Viêm họng mãn tính có thể gây ung thư vòm họng, cần điều trị kịp thời!
Viêm họng mãn tính là tình trạng nguy hiểm, các triệu chứng dai dẳng, thường xuyên tái phát. Nếu không điều trị tốt, viêm họng mạn sẽ tiến triển nặng hơn, gây viêm thanh – phế quản, viêm phổi, thậm chí là ung thư vòm họng. Vậy làm thế nào để chữa viêm họng mãn tính hiệu quả?
Viêm họng mãn tính là gì? Các dạng viêm họng mạn
Viêm họng mãn tính là hiện tượng viêm họng kéo dài, tái phát nhiều lần. Hiện tượng này xảy ra là do viêm họng cấp không được xử lý hiệu quả hoặc không khỏi sau khi áp dụng các biện pháp điều trị.
Viêm họng mạn có 4 dạng phổ biến là:
- Thể sung huyết: Là giai đoạn đầu của bệnh với biểu hiện như: Niêm mạc vùng họng đỏ, đau rát họng, nổi nhiều mao mạch máu.
- Thể xuất tiết: Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng tăng tiết chất nhầy
- Viêm họng mạn tính quá phát: Còn được gọi là viêm họng hạt. Tình trạng này khiến lớp niêm mạc họng dày lên, đỏ. Các tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển thành các đám gồ ghề những hạt to nhỏ.
- Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo đi, mỏng và khô. Vòm họng nhợt nhạt, đóng vảy vàng
Nguyên nhân viêm họng mãn là gì?
Viêm họng mạn khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

- Vi khuẩn, virus: Nhiều loại vi khuẩn, virus có khả năng tấn công vùng niêm mạc họng gây viêm mãn tính như: Liên cầu khuẩn Streptococcus, virus bạch cầu, virus sởi, virus cúm…
- Mắc các bệnh lý mãn tính như: Viêm xoang mãn tính, viêm amidan mãn tính…
- Trào ngược dạ dày thực quản: Hiện tượng trào ngược khiến axit trong dạ dày tiến về phía họng. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương, dễ viêm nhiễm.
- Môi trường ô nhiễm: Môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc viêm họng mãn tính.
- Nguyên nhân khác: Sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu, cơ địa bị dị ứng, polyp cuống mũi…
Ngoài ra, một số bệnh nhân bị viêm họng do lây nhiễm từ người khác. Bệnh gây ra do các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm… có thể lây sang người khác qua đường không khí hoặc vật dụng sinh hoạt.
Bệnh viêm họng mãn tính triệu chứng như thế nào?
Khi mắc bệnh viêm họng mạn, người bệnh thường nhận thấy những biểu hiện sau:

- Cổ họng vướng víu, khó chịu, muốn khạc nhổ.
- Đau họng: Vùng họng sưng viêm khiến người bệnh luôn cảm thấy đau rát. Tình trạng này nghiêm trọng hơn khi nói, nuốt hoặc ho.
- Ho có đờm: Thường xuất hiện vào buổi sáng khi tỉnh giấc. Đờm có màu sắc tùy vào loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Khàn cổ, thay đổi giọng nói.
Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh còn có thể có những triệu chứng đặc trưng của những thể bệnh khác nhau:
- Triệu chứng viêm họng hạt: Họng vướng víu khiến người bệnh cảm thấy như bị hóc, thường xuyên buồn nôn. Niêm mạc họng sần sùi, nhìn thấy các hạt ở thành sau của họng. Bệnh có thể chuyển thành viêm họng mãn tính có nổi hạch.
- Biểu hiện của viêm họng mãn tính xuất tiết: Niêm mạc họng đỏ, nhiều đờm nhầy, có hạt li ti nổi quanh thành họng. Người bệnh nhức mỏi toàn thân, suy nhược cơ thể, sốt cao, kém ăn uống.
- Triệu chứng viêm họng mãn tính thể teo: Cổ họng khô rát và đau, đờm họng đặc. Niêm mạc họng có thể bị tổn thương, chảy máu.
- Biểu hiện viêm họng mạn tính – trong hội chứng trào ngược: Đau rát họng, nóng rát vùng ngực phía sau xương ức. Người bệnh thường xuyên ợ chua, ợ hơi hoặc nấc.
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?
Viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ khiến người bệnh khó chịu, lo lắng bất an mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh sẽ phải đối diện với những nguy cơ:

- Biến chứng gần: Áp xe họng, viêm tấy amidan, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh – phế quản, viêm phổi…
- Biến chứng xa: Viêm khớp cấp, viêm cầu thận, thậm chí là ung thư vòm họng.
- Biến chứng khác: Viêm họng do bạch cầu có thể tạo ra nhiều giả mạc lấp kín cổ họng gây suy hô hấp. Viêm họng hạt nặng sẽ khiến cổ họng vướng víu, ảnh hưởng đến khả năng nuốt.
Vậy viêm họng mãn tính có chữa được không? Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ cho biết: “Viêm họng mãn tính là bệnh dai dẳng dễ tái phát và khó chữa trị. Nói như vậy không hẳn là không chữa khỏi được. Nếu người bệnh chữa trị tích cực và chữa theo phương pháp phù hợp bệnh có thể khỏi”.
Vì vậy, người bệnh nên chủ động phòng tránh viêm họng. Nếu nhận thấy những biểu hiện của viêm họng kéo dài, người bệnh nên sớm đến gặp các thầy thuốc, bác sĩ để kiểm tra, xác định đúng tình trạng. Từ đó các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên điều trị hợp lý nhất cho người bệnh.
Viêm họng mãn tính kiêng gì? Phòng bệnh như thế nào?
Những thực phẩm người bệnh nên ăn và cần kiêng cụ thể như sau:

Viêm họng mãn tính là bệnh gây ra những triệu chứng dai dẳng và khó điều trị. Vì vậy mọi người nên chủ động điều trị căn bệnh này bằng những biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời để ngăn các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhất là vùng mũi họng.
- Tránh dùng chung vật dụng sinh hoạt và thức ăn với người bị viêm họng mãn tính.
- Nếu mắc viêm amidan, viêm họng, cảm cúm, trào ngược dạ dày… thì cần điều trị triệt để.
Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách nào?
Viêm họng mãn tính được chữa trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Tìm hiểu rõ từng pháp sẽ giúp ích cho quá trình điều trị của người bệnh.
Cách chữa viêm họng mãn tính dân gian
Trong dân gian có nhiều biện pháp chữa viêm họng được lưu truyền. Một số mẹo dân gian chữa viêm họng mạn tại nhà được người bệnh áp dụng phổ biến là:
- Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong: Ngậm mật ong rồi nuốt từ từ hoặc ngâm quất/ chanh với mật ong để ngậm dần.
- Cây lược vàng trị viêm họng mạn: Dùng lá lược vàng rửa sạch cho vào miệng nhai nuốt nước bỏ bã.
- Chữa viêm họng mãn bằng tỏi: Tỏi bóc vỏ ngâm với mật ong. Mỗi ngày sử dụng dung dịch tỏi mật ong uống 2 lần.
- Lá hẹ trị viêm họng mãn tính: Thái khúc lá hẹ rồi đem xào với giấm. Dùng hỗn hợp lá hẹ xào đắp lên vùng cổ họng khoảng 5 – 6 tiếng.
Các cách chữa hoặc bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt thường đơn giản, dễ thực hiện và giúp giảm bớt cảm giác khó chịu ở họng. Tuy nhiên những mẹo dân gian không thể giúp chữa khỏi hoàn toàn viêm họng mãn. Nếu lạm dụng, bệnh sẽ dễ biến chứng hơn.
Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Thuốc tây y
Điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc Tây y cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp:

- Kháng sinh: Clamoxyl, Penicillin, Erythromycin, Cephalexin, Augmentine, Zinnat… Thuốc giúp kháng lại các vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh.
- Thuốc chống phù nề, kháng viêm: Steroid, oropivalone, lysopaine…
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau họng, paracetamol, aspirin, ibuprofen…
- Dung dịch nhỏ mũi, nước muối sinh lý, thuốc bôi giúp se niêm mạc họng…
- Thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamin…
- Thuốc giảm ho, viên ngậm…
Các loại thuốc Tây y có tác dụng điều trị triệu chứng viêm họng hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát sau khi dừng sử dụng thuốc. Điều trị trong thời gian dài bằng thuốc Tây y, bệnh nhân có thể bị kháng thuốc hoặc gặp các tác dụng phụ của thuốc. Những tác dụng phụ thường gặp là: Đau – viêm dạ dày, tăng men gan, suy thận, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt…
Dùng thuốc Tây không đúng cách có thể dẫn đến tương tác thuốc rất nguy hiểm. Vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nếu chưa được bác sĩ chỉ định.
Điều trị viêm họng hạt bằng phương pháp đốt
Phương pháp đốt hạt thường được áp dụng cho người bị viêm họng có các hạt ở thành sau phát triển quá lớn, điều trị nội khoa không đáp ứng. Những biện pháp đốt thường được áp dụng là đốt điện, laser, đốt hóa chất nito lạnh…
Phương pháp đốt giúp loại bỏ các hạt trong thời gian ngắn, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh. Bệnh nhân không còn đau rát, cảm giác hóc, khả năng ăn uống cũng tốt hơn.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Đốt hạt chỉ giúp loại bỏ những hạt lớn chứ không loại bỏ những hạt li ti. Do vậy bệnh vẫn có thể tái phát. Đốt hạt cũng dễ gây tổn thương, viêm nhiễm, sẹo ở họng.
Chữa viêm họng mãn tính bằng đông y
Theo Đông y, họng là phần trên của phế, nơi dễ bị tà khí xâm nhập. Nếu phế khí yếu, hầu họng sẽ dễ viêm nhiễm. Ngoài ra viêm họng mãn tính còn do tạng phủ mất cân bằng, phong nhiệt bên trong tăng lên uất kết ở họng. Đồng thời phong nhiệt bên ngoài xâm nhập khiến viêm nặng ở họng.

Đông y cho rằng, muốn chữa trị viêm họng mãn tính hiệu quả, phép chữa cần chú trọng bổ phế, bổ nội tạng, tiêu viêm, thanh nhiệt, lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, cải thiện vệ khí.
Khi vệ khí được tăng cường, cơ thể ở trạng thái cân bằng sẽ sản sinh lực chống lại các tác nhân bên ngoài. Nhờ vậy viêm họng được chữa tận gốc, ngăn ngừa tối đa khả năng tái phát.
Các bài thuốc Đông y không chỉ mang lại hiệu quả chữa trị triệt để hơn, ngăn ngừa tái phát mà còn an toàn, không gây tác dụng phụ cho người bệnh, nhất là khi phải điều trị những chứng bệnh mãn tính. Tuy nhiên thuốc Đông y thường phát huy công dụng từ từ nên người bệnh cần sử dụng thuốc một thời gian dài.
Như vậy, mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên với căn bệnh cần chữa trị trong thời gian lâu dài như viêm họng mãn tính thì chữa bằng thuốc Đông y là giải pháp an toàn và phù hợp hơn cả.
ArrayNgày Cập nhật 05/06/2024