Đau khớp là do thiếu chất gì? Nên ăn gì để khớp khỏe mạnh?
Xương khớp suy yếu, thiếu chất không chỉ làm tăng nguy cơ chấn thương mà còn gây ra những cơn đau nhức ấm ỉ. Người bệnh nên trang bị kiến thức để chủ động nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ khớp xương bằng cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết. “Đau khớp là do thiếu chất gì và người bệnh nên ăn gì để khớp khỏe mạnh?” là những thông tin sẽ được trình bày trong bài viết sau.
Đau khớp là do thiếu chất gì?
Tình trạng đau nhức xương khớp phản ánh nguy cơ khớp xương của bạn đang thiếu chất. Đây có thể là nguyên nhân ban đầu của một số bệnh lý liên quan đến xương khớp. Vì thế việc bổ sung kịp thời những dưỡng chất thiết hụt sẽ giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Các dưỡng chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp gồm có:
Glucosamine : Có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và duy trì cấu trúc bền vững của sụn, gân và dây chằng. Glucosamine cũng tham gia vào quá trình ức chế sự sản sinh enzyme (ví dụ phospholipase) gây ra hư sụn. Ở những người cao tuổi, Glucosamine trong cơ thể suy giảm và không còn được sản xuất, vì thế việc dùng thuốc bổ sung glucosamine là cách hiệu quả để đảm bảo độ đàn hồi cho xương khớp.
Mangan: Là chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời mangan cũng là khoáng chất cần thiết cho sự hình thành xương và dây chằng. Thiếu khoáng chất này, cấu trúc của sụn sẽ suy yếu nghiêm trọng gây ra chứng viêm khớp và tình trạng khớp xương đau nhức âm ỉ khi chuyển mùa.
Omega-3 axit béo: Có tác dụng phòng ngừa các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, loãng xương, tim mạch. Đồng thời Omega 3 cũng tham gia vào hoạt động hình thành các chất (leukotrienes) giúp xương khớp tránh khỏi tình trạng viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu nói chung.
Canxi: Sự thiếu hụt canxi làm tăng nguy cơ loãng xương và viêm khớp ở độ tuổi trung niên đến 80%. Thiết canxi cũng là nguyên nhân khiến xương càng trở nên giòn hơn và dễ bị tổn thương. Đây cũng là lý do vì sao khi thiếu canxi, người bệnh thường gặp phải những cơn tê bì tay chân, nhức mỏi, đau nhức xương khớp âm ỉ.
Kali: Trong cấu trúc xương, kali có đóng góp quan trọng để cấu thành các tế bào xương mới và thúc đẩy hoạt động sản xuất canxi cho cơ thể. Đồng thời kali cũng giúp duy trì hoạt động của hệ tim mạch và tiêu hóa ổn định. Bổ sung đủ canxi sẽ đảm bảo vận hành chức năng của não và cung cấp lượng oxy trong máu đến các cơ quan và bộ phận của cơ thể. Do đó khi thiếu hụt canxi sẽ làm tay chân người bệnh bị tê bì, nhức mỏi.
Magie: Trong số các khoáng chất cần thiết cho cơ thể thì magie là khoáng chất có tác dụng kiểm soát các xung động của hệ thần kinh và chi phối vận động của các chi. Magie cũng góp phần hình thành xương và tái tạo năng lượng, nếu nồng độ magie trong cơ thể quá thấp sẽ dẫn đến chân tay run, nhức mỏi và tê bì tay chân.
Vitamin B12: Vitamin này có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất máu đỏ, từ đó hỗ trợ các dưỡng chất khác tổng hợp chất béo và DNA. Vì thế khi không bổ sung đủ vitamin B12, chúng ta có nguy cơ thiếu máu, suy giảm khả năng nhận thức, đồng thời các khớp xương vận động kém hiệu quả và đau nhức thường xuyên.
Acid Folic: Là dưỡng chất quan trọng có nhiệm vụ sản xuất các tế bào mới, đặc biệt là tế bào bạch cầu và hồng cầu. Bên cạnh đó, acid folic cũng là dưỡng chất tham gia vào quá trình tổng hợp nguồn vitamin B12 và chất dẫn truyền thần kinh. Khi có dấu hiệu tê mỏi và đau nhức khớp, vận động kém hiệu quả rất có thể là do cơ thể người bệnh thiếu acid folic.
Thiếu vitamin B1: Khi cơ thể không được bổ sung đủ vitamin B1 sẽ khiến các hoạt động của tế bào và quá trình tạo năng lượng bị giảm sút. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: người mệt mỏi, chân tay bị tê cứng, đau nhức khớp, vận động uể oải, các cơ như bị kim châm.
Nên ăn gì để khớp khỏe mạnh?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp nói chung. Khi người bệnh bị thiếu hụt bất kỳ chất nào, việc bổ sung nhanh nhất và an toàn nhất thông qua các loại thực phẩm. Theo nhận định của các chuyên gia Xương khớp, để đảm bảo các hoạt động vận động khỏe mạnh và hạn chế tình trạng đau nhức khớp thì người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm sau:
Ngũ cốc và các loại hạt: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều carbohydrate phức hợp, các vitamin và khoáng chất giúp bổ sung nguồn năng lượng cho khớp xương. Trong đó các loại ngũ cốc bao gồm sữa đậu nành, hạnh nhân, gạo lứt, lúa mạch đen, quả óc chó… giúp hình thành lớp màng hoạt dịch khỏe mạnh bao bọc các đầu xương trước tác dụng xói mòn, thoái hóa và hạn chế sự hình thành các ổ viêm.
Rau củ có màu vàng: Người bệnh nên ưu tiên các loại rau của có màu vàng cam, nhóm thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình oxy hóa. Từ đó có thể giúp người bệnh phòng tránh được tình trạng viêm khớp, giúp tăng cường đề kháng và sức chịu đựng trước các cơn đau nhức. Đồng thời nhóm thực phẩm này cũng hỗ đẩy lùi bệnh viêm khớp dạng thấp.
Hoa quả các loại: Để khớp khỏe mạnh, người bệnh nên ăn nhiều trái cây có màu sắc sặc sỡ như cam, táo, dâu tây và quả anh đào đỏ. Nhóm trái cây này rất giàu lycopen và chất carotenoit chống oxy hóa. Nguồn Vitamin C, D và vitamin E có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm tại xương khớp ở người lớn tuổi.
Cà chua: Đây được xem như loại thực phẩm đem đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và sức khỏe nói riêng. Đặc biệt thành phần lycopen được chứng minh là rất cần thiết trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Những công dụng của cà chua đối với xương khớp là bảo vệ, phòng lão hóa và giảm đau, nước ép cà chua còn giúp bảo vệ sụn hiệu quả.
Dứa: Tính axit có trong dứa được xem là nguồn cung cấp men kháng viêm và vitamin C cần thiết cho những người bị đau viêm khớp gối, khớp bả vai… Đồng thời dứa cũng rất giàu canxi cần thiết cho hoạt động tái tạo cấu trúc xương khớp, phòng tránh được tình trạng viêm đa khớp, thoái hóa khớp và vitamin K của dứa cũng góp phần làm tăng mật độ xương và ngăn ngừa rạn xương.
Thực phẩm giàu axit béo omega -3: Nguồn acid béo omega-3 phần lớn đến từ các loại cá biển, bao gồm cá hồi, cá thu, á mòi, cá ngừ, cá basa, cá trích,… Bên cạnh đó Omega-3 cũng có nhiều trong các loại đậu và dầu thực vật. Đây là dưỡng chất giúp làm giảm dấu hiệu viêm nhiễm, giúp người bệnh đau nhức khớp dễ chịu hơn.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Có thể nói, sữa bò và các chế phẩm từ sữa luôn cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của những người bị đau nhức khớp nói chung. Sữa sung cấp nguồn canxi dồi dào – thành phần cấu tạo nên xương. Do đó uống sữa sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được tình trạng loãng xương, giúp xương chắc khỏe.
Các loại nấm: Tác dụng chính của các loại nấm là tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, và đặc biệt là làm chậm tiến trình thoái hóa xương khớp. Người bệnh nên kết hợp chế biến nấm cùng các loại thực phẩm khác như cà rốt, ớt chuông, bông cải trong bữa ăn để bổ sung các vitamin A, E, C, K… giúp xương khớp dẻo dai.
Giá đỗ: Thành phần chính của giá đỗ là phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), trong đó hoạt chất isoflavon có trong giá đỗ còn giúp phòng ngừa bệnh loãng xương. Tuy nhiên trung bình mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng khoảng 100 gram giá đỗ trong khẩu phần ăn.
Trà xanh: Được biết đến như một loại thức uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa, mà phần lớn công dụng của trà xanh đến từ hoạt chất flavonoid. Để cải thiện tình trạng đau nhức khớp, người bệnh nên uống 3 – 4 cốc nước chè xanh mỗi ngày. Các chất kháng viêm có trong trà xanh sẽ từ từ cải thiện cơn đau và làm dịu đi các ổ viêm tại khớp xương người bệnh.
Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết đã giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về vấn đề “Đau khớp là do thiếu chất gì? Nên ăn gì để khớp khỏe mạnh?”. Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn trong ăn uống, người bệnh cũng cần uống đủ nước kết hợp với chế độ vận động và nghỉ ngơi điều đặn.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hoặc cơn đau nhức có tiến triển nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần thăm khám tại các chuyên khoa Cơ – Xương khớp càng sớm càng tốt để được hỗ trợ khắc phục hiệu quả.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!