Người Viêm Loét Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua? [Tư Vấn]
Các đối tượng bị viêm loét dạ dày cần hết sức lưu ý trong chế độ ăn uống cũng như cần kiêng khem những gì để bệnh tình được khôi phục nhanh chóng. Bị viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua được không là một trong những thắc mắc của nhiều đối tượng đang mắc phải căn bệnh này. Để làm rõ thắc mắc này, chuyên gia Drbacsi sẽ giúp bạn đọc cũng như người bệnh làm rõ vấn đề này.

Bị Viêm Loét Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua? – Giải đáp thắc mắc
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét là do một loại virus mang tên Helicobacter Pylory cư trú ở niêm mạc dạ dày gây nên. Nhưng cũng có những trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), lạm dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề bất lợi đối với sức khỏe người mắc phải như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.
Một vấn đề khác người bệnh cần biết là căn bệnh viêm loét dạ dày có diễn biến khá nhanh và nguy hiểm, điển hình là những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị, hay ợ chua, dễ nôn mửa sau khi ăn no hoặc khi bụng đói.

Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, các đối tượng bị viêm loét dạ dày cần có một chế độ ăn uống hợp lý và cần biết nên kiêng cữ những gì để bệnh tình được khôi phục một cách nhanh chóng.

Sữa chua là một món ăn được chế biến từ sữa và trải qua quá trình lên men để tạo nên sữa chua. Đây là một món ăn giàu chất dinh dưỡng vì có vị chua nhẹ cùng với vị ngọt dịu, thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi. Bạn có thể sử dụng sữa chua để thay chế cho món ăn vặt, món ăn xế chiều hoặc kết hợp cùng với một số thực phẩm khác đều được.
Trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: vitamin, sắt, phốt pho, kẽm, omega – 3,… Đặc biệt hơn, trong loại sữa này có chứa thành phần vi chất lactase.
Đây là thành phần đóng vai trò bổ sung các lợi khuẩn cho hệ đường ruột và dạ dày, rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Mặt khác, thành phần enzyme protease có trong sữa chua có tác dụng thủy phân protein thành các acid amin tự do, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất, hạn chế các vi khuẩn gây hại đến đường ruột.
Ngoài những lợi ích đối với đường ruột, sữa chua còn mang lại khá nhiều công dụng khác đối với sức khỏe của người bệnh và người bình thường như:
- Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng;
- Giảm nồng độ cholesterol có trong máu và giúp kiểm soát đường huyết;
- Giúp cho xương luôn được chắc khỏe;
- Có lợi cho sức khỏe của răng miệng;
- Hỗ trợ giảm cân, làm đẹp tự nhiên;
- Hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa ở nữ giới.

Đối với các đối tượng bị viêm loét dạ dày thường có suy nghĩ nên kiêng cữ những món ăn có vị chua hay có tính axit, bởi những đồ ăn có vị chua có thể khiến cho tình trạng viêm loét càng trở nặng hơn. Tuy nhiên, riêng với món ăn làm từ sữa như sữa chua thì hoàn toàn ngược lại và người bệnh nên sử dụng để bổ sung cho cơ thể cũng như cải thiện bệnh lý. Dưới đây là những lý do tại sao người bị viêm loét dạ dày nên ăn sữa chua:
- Lượng acid lactic có trong sữa chua có tác dụng kìm hãm sự hình thành và phát triển của vi khuẩn HP – đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời, hàm lượng acid lactic có trong sữa chua còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn;
- Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng, giúp dạ dày tăng các tiết bảo vệ lớp niêm mạc, tránh các tác nhân gây viêm loét;
- Các loại lợi khuẩn có trong sữa đóng vai trò tạo nên enzym protease giúp phân hủy protein tự nhiên, từ đó cải thiện quá trình tiêu hóa, chống cảm giác đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn no.
- Sữa chua giúp cải thiện tình trạng ợ chua, ợ rát, buồn nôn khi bị viêm loét dạ dày.
Chính vì những lý do trên, các đối tượng bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể sữa chua mà không cần quá lo lắng đến vị chua hay tính acid có trong loại đồ ăn này làm hại đến sức khỏe đường ruột nói chung và dạ dày nói riêng.
Tuy nhiên, không phải sử dụng nhiều đều là tốt, có những thứ cần phải có giới hạn thì mới đem lại lợi ích và kết quả tốt. Việc người bị viêm loét dạ dày sử dụng sữa chua cũng vậy. Người bệnh nên sử dụng sữa chua đúng cách và đúng liều lượng để cải thiện tình trạng viêm loét cũng như tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
Lời khuyên khi sử dụng sữa chua cho các đối tượng bị viêm loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua trong thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, ăn sữa chua như thế nào mới đúng cách cũng chính là vấn đề mà người bị viêm loét dạ dày đang quan tâm. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng sữa chua để tránh gặp phải những trường hợp bất lợi có thể xảy ra đối với sức khỏe:
- Không nên ăn sữa chua khi bụng đói: Khi bụng đói, dạ dày tiết ra nhiều axit, làm cho các lợi khuẩn có trong sữa chua không thể sống được, từ đó làm giảm tác dụng của sữa chua. Mặt khác, việc sử dụng sữa chua khi bụng đói sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh khác về dạ dày và đây cũng không vấn đề riêng người bị viêm loét dạ dày mà người khỏe mạnh cũng cần lưu ý. Thời gian tốt nhất để bạn sử dụng là sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 giờ, bởi thời điểm này các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ hoạt động khá tốt;
- Nên kết hợp sữa chua cùng với các thực phẩm khác để tăng công dụng: Ngoài việc sử dụng độc vị sữa chua, người bị viêm loét dạ dày có thể kết hợp cùng với một số thực phẩm khác để tăng công dụng của sữa chua cũng như tránh sự nhàm chán như: dâu tây, việt quất, bơ, mãng cầu, yến mạch, bánh mì,…;
- Những loại thực phẩm không được khuyến khích kết hợp cùng với sữa chua: Sản phẩm đông lạnh, thịt, thịt xông khói, xúc xích, thuốc kháng sinh,… là những loại thực phẩm được khuyến cáo không được kết hợp cùng với sữa chua. Bởi vì, những loại thực phẩm này có thể làm giảm đi tác dụng vốn có của sữa chua, thậm chí có thể gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, nghiêm trọng hơn là khiến cho bệnh viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn;
- Không hâm nóng sữa chua: Sữa chua nếu đem hâm nóng sẽ dẫn đến tình trạng vón cục và các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, từ đó làm mất đi tác dụng vốn có của chúng đối với dạ dày. Chính vì vậy, sữa chua được các chuyên gia khuyến khích bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Trong trường hợp sợ bị viêm họng do quá lạnh, trước khi sử dụng bạn có thể mang ra ngoài rã đông tự nhiên khoảng 15 – 20 phút;
- Không cho trẻ nhỏ sử dụng sữa chua của người lớn: Đối với các trẻ đang bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại sử dụng công thức dành riêng cho trẻ thay vì sử dụng sữa chua của người lớn để hạn chế nguy cơ dị ứng ở trẻ.

Tóm lại, các đối tượng bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua nhưng cần phải ăn đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống cũng như lối sinh hoạt hằng ngày tại nhà, tránh sử dụng một số thức ăn cay nóng hay một số chất kích thích gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ viêm loét đang mắc phải.
ArrayNgày Cập nhật 05/06/2024