6 Triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình giúp chẩn đoán chính xác, sớm chữa dứt điểm
Hiểu rõ triệu chứng viêm mũi dị ứng là một trong những biện pháp giúp phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Bởi bệnh thường xảy ra đột ngột, dễ nhầm lẫn với dấu hiệu những bệnh hô hấp khác như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng,… khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết và điều trị đúng cách. Để giúp bạn đọc sớm nhận biết căn bệnh này, sotyebaccan.vn xin cung cấp một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình, dễ nhận biết
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp xảy ra khi niêm mạc mũi (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể hít phải các chất gây dị ứng (dị nguyên) như phấn hoa, khói bụi, hóa chất, lông thú,… gây kích ứng tại mũi. Đây là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại các dị nguyên từ bên ngoài. Viêm mũi dị ứng được chia thành hai loại chính gồm viêm mũi dị ứng cấp (xảy ra theo mùa) và viêm mũi dị ứng mãn tính (xảy ra quanh năm).
Có nhiều dấu hiệu giúp người bệnh phát hiện ra viêm mũi dị ứng, trong đó phải kể tới một số dấu hiệu chính như sau:
- Hắt hơi: Đây là triệu chứng điển hình nhất của người mắc viêm mũi dị ứng. Các cơn hắt hơi thường xuất hiện đột ngột khi cơ thể tiếp xúc với nguồn gây dị ứng. Bệnh nhân có thể hắt hơi liên tục một lần hoặc diễn ra nhiều lần trong một đợt dị ứng.
- Ngứa mũi: Do niêm mạc mũi bị kích ứng bởi các yếu tố dị nguyên nên bệnh nhân thường cảm thấy ngứa mũi, nhiều trường hợp bị ngứa cả mắt, ngứa họng, ngứa da hay ống tai.
- Chảy nước mũi: Người bị viêm mũi dị ứng thường chảy nước mũi liên tục, nước mũi có dạng lỏng, trong suốt, thường không có mùi, xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mũi.
- Nghẹt mũi: Sau những triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, người bệnh cũng xuất hiện tình trạng nghẹt mũi. Nguyên nhân là do nước mũi chảy nhiều cộng với các kích thích bên trong khoang mũi khiến niêm mạc bị phù nề, sưng tấy, chặn đường hô hấp. Người bệnh thường phải thở bằng miệng do mũi tắc ở một hoặc cả hai bên.
- Đau mũi và vùng xung quanh: Tình trạng nghẹt mũi kèm với phù nề niêm mạc khiến người bệnh cảm thấy vùng mũi đau nhức, đau lan tỏa lên đầu. Hơn nữa, do hô hấp gặp khó khăn, lượng không khí lên não cũng bị giảm sút khiến người bệnh nhức đầu, mệt mỏi, uể oải,… Nhiều trường hợp không chỉ đau vùng mũi, đầu mà vùng xoang mặt cũng bị ảnh hưởng, quầng mắt dưới có thể bị sưng phù.
- Khứu giác và vị giác giảm sút: Sau một loạt các triệu chứng viêm mũi dị ứng kể trên, người bệnh còn bị suy giảm khả năng ngửi, thậm chí nhiều trường hợp mất cảm giác về mùi vị.
Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang
Triệu chứng viêm mũi dị ứng dù dễ nhận biết nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang. Do vậy, người bệnh cần xác định chính xác bệnh tình, tránh nhầm lẫn hai bệnh với nhau từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Cụ thể:
- Viêm xoang là bệnh do virus, vi khuẩn, nấm… gây tổn thương niêm mạc xoang thì viêm mũi dị ứng là sự phản ứng của hệ miễn dịch của mũi xoang với các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, thời tiết, hóa chất, phấn hoa,… Các tác nhân này có thể xâm nhập qua đường thở, đường ăn uống, hay qua da.
- Viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Cùng một tác nhân gây bệnh, có người mắc bệnh nhưng có người không. Trong khi đó, viêm xoang không phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa người bệnh.
- Viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, tùy thuộc vào thời điểm tác động của tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn bệnh, có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường. Trong khi đó, bệnh nhân viêm xoang nếu chưa được chữa dứt điểm, phải chịu đựng các triệu chứng bệnh trong suốt thời gian này.
- Bệnh viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện hàng tuần, hàng tháng, hàng năm,…
- Viêm mũi dị ứng có tính di truyền trong khi viêm xoang không có tính di truyền.
- Nếu viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn tới bệnh viêm xoang.
Dựa vào sự khác nhau này, người bệnh có thể phân biệt được viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, để chắc chắn, ngay khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Cách làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng
Cách làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất là hạn chế tối đa tác động của các tác nhân gây bệnh. Để giảm các triệu chứng bệnh, có thể áp dụng một số phương thức căn bản như sau:
Tránh tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống
- Vệ sinh chăn ga, gối đệm,… trong nhà nhằm loại bỏ bụi bẩn, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của một số ký sinh trùng (mò, mạt).
- Giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt, hạn chế nấm mốc phát triển.
- Đánh răng hàng ngày nhất là sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
- Vệ sinh mũi bằng cách xịt rửa sau khi đi ngoài đường về hoặc sau khi tiếp xúc với nhiều tạp chất trong không khí.
- Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc có thể gây viêm mũi dị ứng cho bản thân như tôm, cua, ốc, hải sản, đậu phộng,…
- Đeo khẩu trang cẩn thận khi ra ngoài hoặc làm việc ở những môi trường nhiều khói bụi, hóa chất.
- Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều lớp áo, giữ ấm cổ, đi tất,… nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh.
Dùng thuốc giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng
Trong thực tế, nhiều bệnh nhân không thể tự kiểm soát các tác nhân gây dị ứng do vậy việc sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc tây như:
- Thuốc kháng histamine: Là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng.
- Thuốc thông mũi: Dạng nhỏ, xịt.
- Thuốc corticoid: Dùng cho đợt cấp và nghiêm trọng.
Lưu ý, khi dùng thuốc Tây y cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc dẫn tới dùng sai thuốc, sai liều, bệnh nặng thêm.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y
Đông y quan niệm viêm mũi dị ứng thuộc chứng thực do chính khí bị tổn thương, hư suy mà thành. Do vậy, để điều trị bệnh dứt điểm cần tập trung khu tà kết hợp với bổ chính cùng lúc. Cũng với nguyên tắc này, người bệnh vừa đẩy lùi được triệu chứng bệnh vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
Đặc biệt, Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên nên không gây tác dụng phụ, an toàn và phù hợp với đa số bệnh nhân, trong đó có cả người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
Giảm triệu chứng bệnh bằng mẹo dân gian
Người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp dân gian điều trị viêm mũi dị ứng bằng các bằng lá cây, điển hình nhất là các mẹo dùng lá hoa ngũ sắc, lá lốt hay lá ngải cứu. Đây đều là những thảo dược dễ kiếm, có thể giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả.
Hơn nữa, lựa chọn các bài thuốc dân gian từ lá cây chữa viêm mũi dị ứng tại nhà vừa dễ làm, đảm bảo an toàn, lại tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý, chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian cần thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ ràng.
Viêm mũi dị ứng ăn gì, kiêng gì?
Để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, người bệnh cũng có thể thay đổi một số thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Bởi thực phẩm cũng có tác động lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Một số thực phẩm giúp giảm các triệu chứng bệnh nhưng cũng có một số thực phẩm khiến bệnh trầm trọng hơn. Cụ thể:
Nên ăn:
- Thực phẩm giàu axit béo Omega-3
- Các loại hạt nguyên vỏ giàu magie, vitamin E
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
- Các thức ăn còn nóng ấm
Nên kiêng:
- Thức ăn mang tính hàn, béo và tanh như: hải sản biển, thịt mỡ, nước lạnh,…
- Đồ cay nóng như ớt, tiêu, thức uống chứa cồn,…
- Các loại thực phẩm, rau củ quả, trái cây dễ gây dị ứng như dưa, thơm, cần tây, đậu phộng, đào, kiwi
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu thêm về triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng như cách phòng và điều trị căn bệnh này. Bệnh viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Do vậy, người bệnh cần sớm có biện pháp chữa trị, tránh để bệnh nặng, chuyển sang các biến chứng phức tạp.
Bài nên đọc:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Vợ mình có bầu 5 tháng rồi mà có những dấu hiệu như viêm mũi dị ứng ở trên kia. Mình đưa vợ đến chỗ bác sĩ Lê Phương khám có ổn không mọi người. Hay là đưa đi bệnh viện nhỉ?
Mọi người ơi thế viêm mũi dị ứng có lây không vậy ạ?
Mình đọc trong bài này thấy bác sĩ Phương bảo là không lây nhé. http://www.chuaviemxoangmui.net/viem-mui-di-ung-co-lay-khong.html
Gần đây trời lạnh là tôi lại bị sổ mũi, mũi sưng đỏ lên, ngứa ngáy. Vài hôm sau thì đau nhức. Như thế có phải viêm mũi dị ứng không?
Dễ phải lắm, chắc là viêm mũi dị ứng thời tiết đấy. Bạn đến TT Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam khám xem. Thấy nhiều người trên kia giới thiệu quá kìa. Mình cũng đang cân nhắc đến đấy vì chữa thuốc ở mấy bệnh viện mà chỉ đỡ thôi, vẫn tái phát đều.
Trung tâm đấy có khám thứ 7 chủ nhật không bạn. Địa chỉ khám là ở đâu thế?
Mình đọc trên web dongyvietnam.org thì bên đấy làm việc từ 8h – 17h30 các ngày trong tuần nên chắc khám cả thứ 7 chủ nhật đấy. Nhưng mình nghĩ nên đến thứ 7 thôi vì chủ nhật bên này bác sĩ Phương hình như ít đến làm việc.
Địa chỉ ở hà nội là 91 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tôi bị đau vùng trán và mũi, hay hắt xì, đau nhức hốc mắt, có đờm đặc ở cổ, buổi tối hay khó thở. Như vậy là bị xoang phải không mọi người. Bấy lâu tôi cứ mua thuốc viêm mũi dị ứng.
Chắc bạn bị xoang đấy, không phải viêm mũi dị ứng đâu. Bạn tham khảo cách phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang theo hướng dẫn của bác sĩ Lê Phương nhé: http://www.chuaviemxoangmui.net/viem-mui-di-ung-o-tre-em-va-cach-chua-tri.html
Chị ơi bác sĩ Phương chị nhắc đến có phải ở Trung tâm Thừa kế và ứng dụng đông y Việt Nam không? http://www.chuaviemxoangmui.net/bac-si-le-phuong-chua-viem-xoang-co-tot-khong.html, em tìm hiểu thì thấy bác này chữa viêm xoang được nhiều người khen lắm. Không biết bác ỹ có mát tay trong chữa viêm mũi dị ứng không?
Đúng là bác sĩ này chữa bệnh ở Trung tâm thừa kế đấy. Mình nghĩ bác ý chữa được viêm mũi dị ứng thôi. Vì bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Tiêu xoang linh dược thang cũng là do bác sĩ này nghiên cứu mà. Đây này, bạn đọc về bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang mà xem, nhiều người đánh giá bài thuốc này trị viêm mũi dị ứng khá ok đấy http://www.chuaviemxoangmui.net/chuyen-gia-noi-gi-ve-bai-thuoc-tieu-xoang-linh-duoc-thang.html
Quan trọng là thuốc có đảm bảo chất lượng không? Dùng xong có khỏi không ý chứ. Giờ mấy cái trò truyền thông thì khó tin lắm. Không khéo lại bị lừa mua thuốc đểu, thuốc giả.
Cái này không lo ạ. Trước khi đưa mẹ đến khám, mình đã tìm hiểu khá kỹ càng. Thuốc bên này đạt chuẩn GACP – WHO đấy ak. https://www.dongyvietnam.org/trung-tam-thua-ke-va-ung-dung-dong-y-viet-nam.html. Với lại khi uống mẹ mình không gặp vấn đề gì cả. Dùng xong hệ tiêu hóa tốt hơn, ăn uống dễ hơn, không còn gầy như trước.
Cho toi hoi co ai chua benh bang dong y chua? Toi dang muon tim dia chi chua viem mui di ung. Toi bi hon 1 nam roi chua khoi.
Bác đến Trung tâm thừa kế đông y Việt Nam xem ạ. Trước cháu cũng đưa mẹ cháu đến đây đấy ạ. http://www.chuaviemxoangmui.net/chua-viem-mui-di-ung-tai-trung-tam-dong-y-viet-nam.html. Mẹ cháu trước làm dọn dẹp cho xưởng mộc bị viêm mũi nặng lắm mà khỏi đấy ạ.
bạn ơi mình đọc trong bài bạn gợi ý thấy có bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang. Mẹ bạn dùng thuốc này chữa khỏi viêm mũi dị ứng à? Mẹ bạn uống thuốc dạng viên hay thuốc sắc vậy? Mình muốn dùng cho trẻ con thì có được không?
Dạ mẹ em uống thuốc này ạ. Lần đấy bác sĩ kê cho mẹ em thuốc sắc vì bệnh của mẹ em khá nặng. Theo em biết thì thuốc tiêu xoang này dùng cho trẻ em được đấy ạ. Chị đọc thêm ở đây nhé: http://www.chuaviemxoangmui.net/viem-mui-di-ung-o-tre-em-va-cach-chua-tri.html.
Toi o trong Vinh hoi xa ha noi. Trung tam nay co co so nao trong day khong?
Trong đấy không có cơ sở đâu, trong Tp. HCM có đấy ạ. Mà nếu bác không đến khám trực tiếp được thì cứ liên hệ đến Trung tâm rồi họ khám online cho ạ. Bác chỉ cần để lại số điện thoại là họ gọi tư vấn cho. Lúc trước cháu chat với Trung tâm thấy họ bảo thế.
Mọi người ơi gần đay tôi dùng thuốc nhỏ mũi thấy kỳ diệu lắm. Ai bị viêm mũi dị ứng thì dùng đi, hết tắc nghẹt mũi nhanh cực kỳ, không phải mua thuốc uống làm gì.
Bạn ơi bạn đang tự hại mình đấy. Thuốc bạn nói có khi là thuốc thông mũi co mạch, chỉ nên dùng trong vài ngày. Bạn cứ nhỏ thường xuyên như thế thì niêm mạc mũi sẽ bị co mạch thường xuyên gây tổn thương và viêm nặng hơn. Bạn tớ dùng thuốc này xong bị nghiện luôn lúc nào cũng phải kè kè bên mình. Một thời gian sau thì nó vô tác dụng còn mũi bạn tớ thì ngạt khủng khiếp. Bạn tớ phải thở bằng miệng đấy, bị viêm phế quản luôn. Khổ thân lắm. Đừng dùng mấy loại thuốc nhỏ mũi tùy tiện.
Tôi cũng hay bị chảy nước mũi và hắt xì khi chơi với pet. Sau đấy một lúc thì thấy đau mũi, chảy nước mắt. Như thế cũng là viêm mũi dị ứng đúng không ạ?
Đúng rồi chị ơi. Chị nên tránh xa pet đi với cả dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ vào. Nếu không viêm mũi dị ứng nhiều thành mãn tính là khổ đấy. Trước em còn bị sốc phản vệ vì nuôi Husky rồi đấy. Sau vụ ấy bố mẹ không cho nuôi cún nữa,=((
Cho tôi hỏi viêm mũi dị ứng với bệnh dị ứng có phải là một không? Tôi bị dị ứng với phấn hoa thấy cũng có những triệu chứng trên, ngoài ra còn bị nổi mẩn ngứa nữa. Nhưng uống thuốc xong thì khỏi luôn rồi.
Dị ứng không phải viêm mũi dị ứng đâu chị ạ. Dị ứng là phản ứng của cơ thể khi gặp tác nhân lạ thôi. Nó là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.