Viêm mũi dị ứng và viêm xoang – Điểm giống và khác nhau
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều là những những bệnh lý đường hô hấp phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên vì những triệu chứng có biểu hiện tương tự mà không ít người bệnh nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này và điều trị sai phương hướng. Bài viết thông tin về những đặc điểm của hai bệnh lý để người bệnh đưa ra những phán đoán đúng đắn về triệu chứng của bản thân.
Người bệnh bị viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều có biểu hiện chung là những cơn hắt hơn, chảy nước mũi và đau mũi cấp tính. Cả viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều xảy ra ở những đối tượng có sức đề kháng yếu ớt, chức năng gan gan kém, có tiền sử dị ứng,… Khi không điều trị sớm cả hai bệnh lý đều có khuynh hướng phát triển mãn tính.
Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang là hai bệnh lý có tính chất khác nhau, nhưng triệu chứng tương tự nhau 80%. Vì thế khi không nhận diện bệnh đúng, cộng với tình trạng chủ quan không đi thăm khám mà tự ý mua thuốc về sử dụng dễ khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng thường xảy ra với mọi độ tuổi và đối tượng. Khi người bệnh để tình trạng viêm mũi kéo dài, bệnh có nguy cơ phát triển thành viêm xoang.
Thông tin từ Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết “Đối với người bệnh viêm múi dị ứng, viêm xoang đều có niêm mạc mũi xoang nhạy cảm, do đó bệnh có xu hướng phát triển mạnh trong điều kiện không khí lạnh. Các yếu tố kích thích trong môi trường là nguyên nhân chính gây tăng tiết dịch làm người bệnh chảy mũi, sổ mũi nhiều”.
- Giống nhau
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều có giai đoạn phát bệnh cấp tính với những triệu chứng tương tự như nhau. Nhìn chung người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề về hô hấp do vi-rút, hoặc các tác nhân gây dị ứng gây ra. Điều trị triệu chứng cấp tính bằng kháng sinh hoặc điều trị nội khoa mang lại kết quả nhanh chóng và kịp thời.
Cả hai triệu chứng thường bùng phát mạnh mẽ vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy. Vào mùa đông lạnh, không khí khô cũng là điều kiện xúc tác triệu chứng phát triển mạnh mẽ. Vì những đặc điểm giống nhau mà người bệnh cần xác định chính xác bệnh tình để tránh những nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
- Khác nhau
Viêm mũi dị ứng: Người bệnh bị viêm mũi dị ứng có sự phản ứng hệ miễn dịch của mũi xoang. Từ đó phát triển thành các triệu chứng nhanh, đột ngột, kèm theo các triệu chứng điển hình như: Hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi, ngạt mũi 2 bên và ngứa mũi. Kèm theo đó có thể xuất triệu triệu chứng viêm kết mạc dị ứng ở một số người có tiền sử dị ứng.
Đối với những triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng trên thường xuyên khi tiếp xúc với di nguyên gây kích thích. Các cơn hắt hơi ít nhưng nghẹt mũi nhiều, nước mũi kèm theo mủ. Khi phát bệnh, bệnh nhân cảm thấy rã rời toàn thân, có thể bị sốt và sợ lạnh.
Viêm mũi dị ứng có yếu tố di truyền, đồng nghĩ với việc gia đình có bố mẹ bị viêm mũi dị ứng thì khả năng con cái bị bệnh là chắc chắn. Ngoài ra những nguyên nhân xúc tác cơn dị ứng có thể đến từ bụi bẩn, thời tiết, nấm mốc, phấn hoa, không khí lạnh… Những tác nhân gây dị ứng này có thể xâm nhập qua ba con đường chính là đường hô hấp qua ăn uống, qua da.
Bệnh viêm mũi dị ứng phát triển theo từng cơn, chỉ xảy ra gián đoạn khi người bệnh chịu tác động của các tác nhân gây dị ứng. Khi không có kích ứng xảy ra, người bệnh hoàn toàn có sức khỏe bình thường. Bệnh có diễn biến hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc phát triển tùy theo vùng miền…
Bệnh viêm xoang: Bệnh có diễn biến cấp tính hoặc mãn tính, triệu chứng tái phát mang tính lặp di lặp lại. Viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị tổn thương. Xoang mũi bị phù nề gây tăng tiết nhầy làm tắc nghẽn xoang. Viêm xoang gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn, phát triển viêm nhiễm thành các tổn thương tại xoang mũi.
Những biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm xoang là tình trạng nghẹt ở một hoặc hai bên mũi, kèm theo nhức đầu cùng phía với vùng xoang bị viêm. Dịch mũi ở bệnh viêm xoang có màu đục. Nếu viêm xoang trước dịch mũi sẽ chảy ra phía trước, ngược lại nếu bị viêm xoang sau thì chảy xuống họng.
Bệnh viêm xoang khiến người bệnh bị mất khứu giác tạm thời vì niêm mạc bị sưng nặng, phù nề. Bên cạnh đó các vi khuẩn tạo thành khu viêm khiến hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu.
Viêm xoang là bệnh lý đặc trưng ở hệ hô hấp không mang tính di truyền. Mặc dù không giới hạn độ tuổi mắc bệnh nhưng triệu chứng viêm xoang thường phát triển ở độ tuổi trưởng thành. Những người bị viêm xoang mãn tính luôn mệt mỏi, khó chịu và có khuynh hướng tái phát bệnh thường xuyên.
Theo nhận định của các chuyên gia, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng có nguy cơ biến chứng thành bệnh mãn tính hoặc bệnh polyp mũi- xoang. Tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra khi bệnh nhân kéo dài thời gian điều trị, bệnh tái phát thường xuyên gây ra tổn thương ở xoang.
Thời gian điều trị bệnh viêm xoang thường kéo dài hơn các bệnh lý khác, ở những bệnh nhân viêm xoang mãn tính có thể điều trị hàng năm trời. Khi viêm xoang cấp tính không được điều trị triệt để, bệnh sẽ tái phát thành viêm xoang mãn tính. Chỉ cần các dị nguyên gây dị ứng vẫn xuất hiện trong môi trường sống của người bệnh thì các đợt tái phát viêm xoang vẫn rất khó kiểm soát.
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất là người bệnh cần tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cần vạch ra kế hoạch sinh hoạt phù hợp để tránh các kích ứng tốt nhất có thể. Chẳng hạn, hạn chế tiếp xúc với không khí trong giờ cao điểm, tránh sử dụng máy lạnh, hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi.
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng trong một thời gian ngắn. Các loại thuốc thường dùng để chữa viêm mũi dị ứng là:
- Nhóm thuốc kháng histamine dạng xịt, hoặc thuốc uống để giảm nhẹ triệu chứng thể nhẹ và vừa.
- Nhóm thuốc corticoid dạng xịt mũi có tác dụng kiểm soát viêm, giảm nhẹ các kích ứng gây bệnh.
- Kháng cholinergic, leukotriene, thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào
- Kháng sinh có steroids dạng uống, dạng xịt.
- Nhóm thuốc co mạch đường uống, co mạch đường tại chỗ.
- Thuốc xịt mũi khác: Dùng trong điều trị khắc phục tại chỗ và phòng ngừa tình trạng co mạch.
- Các loại dung dịch vệ sinh rửa mũi để làm sạch, bảo vệ khoang mũi khỏi các vi khuẩn hình thành.
Điều trị bệnh viêm xoang
Đa phần các trường hợp viêm xoang cấp tính và mãn tính đều được chỉ định điều trị bằng thuốc tây y. Chủ yếu là các loại kháng sinh chống viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch. Tuy nhiên người bệnh viêm xoang cần điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Việc lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, điều trị không hiệu quả dẫn đến viêm xoang mãn tính.
Người bệnh kết hợp rửa xoang, bơm thuốc để làm sạch xoang mũi tránh các vi khuẩn và virus phát triển. Song song đó cũng cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị cũng như phòng bệnh.
Đối với điều trị viêm xoang mãn tính, người bệnh được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị nội khoa không có biến chuyển tốt, người bệnh kéo dài triệu chứng nhiều năm.
- Bệnh có biến chứng thành viêm ổ mắt, xoang phù nề chèn vào dây thần kinh thị giác.
- Biến chứng về hình thái như lệch vách ngăn mũi, polyp sưng to .
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang đề là những bệnh lý đường hô hấp gây ra những khó chịu kéo dài cho người bệnh. Trong đó viêm xoang được đánh giá nguy hiểm hơn vì bệnh có thể biến chứng ảnh hưởng đến các khu vực khác ở hệ hô hấp. Vì thế người bệnh viêm xoang cần đến bệnh viên chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám và tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.
Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang hiệu quả nhất
Điều trị viêm mũi dị ừng và viêm xoang đều cần tiến hành sớm, dù là triệu chứng nào chuyển sang giai đoạn mãn tính đều gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe người bệnh. Người bệnh không nên tự ý chẩn đoán bệnh cũng như điều trị bằng thuốc tại nhà không thông qua bác sĩ.
Những nguyên tắc chăm sóc chung sau có thể giúp người bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang phòng ngừa tái phát bệnh. Để hạn chế những tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh, bệnh nhân nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Người bệnh không nên nuôi chó, mèo, thú cưng nói chung. Vì lông thú vật là tác nhân gây dị ứng phổ biến, ngoài ra người bệnh cũng không nên tiếp xúc với động vật ở mức tối đa.
- Vệ sinh chăn, ga, gối, nệm, vải bọc ghế, bọc nệm, giặt quần áo mỗi ngày để không tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng tồn tại.
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở, lau dọn các khu vực nhiều bụi bẩn, thường xuyên mở cửa để không khí hoáng mát, sạch sẽ để nấm mốc không có cơ hội phát triển.
- Người bệnh nên chú ý vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, ở trẻ em cần được hút hoặc rửa mũi mỗi tuần 2 – 3 lần để làm sạch khoang mũi.
- Không hút thuốc lá, không tiếp xúc với khói thuốc lá cũng như khói bụi có chất độc hại nói chung.
- Người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, không tiếp xúc với phấn hoa, chất khử mùi mà bệnh nhân xác định dị ứng trước đó.
- Sử dụng khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi ra đường, người bệnh chú ý cách ly bản thân khỏi các khu vực có khói bụi ô nhiễm.
- Không nên ăn hoặc uống tránh đồ sống, đồ lạnh, tanh, tránh bia rượu và chất kích thích.
- Giữ ấm cơ thể vào những lúc thời tiết lúc giao mùa, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước và tránh tắm quá khuya.
- Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, stress sẽ khiến các triệu chứng phát triển mạnh mẽ.
- Không sử dụng thuốc aspirin để đối phó với các triệu chứng.
- Kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cơ thể, giúp hiệu quả điều trị tích cực hơn.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp người bệnh có sự phân biệt rõ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Cả hai bệnh lý đều gây ra sự khó chịu cho người bệnh và biến chứng thành mãn tính khi không được điều trị sớm. Để chữa trị dứt điểm, bệnh nhân nên chủ động thăm khám tại các bệnh viện uy tín để nhận được hỗ trợ điều trị hồi phục sớm nhất.
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!