Viêm amidan có nguy hiểm không? Cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng bệnh?
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm, sưng phù tại các khối amidan. Người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau rát, viêm họng kéo dài. Vậy bệnh viêm amidan có nguy hiểm không, những biến chứng bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua những chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, Nguyên PGĐ. Bệnh viện YHCT Hà Đông.
Viêm amidan có nguy hiểm không?
Trả lời cho băn khoăn viêm amidan có nguy hiểm không, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Viêm amidan là bệnh đường hô hấp nguy hiểm dễ gặp ở trẻ em, bà bầu và những đối tượng có sức đề kháng suy yếu. Dù ở mức độ cấp tính, mãn tính hay hốc mủ viêm amidan đều có thể gây ra những tác động tiêu cực và biến chứng nguy hiểm”.
Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Phương, người bệnh sẽ phải gánh chịu những biến chứng như sau:
Viêm amidan cấp có nguy hiểm không?
Viêm amidan cấp thường khởi phát đột ngột, gây những triệu chứng nặng nề, khó chịu. Những triệu chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Viêm cấp tính nếu không được chữa trị sẽ dễ biến chứng:
- Tiến triển thành dạng viêm amidan mãn tính, viêm hốc mủ: Đây đều là tình trạng viêm amidan nặng nề, thường xuyên tái phát.
- Biến chứng tại chỗ: Nhiễm khuẩn lây lan gây mủ quanh amidan và giữa amidan. Bệnh nhân bị viêm tấy, áp xe quanh amidan, cảm giác đau nhiều đau lan lên tai, đau không nuốt được.
Viêm amidan mãn tính, hốc mủ có nguy hiểm không?
Viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ là những cấp độ nghiêm trọng của bệnh viêm amidan. Những tình trạng này thường đi kèm các triệu chứng nặng nề hơn viêm nhiễm mức độ cấp tính, bệnh tái phát nhiều lần. Nếu không chữa trị tốt người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Ngưng thở khi ngủ: Đây là biến chứng thường gặp của viêm amidan mãn tính, đặc biệt là viêm amidan quá phát. Amidan sưng to, lấp kín đường thở khiến người bệnh khó thở. Tình trạng ngưng thở khi ngủ nếu tiếp diễn lâu dài sẽ gây ra những hệ lụy như: Giảm trí nhớ, nhồi máu cơ tim, mất tập trung, tai biến mạch máu não.
- Viêm mô tế bào amidan: Tình trạng viêm mô tế bào amidan xảy ra do nhiễm trùng sâu trong amidan. Người bệnh bị đau họng nặng, khó cử động cơ hàm, nuốt rất đau… Nếu không được can thiệp sớm, viêm mô tế bào có thể dẫn đến ung thư vòm họng.
- Áp xe amidan: Áp xe amidan khiến người bệnh bị sốt cao, đau họng nặng nề, hơi thở hôi, người mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây phù nề thanh quản, hạch dưới xương hàm, áp xe thành bên của họng, viêm tắc xoang hang. Một số trường hợp, áp xe amidan sẽ khiến thành động mạch bị tổn thương, nhiễm khuẩn huyết.
- Sốt thấp khớp: Viêm amidan mãn tính thường kéo dài sẽ gây sốt thấp khớp. Người bệnh có các triệu chứng như sốt cao, da xanh xao, đau tức ngực, sưng đỏ, đau và nóng các khớp, tim đập nhanh, rối loạn cảm giác. Sốt thấp khớp kéo dài dễ làm tổn thương van tim, thậm chí suy tim.
- Viêm cầu thận: Biến chứng này thường có các biểu hiện như: Sốt, đau tức vùng thận, đau quặn thận, buồn nôn, đau bụng, nước tiểu ít, màu vàng, có protein niệu. Biến chứng viêm cầu thận nếu không được can thiệp sớm sẽ gây suy thận cấp và suy tim.
Vì vậy ngay khi có các dấu hiệu viêm amidan mãn tính, người bệnh nên đi khám và chủ động chữa trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
Khi bị viêm amidan cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng bệnh?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và thoát khỏi căn bệnh viêm amidan, người bệnh có thể điều trị theo những cách sau:
Chữa viêm amidan bằng mẹo dân gian
Cách chữa này sử dụng các mẹo dân gian chữa amidan từ nguyên liệu tự nhiên như: Mật ong, chanh, cây lược vàng, gừng, tỏi, trám chua, nghệ, xạ can… Các mẹo dân gian giúp loại bỏ cảm giác đau nhức, rát họng và tiêu đờm. Tuy nhiên những cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nên cần kết hợp với các phương pháp khác.
Điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây
Phương pháp này sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống phù nề, thuốc giảm đau, thuốc súc họng… Cách này chữa khỏi các triệu chứng viêm amidan nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc tây thường gây các tác dụng phụ và dễ nhờn thuốc. Vì vậy người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Cắt amidan
Biện pháp này được áp dụng với viêm amidan mãn tính, viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, viêm nặng cản trở đường thở, gây biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn viêm amidan, ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát. Tuy nhiên, cắt amidan tiềm ẩn nhiều rủi ro như sốc khi gây mê, chảy máu không thể kiểm soát trong phẫu thuật, viêm nhiễm hậu phẫu. Vì vậy người bệnh chỉ nên cắt amidan khi thực sự cần thiết.
Chữa viêm amidan bằng thuốc Đông y
Theo Đông y nguyên nhân chính gây viêm nhiễm đường hô hấp bao gồm cả viêm amidan là sự suy giảm miễn dịch kết hợp sự xâm nhập của ngoại tà, vi khuẩn virus. Tình trạng suy giảm đề kháng thường bắt nguồn từ những tổn thương tại tạng phủ bên trong. Từ đó, tà khí bên ngoài dễ dàng xâm nhập và hoạt động, gây viêm.
Chính vì vậy, Đông y chủ trường điều trị bệnh theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ, giải quyết tổn thương ở tạng phủ. Khi đó, vệ khí sẽ vững vàng, chính khí được tăng cường, nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Khi cơ thể đã cân bằng, ngoại tà sẽ bị ức chế, ngăn ngừa xâm nhập giúp giải quyết các triệu chứng viêm amidan hiệu quả.
Một trong những bài thuốc Đông y chữa viêm amidan tuân thủ chính xác nguyên tắc trên là Thanh hầu bổ phế thang. Bài thuốc được nghiên cứu kỹ càng và ứng dụng tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Được nghiên cứu kỹ càng: Tất cả dược liệu đều trải qua kiểm tra độc tính cấp diễn & bán trừ diễn, phân tích, thẩm định thành phần dược tính.
- Dược liệu đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc tự nhiên, có nguồn gốc từ các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO.
- Dùng được cho nhiều đối tượng, bao gồm trẻ em trên 2 tuổi, người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi…
- Kết quả kiểm nghiệm thực tế: Trên 80% bệnh nhân khỏi viêm amidan sau 2 – 4 tháng sử dụng.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề viêm amidan có nguy hiểm không từ bác sĩ Lê Phương. Mong rằng thông qua những chia sẻ này, người bệnh hiểu rõ hơn về những mối nguy hiểm có thể phải đối mặt. Từ đó, bệnh nhân sẽ chủ động hơn trong việc chữa trị, loại bỏ bệnh nhanh chóng.
Ngày Cập nhật 30/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!