Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Và Cách “Xoa Dịu” Kịp Thời
Ở thời kỳ đầu mang thai, các hoocmon trong cơ thể thay đổi, nội tiết tố progesterone tăng cao nhằm tạo điều kiện cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên điều này làm giãn nở van dạ dày, khiến acid dễ dàng trào ngược lên thực quản. Vậy dấu hiệu và cách xử lý tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để biết câu trả lời.
5 dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai
Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày khi mang bầu có đôi nét tương đồng giống với biểu hiện mang thai. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ không nhận biết sớm, dẫn đến xử lý muộn và dễ có nguy cơ gặp phải biến chứng.
Hãy nắm rõ những triệu chứng trào ngược dạ dày dưới đây để bảo vệ cho mẹ và bé:
1/ Ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng xương ức
Tình trạng này xuất hiện thường xuyên vào ban đêm, khi ngủ khiến người bệnh khó chịu. Cảm giác acid trào ngược lên dạ dày để lại vị chua trong miệng. Nóng rát lan từ vùng thực vị đến xương ức và lan lên thực quản.

2/ Đau rát thượng vị
Dấu hiệu trào ngược thực quản khi mang thai này là do acid trào ngược gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi dạ dày co bóp sẽ tạo nên những cơn đau nhức.
3/ Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược
Khi niêm mạc thực quản bị tổn thương gây nên tình trạng kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn. Người bệnh có thể nôn bất cứ lúc nào trong ngày. Đặc biệt tình trạng này thường xuyên xuất hiện vào ban đêm. Vì lúc này hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
4/ Đau tức ngực
Người bệnh sẽ có cảm giác bị đè nén ở ngực, khó thở, lan rộng ra vùng lưng và cánh tay. Nguyên nhân gây ra dấu hiệu này là do acid trào ngược kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tình hiệu như đau ngực.
5/ Ho khan, ho có đờm, đau khi nuốt
Acid trào ngược lên thực quản, sau đó xâm nhập vào phổi gây sưng, đau đường thở. Lâu ngày bệnh không được xử lý đúng cách dẫn đến ho kéo dài, có đờm. Niêm mạc thực quản bị tổn thương, cản trở đường lưu thông của thức ăn xuống dạ dày. Vì vậy, bạn thường thấy đau khi nuốt.
Những biến chứng có thể bị gây ra như hẹp môn vị, barrett thực quản, chảy máu thực quản…Đồng thời ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, ngăn cản sự phát triển của bé. Bé sinh ra dễ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Có nên uống thuốc trào ngược dạ dày khi mang thai?
Khi mang thai mà gặp phải tình trạng trào ngược acid dạ dày, người bệnh không nên TỰ Ý sử dụng bất cứ loại thuốc tây y nào.
Bởi lẽ, thuốc giảm đau, chống acid trào ngược có thể gây nên nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể thai nhi. Trong trường hợp không bắt buộc, người mẹ không được tự ý sử dụng thuốc. Khi cần thiết phải giải quyết, người bệnh nên tham vấn các ý kiến từ chuyên gia để được xử lý đúng và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Một trong những giải pháp thích hợp để hỗ trợ điều trị bệnh cho mẹ bầu khi mang thai là có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian, tuy nhiên trước khi sử dụng vẫn cần tham vấn ý kiến chuyên gia.
- Nghệ: Tinh bột nghệ có chứa hoạt chất cucurmin chống oxy hóa. Người bệnh nên dùng tinh bột nghệ và sữa chua trước bữa sáng, 1 lần/ 1 ngày.
- Trà hoa cúc: Loại hoa này có chứa thành phần dược chất có tác dụng an thần, giảm tiết acid dạ dày và co bóp dạ dày. Từ đó giảm đau rát thượng vị.
- Dừa: Nước dừa có chứa nhiều khoáng chất, điện giải và vitamin có lợi cho bà bầu. Đồng thời cũng có hiệu quả giảm đau dạ dày. Người bệnh nên dùng mỗi ngày 1 quả dừa.
- Lô hội: Loại thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, 12 loại vitamin tốt cho tiêu hóa. Mẹ bầu có thể nấu canh, uống nước ép mỗi ngày để giảm trào ngược acid dạ dày.

Bên cạnh những phương pháp cải thiện trào ngược dạ dày khi mang thai kể trên, người bệnh có thể áp dụng thêm thực đơn ăn uống “vàng”, chế độ tập luyện tích cực để khắc phục triệu chứng.
Cách giảm trào ngược dạ dày khi mang thai
Hiện tượng trào ngược dạ dày khi mang thai gây ra nhiều khó chịu. Người bệnh có thể thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như thực đơn ăn uống để hạn chế khó chịu do trào ngược acid dịch vị.
Thực đơn ăn uống:
- Bổ sung rau vào thực đơn ăn uống hàng ngày
- Bổ sung thêm tinh bột để làm giảm lượng acid dư thừa, hạn chế trào ngược
- Bổ sung protein có từ sữa, thịt ít béo, ức gà…, giúp thúc đẩy quá trình làm lành viêm loét thực quản và dạ dày
- Hạn chế đồ chiên, rán, nhiều dầu mỡ, hoa quả nhiều vitamin C
- Không cho trẻ uống nước có gas, nhiều đường, đồ hộp nhiều chất phụ gia…
Chế độ sinh hoạt:
- Không nên ăn quá no trong một bữa, người bệnh nên ăn nhiều bữa, ăn chậm rãi, nhai kỹ
- Không nên nằm sau khi ăn khoảng 2 tiếng. Khi ngủ cần kê cao gối, đề phòng acid trào ngược lên thực quản khi ngủ
- Tích cực tập luyện những bài thể dục, tư thế yoga dành cho bà bầu
- Không nên mặc váy bó sát, gây áp lực lên dạ dày và thai nhi
- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh áp lực, căng thẳng

Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, chuyên mục đã đưa ra thông tin chi tiết về trào ngược dạ dày khi mang thai. Áp dụng những kiến thức trong bài viết, người bệnh hãy nhận biết sớm dấu hiệu và xử lý kịp thời. Chúc bạn nhanh loại bỏ những phiền toái do trào ngược dạ dày thực quản gây ra!
ArrayNgày Cập nhật 04/06/2024