Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là triệu chứng phổ biến mà người bệnh hay gặp phải. Tuy nhiên, ít ai có thể hiểu rõ về triệu chứng cũng như cách hỗ trợ điều trị tác dụng tốt. Hãy theo dõi bài viết để được chuyên gia giải đáp tất cả các thắc mắc.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi. Bất cứ người bệnh hay người bình thường đều có thể gặp phải tình trạng này. Tình trạng này kéo dài không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn mang đến nhiều phiền toái trong giao tiếp.

Tình trạng hôi miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong nguyên nhân gây ra hiện tượng này đó chính là bệnh lý trào ngược dạ dày. Nếu để tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng kéo dài, người bệnh có thể gặp một số biến chứng khác về đường hô hấp.

Mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của con người
Mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của con người

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, đây là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Khi acid trào ngược lên thực quản, những thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ lưu trú lại họng và miệng. Từ đó gây nên viêm niêm mạc hầu họng, tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển gây nên mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, tình trạng hôi miệng còn đi kèm những triệu chứng điểm hình của bệnh lý trào ngược dạ dày như: ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị, nóng rát vùng xương ức…

Có thể nói triệu chứng hôi miệng báo hiệu bệnh lý đang ở mức độ nghiêm trọng. Muốn khắc phục tình trạng này cần có phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày.

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày có gây hôi miệng 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện nay có 3 cách hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày. Thuốc dân gian, thuốc Nam, thuốc tân dược đều được nhiều người bệnh tin chọn và sử dụng. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây.

1/ Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày khá tốt. Nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản nên đây cũng là giải pháp được nhiều người áp dụng.

Gừng và mật ong khắc phục triệu chứng hôi miệng
Gừng và mật ong khắc phục triệu chứng hôi miệng

Chuyên mục xin giới thiệu 3 bài thuốc dân gian có tác dụng giảm ngay trào ngược dạ dày gây hôi miệng: 

  • Gừng ngâm mật ong: Gừng có vị cay, tính sát trùng. Mật ong có tác dụng kháng sinh. Người bệnh thực hiện cắt lát gừng, phơi ráo nước, sau đó ngâm cùng mật ong, bảo quản nơi khô ráo. Mỗi ngày dùng từ 1-2 thìa, 2 lần/1 ngày để thấy được kết quả. 
  • Cam thảo: Vị thuốc Nam này giúp làm lành các vết viêm loét, trung hoàn acid, giảm trào ngược. Người bệnh nên nhai cam thảo mỗi ngày.
  • Lá bạc hà: Tinh chất bạc hà có tác dụng giảm đau dạ dày, trung hòa acid và làm hơi thở thơm tho. Người bệnh nên uống nước ép bạc hà 2 lần/1 ngày. 

Ưu điểm: Giá thành rẻ, nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ thực hiện.

Nhược điểm: Chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, tác dụng tùy vào cơ địa của từng người, có thể sử dụng mãi không cải thiện.

2/ Hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng bằng thuốc Tây 

Người bị trào ngược dạ dày thường được bác sĩ kê những đơn thuốc chống bơm proton, ức chế tiết acid, kháng sinh…

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng, nguyên nhân và thể bệnh của từng người để đưa ra chỉ định phù hợp. 

Lam dụng thuốc có thể gây ra viêm đại tràng co thắt
Lam dụng thuốc có thể gây ra viêm đại tràng co thắt

Ưu điểm: Mang lại tác dụng nhanh, dễ mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc 

Nhược điểm: Gặp nhiều tác dụng phụ trong quá trình hỗ trợ điều trị như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhờn thuốc… Xét về lâu dài khó có thể hỗ trợ chữa bệnh. 

3/ Khắc phục trào ngược dạ dày gây hôi miệng bằng thuốc Đông y

Bên cạnh thuốc dân gian, thuốc tân dược, thuốc Đông y cũng là một trong những giải pháp tối ưu, giúp người bệnh giải quyết tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng.

Một số vị thuốc hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày thực quản có thể kể đến như:

  • Chè dây: An thần, thanh nhiệt, giải độc, trung hòa acid dịch vị
  • Tam thất: giảm đau, lưu thông khí huyết, làm lành tổn thương niêm mạc
  • Ô tặc cốt: giải quyết tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược acid dạ dày
  • Bố chính sâm: Bồi bổ cơ thể người bệnh, nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tái lại.
  • Mơ tam thể: kháng viêm, giam đau
  • Dạ cẩm: trung hòa acid dịch vị, giảm đau, hỗ trợ làm lành viêm loét

Lưu ý: Người bệnh không nên mua thảo dược mà nên đến thăm khám tại các cơ sở khám bệnh bằng Đông y uy tín để được tư vấn cách tối ưu.

Thuốc Nam có tác dụng chậm nhưng chứa dứt điểm trào ngược dạ dày
Thuốc Nam có tác dụng chậm nhưng bền vững

Ưu điểm:

  • Có tác dụng hỗ trợ điều trị từ nguyên căn bệnh
  • Thảo dược tự nhiên, dùng được với cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh
  • Nhiều vị thảo dược tự nhiên giúp bồi bổ cơ thể người bệnh, giảm nguy cơ bị lại.
  • Giá thành phải chăng

Nhược điểm: Thời gian hỗ trợ điều trị dài, nhiều vị thảo dược quý khó tìm kiếm.

Những lưu ý về chế độ ăn uống để giảm tình trạng hôi miệng do trào ngược

Dưới đây là những nguyên tắc trong thực đơn ăn uống hàng ngày người bệnh nên nắm rõ:

  • Bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả, vitamin từ nước trái cây
  • Bổ sung lượng tinh bột vừa đủ từ cơm, cháo, bánh mì…
  • Nên dùng những thực phẩm có nguồn protein ít béo, dầu omega-3
  • Giảm dầu mỡ và lượng muối trong thức ăn
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm có nhiều chất phụ gia, chứa nhiều acid làm hại dạ dày

Những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp câu hỏi “Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không?” Bên cạnh đó đã đưa ra gợi ý về cách hỗ trợ chữa trào ngược và được tin dùng nhiều nhất hiện nay. Hãy vận dụng những kiến thức trong bài viết để hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. 

Array

Ngày Cập nhật 04/06/2024