Trễ kinh 1 tháng: Có thai hay dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Tình trạng trễ kinh đã không còn quá xa lạ với phụ nữ. Đa phần chị em đều nhận thức được rằng trễ kinh là biểu hiện của việc mang thai. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trễ kinh 1 tháng mà que thử thai vẫn báo 1 vạch khiến chúng ta không khỏi bất an. Vậy, đâu là nguyên nhân của hiện tượng này, liệu có phải vấn đề bệnh lý?
Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch có thai hay không?
Que thử thai vẫn là phương pháp phổ biến và thông dụng nhất để chị em có thể kiểm tra xem mình có mang thai hay không. Sử dụng que thử thai sau khi quan hệ khoảng 7 đến 10 ngày có thể cho kết quả chính xác lên đến 90% qua việc kiểm tra định tính nồng độ hormone hCG do nhau thai tiết ra và có trong nước tiểu của mẹ bầu.
Trên que thử thai thường có một vạch kiểm soát sẵn. Nếu bạn có thai, khi tiếp xúc với mẫu nước tiểu của bạn, que sẽ hiện thêm một vạch kết quả, lúc này trên que sẽ có 2 vạch.
Khi bạn bị trễ kinh nguyệt 1 tháng, kiểm tra bằng que thử thai vẫn thấy kết quả hiện 1 vạch thì rất có thể bạn không hề mang thai mà nguyên nhân do vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, chị em cũng cần phải kiểm tra lại chất lượng que thử cũng như cách sử dụng que thử của mình đã đúng hay chưa hay sức khỏe có vấn đề vì đôi khi chúng sẽ làm sai lệch đến kết quả. Lưu ý
- Tính đúng ngày rụng trứng để sử dụng que thử thai cho kết quả chính xác (7 đến 9 ngày sau khi phát hiện trễ kinh).
- Sử dụng que thử thai đúng theo thời gian ghi trên hướng dẫn sử dụng.
- Không nên uống nhiều nước trước khi thử mẫu nước tiểu. Nên thử trước khi ngủ dậy để đảm bảo nồng độ hCG trong nước tiểu cao nhất.
- Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu,..có thể ảnh hưởng đến kết quả thử thai.
- Một số bệnh lý như u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang,…hay khi bạn mang thai ngoài tử cung cũng khiến cho nồng độ hormone hCG tăng lên, làm sai lệch kết quả.
Trễ kinh 1 tháng có sao không?
Nếu bạn đã trễ kinh đến 1 tháng mà kết quả kiểm tra chính xác là không mang thai thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Ảnh hưởng đến sức khỏe do mắc các bệnh lý phụ khoa
Hiện tượng chậm kinh, trễ kinh 1 tháng có thể là do bạn đã mắc phải một số bệnh lý phụ khoa về tử cung và buồng trứng như:
- Viêm nhiễm Phụ khoa: Viêm nhiễm ở cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của các bộ phận này, khiến cho nội tiết tố thay đổi và ảnh hưởng đến kỳ kinh (chậm kinh).
- U xơ tử cung: Những khối u xuất hiện ở tử cung khiến cho lớp niêm mạc tử cung khó bong tróc hơn, vì thế mà khó xuất hiện kinh nguyệt, trễ kinh.
- U nang buồng trứng, đa nang buồng trứng: U nang buồng trứng, đa nang buồng trứng là những bệnh lý làm cản trở quá trình rụng trứng, thay đổi chức năng, hoạt động sản xuất hormone sinh dục của buồng trứng, từ đó dẫn đến chậm kinh.
- Viêm vùng chậu, viêm nội mạc: Những bộ phận này khi bị viêm sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải máu kinh khỏi cơ thể, gây rối loạn chu kỳ và thời gian hành kinh.
- Ung thư cổ tử cung: Thông thường, ở giai đoạn đầu, khi các tế bào ung thư mới hình thành ở phần bề mặt, biểu mô sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như đau lưng, đau vùng chậu, trễ kinh,…
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe nữ giới
Khi bị trễ kinh không phải do mang thai mà bắt nguồn từ các bệnh lý Phụ khoa, đồng nghĩa với việc hoạt động, chức năng của buồng trứng và tử cung không ổn định, có thể gây ra tình trạng khó thụ thai và gây vô sinh – hiếm muộn. Thậm chí, những bệnh lý này còn có thể gây nguy hiểm đến quá trình mang thai của chị em.
Ngoài ra, buồng trứng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và ổn định sức khỏe nữ giới thông qua các hormone, nội tiết tố. Nếu buồng trứng bị suy yếu cũng sẽ trở thành mối nguy hại cho sức khỏe của chị em.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Phụ nữ thường lo lắng, bất an mỗi khi thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều. Suy nghĩ nhiều, stress khiến cho tình trạng này càng nghiêm trọng và kéo dài hơn, ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt của chị em.
Cần làm gì khi bị trễ kinh 1 tháng?
Khi bị trễ kinh 1 tháng, bạn cần phải bình tĩnh thực hiện theo một số lưu ý sau đây:
- Nên mua que thử thai, thử nhiều lần để có kết quả chính xác, kiểm tra xem mình có mang thai hay không.
- Nếu vẫn chưa thực sự yên tâm, bạn nên đi siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu.
- Nếu trễ kinh 1 tháng không phải do mang thai, bạn cần nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân, sau đó có hướng điều trị phù hợp.
- Tuyệt đối không sử dụng bất cứ biện pháp khắc phục nào mà chưa thông qua ý kiến cũng như chỉ định từ bác sĩ.
- Cân đối lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho phù hợp, khoa học, đủ dưỡng chất cho cơ thể hoạt động tốt.
- Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập luyện, nâng cao đề kháng.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh việc quá mệt mỏi, căng thẳng, áp lực.
- Tránh quan hệ tình dục trước khi tìm ra được nguyên nhân chính xác.
- Nếu đã mang thai, bạn cần đến gặp bác sĩ khoa Sản để được tư vấn và nhận những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe thai kỳ.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng trễ kinh 1 tháng. Nếu trễ kinh kéo dài không phải do mang thai, bạn cần phải sáng suốt lựa chọn biện pháp khắc phục cho phù hợp với nguyên nhân và thể trạng của mình, tránh “tiền mất tật mang”.
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!