Dùng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm – Lợi ít hại nhiều
Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm gần như là giải pháp không thể thiếu trong điều trị bệnh này. Đặc biệt là các loại thuốc tân dược. Tuy nhiên, những mặt hại và lợi của nó vẫn còn là vấn đề khiến nhiều người, trong đó có giới chuyên môn lo lắng.
Khái quát chung về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
Cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi rễ dây thần kinh bị chèn ép. Trong điều trị bệnh này, khoảng 80% các trường hợp sẽ được áp dụng phương pháp bảo tồn. Nghĩa là bệnh nhân sẽ được dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tập vật lý trị liệu và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp.
Thuốc giảm đau gồm Tây y và Đông y. Một số trường hợp kết hợp cả hai loại thuốc này. Tuy nhiên, đặc điểm của thuốc Đông y là cần thời gian dài để phát huy tác dụng. Đồng thời, một số vị thuốc hoặc bài thuốc chưa có các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh tác dụng.
Vì thế, nhiều người lựa chọn thuốc Tây y. Ưu điểm lớn nhất của loại thuốc này là tác dụng nhanh, được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần và trải qua các bước thử nghiệm lâm sàng. Thế nhưng hầu hết các loại thuốc giảm đau có nguồn gốc tân dược đều nhiều tác dụng phụ.
Phạm vi bài viết sẽ chỉ trình bày các loại thuốc giảm đau có nguồn gốc tân dược. Đồng thời sẽ phân tích kỹ những điểm lợi và hại khi dùng những loại thuốc này. Sau cùng là lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe về cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như cách giảm thiểu các cơn đau.
Tiêu biểu có 2 nhóm thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm là NSAID và steroid.
Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm NSAID
Đặc điểm của NSAID
NSAID là viết tắt của cụm từ non-steroidal anti-inflammatory drugs. Đây là thuốc giảm đau ngoại vi và không có thành phần steroid. Điều này có nghĩa là nó không có tác dụng giảm các cơn đau xảy ra ở nội tạng như morphine. Thay vào đó, NSAID chỉ có tác dụng với những cơn đau ở răng, cơ và khớp.
Ưu điểm nổi bật của NSAID là không gây nghiện, không gây buồn ngủ và khoái cảm. Đồng thời, nó cũng ít tác dụng phụ so với các loại thuốc giảm đau khác. Các nhóm tiêu biểu gồm: aspirin, naproxen, ibuprofen và diclofenac. Ngoài ra, người ta còn xếp paracetamol trong nhóm của NSAID. Bởi tác dụng chống viêm của nó không đáng kể. Thay vào đó, công dụng giảm đau lại khá mạnh.
Ngoài tác dụng giảm đau, NSAID còn có tác dụng chống viêm. Điều đáng ngạc nhiên là nó thể hiện tác dụng này đối với hầu hết các loại viêm. Kể cả những trường hợp không rõ nguyên do. Tuy nhiên, để phát huy được công dụng này, người bệnh phải dùng thuốc với liều lượng cao.
NSAID chỉ nên dùng sau bữa ăn. Liều dùng mỗi ngày từ 2 – 4 viên. Chống chỉ định của thuốc này là phụ nữ đang mang thai và cho con bú; suy thận, suy gan; huyen suyễn; sốt xuất huyết; bệnh dạ dày – tá tràng.
Tác dụng phụ của NSAID
Tác dụng phụ thường thấy của NSAID là rối loạn hoạt động của dạ dày và ruột. Các thành phần của thuốc khiến ức chế quá trình tạo chất nhầy trong dạ dày. Lượng axit HCl và dịch vị có sẵn trong dạ dày (vốn làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn) sẽ khiến lớp niêm mạc bị tổn thương. Đồng thời, các thành phần của thuốc còn ức chế sự phân chia của các tế bào biểu mô. Hậu quả dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, một số người dùng thuốc không đúng cách hoặc dị ứng với thuốc này còn gặp phải tình trạng rối loạn chức năng tiểu cầu thận. Nặng hơn là tình trạng viêm thận mô kẽ, suy thận cấp tính và tăng kali máu. Thậm chí nguy cơ hoại tử nhú thận cũng có thể xảy ra. Đồng thời, tác dụng phụ của NSAID còn có thể gây hội chứng xuất huyết (xuất huyết dưới da).
Ngoài ra, loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm này còn có thể gây quái thai nếu người dùng là phụ nữ đang mang thai. Song song đó, nó còn gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tuần hoàn máu và hô hấp của thai nhi.
Mặt khác, đã có một vài tài liệu ghi nhận tác dụng phụ của NSAID còn gây say thuốc, ù hoặc điếc tai. Thậm chí nó còn gây cơn hen giả; rối loạn chức năng gan (đầu độc tế bào gan), tim mạch (nguy cơ nhồi máu cơ tim).
Steroid – thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm kinh điển
Đặc điểm của steroid
Steroid có thể được dùng ở dạng uống hoặc tiêm màng chứng. Ở dạng uống, thuốc này được bán hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Trước đây, hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm muốn giảm đau nhanh chóng đều dùng tới steroid.
Steroid có bản chất như một loại hormone giảm đau. Nó có trong tự nhiên hoặc được tổng hợp. Tác dụng chính của loại thuốc này là giảm đau nhanh chóng và chống viêm. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời ức chế quá trình tự sinh trưởng của tế bào và thu hẹp mạch máu. Liều lượng và cách dùng các nhóm thuốc giảm đau chứa steroid tương tự các nhóm thuốc khác. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ và có thể gây nghiện nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn (từ 1 – 2 tuần).
Hai nhóm thuốc giảm đau có thành phần từ steroid là glucocorticoid và mineralocorticoid. Trong đó, nhóm glucocorticoid chủ yếu gồm betamethasone, methylprednisolone và prednisolone. Còn loại phổ biến của mineralocorticoid là fludrocortisone.
Tác dụng phụ của steroid
Steroid có rất nhiều tác dụng phụ. Dù dùng đúng liều lượng, các tác dụng không mong muốn vẫn có thể xảy ra (do cơ địa dị ứng với thuốc). Đồng thời, đây là loại thuốc giảm đau có thể được tìm kiếm dễ dàng. Ở hầu hết các nhà thuốc, người bệnh có thể mua mà không cần đưa đơn thuốc. Điều này gây nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nó không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Chính vì điều này, ngày càng nhiều người bị thoát vị đĩa đệm lệ thuộc vào thuốc giảm đau. Chẳng những bệnh tình không thuyên giảm mà còn ngày càng trầm trọng. Những tác dụng thường gặp của steroid là:
- Gây loãng xương, yếu cơ;
- Tăng cân và tăng nguy cơ nhiễm trùng: Dễ mắc bệnh thủy đậu hoặc lao;
- Tăng chỉ số đường huyết: Nguy cơ bệnh tiểu đường;
- Tăng huyết áp;
- Suy yếu khả năng tự chữa lành của da. Đồng thời, steroid còn khiến da mỏng và rất dễ bị bầm;
- Nguy cơ trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc một số bệnh thần kinh khác (tiêu biểu là hoang tưởng);
- Tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể;
- Dễ gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa: Nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng rất lớn.
Lời khuyên của bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm
Trong những trường hợp quá đau đớn do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, người bệnh có thể được dùng thuốc giảm đau có nguồn gốc tân dược. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian dùng phải hoàn toàn tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các chuyên gia về sức khỏe cho biết việc dùng thuốc giảm đau chỉ nên xem là giải pháp “chữa cháy” tạm thời. Giải pháp phải bắt đầu từ chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Bạn cần biết bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì. Song song đó là sự kết hợp thêm các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần đến các phương pháp vật lý trị liệu khác (tiêu biểu như chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt).
Nếu quá lo lắng về tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau có nguồn gốc tân dược, bạn có thể thử những bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên. Hoặc tìm hiểu các phương pháp dân gian chữa bệnh. Đơn cử như cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng hạt đu đủ. Tuy nhiên, dù dùng loại thuốc nào để chữa bệnh cũng cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Cuối cùng, điều trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Nếu cứ chủ quan và đợi đến khi đau không chịu nổi mới đi khám thì khả năng chữa khỏi rất thấp. Có khi cần đến phẫu thuật. Thế nhưng tỷ lệ chữa khỏi lúc này không còn cao. Đồng thời, người bệnh còn dễ gặp rất nhiều biến chứng sau mổ.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!