Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Trẻ Tuổi: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Theo các bác sĩ chuyên khoa, độ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa, tức là có rất nhiều người chỉ mới 25 – 30 đã mắc phải căn bệnh này. Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Nếu không kịp thời thăm khám và điều trị, người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm mà nghiêm trọng hơn hết là bại liệt, mất khả năng vận động hoàn toàn.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Không chỉ người già mà người trẻ cũng dễ mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Trước đây, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh chỉ gặp ở những người lớn tuổi, thường từ 40 – 60 do cơ thể bắt đầu lão hóa, các cơ quan trong cơ thể suy giảm chức năng bao gồm cả đĩa đệm. Sở dĩ, nhiều người trẻ dưới 35 tuổi vẫn bị thoát vị đĩa đệm vì những nguyên nhân sau đây:

1. Do thói quen sinh hoạt không tốt

Theo bác sĩ Wade Brackenbury, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ là do lối sống và các thói quen xấu thường xuyên lặp lại. Có thể kể đến như::

  • Hút thuốc lá: Những người trẻ hút thuốc lá từ sớm và thường xuyên hút thuốc là nhóm đối tượng dễ mắc mắc thoát vị đĩa đệm, thoát hóa cột sống, phình lồi đĩa đệm…
  •  Ngồi sai tư thế: Ngồi bắt chéo chân thường xuyên, hay trượt người xuống ghế, ngồi gù lưng hàng giờ mỗi ngày gây áp lực lên xương khớp gây ra tình trạng đĩa đệm thoát hóa. 
  • Thức khuya, lười vận động hoặc vận động, luyện tập thể thao, tập gym quá sức làm ảnh hưởng đến chức năng của xương khớp.
  • Thói quen xấu khác: Có thể kể đến như gối đầu quá cao, đeo túi nặng lệch vai, ngồi xổm…

2. Do tính chất công việc 

Tính chất công việc cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm. Các công việc dễ gây ra căn bệnh này có thể kể đến như:

  • Công việc nặng nhọc: Nhóm công việc này đòi hỏi người trẻ phải thường xuyên lao động tay chất, mang vác bưng bê vật nặng, lâu ngày ảnh hưởng đến cấu trúc xương, làm mất độ cong vốn có của cột sống khiến đĩa đệm thoát vị.
  • Công việc ít vận động: Ngồi hoặc đứng làm việc ở một tư thế, ít thay đổi cũng dễ khiến cột sống thẳng hàng, đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí của của mình. Nguyên nhân là do khi duy trì một tư thế quá lâu, cột sống chịu qá nhiều áp lực và ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp. Thường gặp ở các đối tượng như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế…

Mặc dù các nhóm công việc này dễ gây thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là do tư thế ngồi, đứng làm việc, bưng bê vật nặng không đúng cách của người trẻ. Do thường chủ quan với tình trạng sức khỏe và sức trẻ của mình nên nhiều người thường không chú ý nhiều đến tư thế làm việc của mình.   

3. Do di truyền hoặc bẩm sinh

Thực chất, di truyền cũng là một trong những yếu tố có thể gây thoát vị đĩa đệm. Nếu bố mẹ có bất thường trong cấu trúc đĩa đệm thì nguy cơ con cái mắc phải căn bệnh này là rất cao.

Bên cạnh yếu tố di truyền, thoát vị đĩa đệm cũng có thể xuất hiện do bẩm sinh. Những người sinh ra mắc các chứng như thoát hóa cột sống, gù vẹo, gai đôi cột sống cũng rất dễ mắc thoát vị đĩa đệm. Mặc dù không phổ biến nhưng di truyền hoặc bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến đĩa đệm thoát vị ở nhiều người. 

4.Do chấn thương, tổn thương

Nói đến các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thì không thể không nói đến các chấn thương, tổn thương. Các chấn thương trong cuộc sống sinh hoạt là điều không thể tránh khỏi. Khi gặp các chấn thương, tổn thương ở cột sống do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã hay các va đập mạnh… đĩa đệm dễ bị lệch khỏi vị trí bình thường hơn so với các tác động khác. 

5. Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Thừa cân, béo phì, ăn uống không kiểm soát cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Thừa cân, béo phì, ăn uống không kiểm soát cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Chế độ dinh dưỡng tưởng chừng không mấy liên quan đến căn bệnh này nhưng thực sự nó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm. Thường gặp ở người:

  • Ăn uống thiếu chất, ăn uống không đúng giờ, người uống yếu do không đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể nhất là hệ xương khớp.
  • Ăn uống không kiểm soát, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, không kiểm soát cân nặng. 
  • Ăn quá nhiều, thừa cân, béo phì, cân nặng vượt quá mức khiến các dây thân kinh, đĩa đệm, vùng cột sống chịu áp lực quá lớn lâu ngày đĩa đệm bị mài mòn mất nước dẫn đến thoát vị.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở người trẻ

Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng đời sống của người bệnh mà còn có nguy cơ gây ra các biến chứng như rối loạn tiểu tiện, rối loạn hoạt động tuần hoàn não, nghiêm trọng hơn có thể gây tàn phế bại liệt. Do đó, người bệnh nên sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. Các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:

  • Ban đầu, người bệnh chỉ thấy tê cứng nhẹ ở phần lưng hoặc cổ do lúc này nhân nhầy tuy biến dạng nhưng bao xơ bên ngoài vẫn chưa rách hoàn toàn. 
  • Sau một thời gian, các cơn đau bắt đầu xuất hiện do đĩa đệm phình ra, nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí thông thường tạo thành khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh. Dễ nhầm lẫn với các cơn đau, nhức mỏi cơ thông thường. 
  • Cơn đau bắt đầu ở vùng lưng rồi lan sang hông, cổ có khi đau âm ỉ, khi dữ dội. Đôi khi cơn đau còn lan từ thắt lưng xuống mông, chân hoặc có thể bắt đầu từ cổ lan xuống gáy, cánh tay, khuỷu tay, bàn tay.
  • Đau nhiều và tăng dần khi cúi người, vận động mạnh, mang vác vật nặng thậm chí cả khi hắt hơi, ho. Giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc nằm.
  • Đầu ngón tay, ngón chân bị tê bì, có cảm giác châm chích như kiến bò. Không thể nhấc tay, co duỗi, nhấc chân mũi chân và không đi lại bình thường được. 
  • Ở giai đoạn nguy hiểm, người bệnh bị mất kiểm soát đại tiểu tiện, có nguy cơ gặp phải các biến chứng như tê liệt, teo cơ, tàn phế, mất khả năng vận động

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ có nguy hiểm không?

Nhiều bạn trẻ thường chủ quan với các cơn đau nhức vùng cột sống của mình và cho rằng đây chỉ là các cơn nhức mỏi thông thường. Tuy nhiên, không nên lơ là trước các triệu chứng bất thường của cơ thể nhất là các vấn đề liên quan đến xương khớp. Với thắc mắc thoát vị đĩa đệm ở người trẻ có nguy hiểm hay không, các bác sĩ cho biết, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. 

Nếu bệnh chỉ mới khởi phát, hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm khi sớm thăm khám. Trường hợp bệnh nhân bỏ qua các biểu hiện ban đầu, lâu ngày bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Giảm khả năng vận động: Không thể cúi người, mang vác vật nặng, khó khăn trong việc giơ tay lên cao, nhấc gót mũi chân. 
  • Hay bị đau nhức khó chịu: Ban đầu chỉ đau âm ỉ, nếu chuyển qua giai đoạn mãn tính, cơn đau thường kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
  • Rối loạn tiểu tiện: Có thể gây tiểu bí, tiểu tiện không tự chủ, không kiểm soát được tiểu tiện của mình.
  • Rối loạn tuần hoàn não: Xảy ra khi nhân nhầy chèn ép lên mạch máu và cách dây thần kinh khiến máu kém lưu thông.
  • Tàn phế, bại liệt: Nếu không được điều trị sớm, người bệnh dễ gặp phải tình trạng teo cơ, bại liệt, mất đi hoàn toàn khả năng vận động.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể kể đến như:

Điều trị bằng thuốc

Với trường hợp nhẹ, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ có thể được điều trị bằng thuốc Tây
Với trường hợp nhẹ, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ có thể được điều trị bằng thuốc Tây

Được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu, thường là:

  • Thuốc giãn cơ: Với trường hợp cơ cạnh cột sống bị co cứng với các thuốc như Mydocalm, myonal…
  • Thuốc giảm đau – kháng viêm: Hay được chỉ định sử dụng là diclofenac, meloxicam, paracetamol… 
  • Thuốc chống động kinh

Điều trị không dùng thuốc

Bên cạnh việc dùng thuốc, thoát vị đĩa đệm còn được đều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu và một số phương pháp giảm đau khác. Có thể kể đến như:

  • Châm cứu: Là thủ thuật chèn vào thao tác kim để thúc đẩy cột sống tự sửa chữa đồng thời giảm đau hiệu quả. Châm cứu cần được thực hiện bởi các thầy thuốc, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
  • Chiropractic: Được gọi là phương pháp kéo nắn xương khớp, cần thực hiện ít nhất 1 tháng, phù hợp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ. 
  • Massage: Thường được thực hiện kết hợp với việc dùng thuốc, có tác dụng giảm đau ngắn hạn cho người bị đau lưng trong thời gian dài. 
  • Yoga: Các bài tập yoga thường là tập thở, thiền, vận động thể chất để cải thiện chức năng xương khớp. 

Điều trị bằng cách tiêm Corticosteroids

Nếu việc điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu không thấy tác dụng, các bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân tiêm corticosteroids vào dây thần kinh cột sống và màng cứng với các trường hợp triệu chứng bệnh nghiêm trọng. Điều trị bằng tiêm Corticosteroids phù hợp với người bị thoát bị đĩa đệm có triệu chứng viêm bị bị chèn ép rễ thần kinh. Có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, đau lưng… 

Điều trị bằng phẫu thuật

Chỉ được áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, có nguy cơ gây các biến chứng nặng nề. Khi nhân nhầy chèn ép toàn bộ rễ thần kinh ở vùng dưới thắt lưng, người bệnh có các biểu hiện như mất cảm giác đau quanh hậu môn, bộ phận sinh dục, bí đại tiểu tiện, tiểu tiện không tự chủ thì sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay. 

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ

Chăm vận động, luyện tập các động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp phòng ngừa các bệnh xương khớp
Chăm vận động, luyện tập các động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp phòng ngừa các bệnh xương khớp

Có thể khẳng định, số bệnh nhân trẻ mắc thoát vị đĩa đệm đang ngày một tăng cao. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, thay vì sống buông thả thì tốt nhất bạn nên biết cách chăm sóc bản thân để phòng ngừa đĩa đệm thoát vị:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng khi làm việc, học tập hợp lý. Nếu công việc yêu cầu bạn thường xuyên phải đứng hoặc ngồi ở một vị trí quá lâu thì sau 1 – 2 tiếng cần dành 5 – 10 phút để đi lại và giảm áp lực cho cột sống.
  • Khi bưng bê, mang vác vật nặng, nên chú ý đến tư thế nhấc vật nặng lên. Cần tăng cường vận động, rèn luyện thể dục thể thao, các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường tính đàn hồi của xương khớp.
  • Hạn chế vận động quá sức, chỉ nên yêu từ 2 – 3 lần/tuần, tránh các động tác khom, gập người đột ngột khi bưng bê vật nặng. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý,  giữ cân nặng phù hợp. Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất đặc biệt là canxi cho cơ thể để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các thói quen xấu đồng thời cũng nên giảm thiểu việc sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ. 

Thoát vị đĩa đệm không phải là căn bệnh chỉ xuất hiện ở người già khi cơ thể bắt đầu lão hóa mà còn dễ gặp ở người trong độ tuổi từ 25 – 35. Người bệnh dễ nhầm lẫn thoát vị đĩa đệm với các bệnh xương khớp khác từ đó chủ quan với các dấu hiệu bất thường của cơ thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có các triệu chứng liên quan đến các vấn đề về xương khớp, người bệnh nên sớm thăm khám để xác định tình trạng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. 

Ngày Cập nhật 08/06/2024

Bác Lê Văn Hà (64 tuổi) ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội sau nhiều năm sống chung với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đã tìm thấy "ánh sáng", thoát khỏi tình trạng đau nhức dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *