Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể hình? Lời khuyên từ BS
Tập thể hình là một thói quen rất tốt có tác dụng tăng cường sức khỏe và duy trì thẩm mỹ của cơ thể. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể hình không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ đặt ra khi gặp phải tình trạng này và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể hình không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bên trong đốt sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu do thoái hóa hoặc là chấn thương gây ra. Bệnh thường xảy ra ở những đối tượng từ 20 – 55 tuổi và gây ra các cơn đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt của mỗi người.
Việc thường xuyên luyện tập thể hình sẽ có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Đây cũng là một trong những cách giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của gân cốt. Ngoài ra, các bài tập vận động lưng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho xương sống nhiều hơn sẽ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, nếu người bệnh luyện tập sai cách, sai động tác hoặc tập luyện quá sức sẽ có nguy cơ bị chấn thương cột sống, gây đau đớn và khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất, người bệnh nên hạn chế việc thực hiện các bài tập làm gia tăng áp lực lên cột sống. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì trước khi tập bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia để được tư vấn các tư thế luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Một số bài tập tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Một số bài tập thể hình có tác dụng làm giảm đau và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh mà người bị thoát vị đĩa đệm nên tập luyện là:
– Bài tập kéo xà đơn
- Chuẩn bị một thanh xà đơn hoặc đến phòng gym để luyện tập.
- Dùng hai tay bám chặt vào thanh xà rồi thực hiện đu người lên xuống.
- Nên lặp lại động tác này từ 3 đến 4 lần.
– Bài tập Hip Hinge
- Chuẩn bị một cây gậy dài để luyện tập.
- Đứng thẳng người, đặt gậy dọc theo xương sống chạm vào đầu, lưng và xương cụt.
- Cố định gậy bằng hai tay, sau đó từ từ cúi người xuống dưới và đứng thẳng lên.
- Khi luyện tập, gậy phải thẳng luôn chạm vào 3 điểm trên, chỉ nên di chuyển phần hông và không di chuyển cột sống.
- Thực hiện lặp lại động tác này 5 – 10 lần.
– Bài tập Deadbug
- Nằm ngửa cơ thể trên sàn, để hai tay duỗi thẳng và đầu gối cong lại.
- Siết chặt cơ bụng rồi dùng lực nâng hai chân lên cao tạo với mặt sàn một góc 90 độ.
- Đồng thời, thực hiện giơ hai tay lên cao vuông góc với mặt sàn.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây rồi hạ xuống, lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
– Bài tập Side Plank
- Nằm duỗi thẳng người trên mặt sàn rồi nghiêng sang phía bên trái.
- Dùng khuỷu tay trái tạo đỡ lấy cơ thể và dùng lực từ bàn chân để đẩy cơ thể lên khỏi sàn.
- Tay còn lại dơ thẳng lên phía trên, giữ yên như vậy trong khoảng 5 giây.
- Thực hiện lặp lại 5 lần sau đó đổi bên.
– Bài tập Paloff Press
- Chuẩn bị một sợi dây kháng lực và buộc cố định vào một vị trí cao ngang ngực.
- Đầu còn lại của sợi dây dùng hai tay giữ chắc trước bụng, bạn nên đứng tại vị trí vừa đủ để tạo độ giãn cho dây.
- Thực hiện đưa hai tay ra phía trước, lúc này lực sợi dây sẽ kéo bạn xoay về một hướng, bạn hãy giữ cơ thể đứng thẳng và chống lại sức kéo của sợi dây trong khoảng 5 giây rồi thả lỏng.
- Lặp lại động tác này khoảng 10 lần sau đó đổi bên.
– Bài tập Unilateral Press
- Để cơ thể nằm ngửa trên ghế tập tạ và hai chân gập lại.
- Hai tay mỗi bên cầm một cục tạ đơn rồi nâng lên hạ xuống một cách từ từ.
- Thực hiện động tác này lặp lại từ 5 – 10 lần là được.
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà các bài tập này sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, căn cứ vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các tư thế và bài tập phù hợp giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
Lưu ý khi tập thể hình chữa thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là một số điều mà người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý khi tập thể hình để đảm bảo an toàn và tránh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh:
- Trước khi luyện tập người bệnh nên khởi động nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút để làm nóng người, giúp xương khớp hoạt động linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng căng cơ và gây tổn thương đến xương khớp.
- Tốt nhất, trước khi luyện tập người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về các tư thế phù hợp với mức độ bệnh trạng của bản thân để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại.
- Nên luyện tập thể hình đúng cách, đúng tư thế và không nên tập quá sức sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bạn có thể luyện tập với huấn luyện viên để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại, họ sẽ giúp đỡ bạn trong suốt quá trình tập luyện và điều chỉnh các bài tập sao cho phù hợp với từng mức độ của bệnh.
- Khi mới bắt đầu bạn nên luyện tập những bài tập nhẹ nhàng rồi tăng dần lên các bài tập nặng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trong quá trình luyện tập nếu xuất hiện cơn đau nhức dữ dội và đột ngột thì bạn nên ngừng luyện tập ngay lập tức.
- Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm, các bài tập cử giật, squats, đứng thẳng nâng tạ không được chuyên gia khuyến khích áp dụng cho những đối tượng này. Chúng sẽ gia tăng áp lực lên thắt lưng và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Trong quá trình luyện tập, người bệnh cũng nên thường xuyên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh, từ đó có các phương pháp điều trị thích hợp.
Như vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh vẫn có thể tiến hành tập thể hình sẽ có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện người bệnh nên chú ý đến kỹ thuật và tư thế để tránh gia tăng áp lực lên cột sống khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!