương pháp điều trị, chẩn đoán bệnh, lời khuyên,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa,…

Ngày Cập nhật 07/06/2024

Bác Lê Văn Hà (64 tuổi) ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội sau nhiều năm sống chung với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đã tìm thấy "ánh sáng", thoát khỏi tình trạng đau nhức dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *