Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu
Trong một số trường hợp, người bị thoái hóa khớp gối có thể hết bệnh nhờ thực hiện các bài tập mà không cần can thiệp ngoại khoa. Dưới đây là các cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu đang được áp dụng rộng rãi.
Những trường hợp bị thoái hóa khớp gối cần đến vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể áp dụng như một phương pháp độc lập chữa bệnh thoái hóa khớp gối. Những trường hợp bệnh nhẹ và mới phát hiện sẽ được điều trị theo cách này. Tuy nhiên, thực tế không nhiều trường hợp áp dụng vật lý trị liệu với góc độ là phương pháp độc lập.
Nguyên nhân là đa số các trường hợp phát hiện bệnh ở mức độ trung bình đến nặng. Khi đó, người bệnh sẽ được dùng thuốc kết hợp với các bài tập thích hợp. Ngoài ra, sau phẫu thuật thoái hóa khớp gối cũng sẽ cần đến các bài tập vật lý trị liệu để nhanh hồi phục và phòng chống các biến chứng.
Tóm lại, trong điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể dùng thuốc, không dùng thuốc hoặc phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc… Dù áp dụng phương pháp nào cũng cần đến các bài tập vật lý trị liệu. Chính vì thế, trang bị cho mình một ít kiến thức về các bài tập này là điều vô cùng cần thiết.
Tác động các bài tập vật lý trị liệu đến bệnh thoái hóa khớp gối
Trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu tập trung vào 2 hướng tác động. Thứ nhất, tăng sự dẻo dai và khỏe mạnh cho dây chằng. Bao gồm cả dây chằng trước và dây chằng sau. Nhờ đó các cử động ở đầu gối của người bệnh sẽ dễ dàng hơn.
Hướng tác động thứ 2 của các bài tập là vào túi hoạt dịch. Cụ thể, nó sẽ kích thích túi này tiết nhiều dịch bôi trơn hai đầu khớp và nuôi dưỡng phần sụn khớp. Từ đó giảm các cơn đau do bệnh gây ra. Đồng thời, khi kết hợp các bài tập sau phẫu thuật hoặc song song với dùng thuốc sẽ giúp sụn khớp tái tạo nhanh hơn.
Các bài tập vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp gối
3 bài tập chữa thoái hóa khớp gối với tư thế đứng
Bài số 1: Hai chân rộng bằng vai, chân trái đặt trước chân phải. Từ từ gấp khớp gối phải lại. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây. Lặp lại từ 3 – 5 lần thì đổi chân trái.
Bài số 2: 1 tay vịn vào thành ghế. 1 chân làm chân trụ. Nếu tay phải vịn thì chân trái làm trụ và ngược lại. Tay còn lại kéo từ từ gót chân không trụ lên sau mông. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây. Thả lỏng 3 giây rồi lặp lại.
Bài số 3: Dựa lưng và đứng sát vào tường. Chân rộng bằng vai. Từ từ uốn cong hai đầu gối lại. Dùng lưng và mông (khung xương chậu) giảm bớt trọng lực khi hạ người xuống thấp bằng cách chống vào tường. Lưu ý là đừng cúi xuống quá sâu để tránh tổn thương khớp gối. Mỗi lần uống cong giữ khoảng 10 giây thì thả lỏng.
Bài tập chữa thoái hóa khớp với tư thế ngồi
Ngồi ở mép giường hoặc ghế. Sao cho độ cao đủ để hai chân co duỗi mà không bị vướng. Khi đã quen với bài tập, bạn có thể dùng chân này gác chéo lên chân kia để tạo phản lực.
2 bài tập chữa thoái hóa khớp khi nằm
Bài số 1: Nằm ngửa và duỗi thẳng hai chân. Từ từ co 1 chân lên cho đến khi đùi áp vào bụng rồi duỗi chân về lại tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự đối với chân còn lại. Mỗi chân co duỗi từ 15 – 20 cái.
Bài số 2: Dùng khăn dài móc vào mũi 1 chân. Từ từ nâng chân lên trong lúc hai chân vẫn đang giữ thẳng. Thân người phía trên hơi hướng về trước. Nâng và giữ chân trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng về vị trí ban đầu. Nghỉ khoảng 5 giây rồi lặp lại động tác với chân còn lại.
Bài tập riêng dành cho người thoái hóa khớp gối kèm lệch trục khớp
Một trong những hậu quả thường thấy của bệnh thoái hóa khớp là gây lệch trục khớp. Khi khép chân lại, trục khớp của người bình thường sẽ nằm trên một đường thẳng. Với người bị lệch trục khớp thì chân khi khép sẽ tạo thành hình chữ O hoặc X. Những trường hợp bị thoái khớp khớp kèm lệch trục khớp cần tác động mạnh vào các cơ đối diện. Mục đích là cải thiện tình trạng lệch trục.
Nếu trục lệch hình chữ O, người tập cần dùng một cái gối hoặc quả bóng đặt giữa hai đầu gối. Trong lúc thực hiện các bài tập co duỗi khớp gối cần dùng lực ép chặt lại đầu gối lại. Còn trường hợp lệch trục hình chữ X thì dùng dây thun buộc hai đầu gối hoặc hai cổ chân lại với nhau. Khi thực hiện bài tập thì dùng lực ở nhóm cơ bên ngoài để làm căng dây thun.
Chú ý khi chữa thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu
Cường độ tập luyện và mức độ co duỗi hoặc uốn cong của khớp gối tùy vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, có một lưu ý chung khi chữa trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu là không được nôn nóng. Cường độ luyện tập phải đi từ nặng đến nhẹ, từ ít đến nhiều.
Khi mới bắt đầu, bạn nên chia nhỏ bài tập và thực hiện nhiều lần trong ngày. Nếu không, khớp gối rất dễ bị tổn thương và khiến cho bệnh càng trầm trọng. Bên cạnh đó, nếu khớp gối có biểu hiện bất thường như sưng hoặc đau nhiều, bạn phải giảm cường độ hoặc xem lại tư thế tập đã đúng chưa. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài một vài ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến bác sĩ kiểm tra.
Song song đó, vấn đề cân nặng cũng rất quan trọng. Dù có thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hay không thì việc duy trì cân nặng hợp lý luôn rất quan trọng. Bởi thừa cân không chỉ làm giảm hiệu quả tác chữa trị của các bài tập mà còn khiến bệnh diễn ra nghiêm trọng. Đồng thời, tình trạng thừa cân còn gây khó khăn trong điều trị để khỏi bệnh hoàn toàn (bao gồm cả những trường hợp áp dụng phẫu thuật.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!