Bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa được không?
Bệnh viêm khớp cùng chậu có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, con số chữa lành chỉ đạt khoảng 85 – 90% và không thể khỏi hoàn toàn, khi đó, đồng nghĩa với việc bệnh viêm khớp cùng chậu có thể tái phát trở lại ở một số đối tượng.
Bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa được không? – Giải đáp thắc mắc
Bệnh viêm khớp cùng chậu là bệnh có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Đây là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, đôi khi chỉ viêm một khớp hoặc có thể là cả hai. Khi mắc phải bệnh viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân thường phải chịu những cơn đau ở mông, lưng dưới hoặc một bên chân hay cả hai và có khi cơn đau lại kéo dài ê ẩm gây ảnh hưởng khá lớn đến công việc và lối sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi không?
Bệnh viêm khớp cùng chậu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Tuy nhiên, căn bệnh này không thể chữa khỏi 100% mà mức độ thành công chỉ đạt từ 85 – 90% tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý. Đồng nghĩa với việc, chứng viêm khớp cùng chậu có thể tái phát trở lại vào một thời điểm khác sau khi tiến hành điều trị. Không phải vì lý do này mà người bệnh lại lo sợ bệnh lý tái phát, bệnh tình có thể không tái phát nếu điều trị đúng cách.
Một vấn đề khác mà người bệnh cũng cần lưu ý tới, bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới thường khó chữa hơn nữ giới. Lý do chính là do tình trạng bệnh của nam giới thường xuất phát từ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, thời gian khôi phục và phương pháp điều trị còn phụ thuộc khá nhiều vào từng đối tượng, nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng tích cực trong quá trình điều trị.
Bệnh viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp cùng chậu là một bệnh lý rất nguy hiểm. Căn bệnh này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống, việc vận động của xương khớp. Mặt khác, việc để lâu nhưng không được tiến hành điều trị nhanh chóng, vùng viêm khớp cùng chậu có thể lan ra ở diện tích rộng hơn và có thể gây tổn thương đến các bộ phận khác, chẳng hạn như làm tổn thương đến dây thần kinh tọa, teo cơ đùi thậm chí có thể dẫn đến teo cơ mông.
Đối với trường hợp của bạn Lê Tú Hà hoặc những bạn nữ giới, ở một số trường hợp ít gặp, bệnh viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng dính khớp và khiến cho khung chậu không thể giãn ra trong khoảng thời gian mang thai và thời kỳ sinh đẻ.
Những biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu
Trên nguyên tắc khám và điều trị bệnh dựa trên nguyên nhân gây bệnh, cơ địa của từng đối tượng để đưa ra những giải pháp phù hợp. Trước hết, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để tiến hành một số ca xét nghiệm máu, chụp CT, chụp X – quang để xác định chính xác bệnh lý. Từ đó đề ra phương án điều trị sao cho phù hợp.
Hiện nay, với nền y dược ngày càng phát triển đã triển khai nhiều phương án điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu. Đó có thể là biện pháp điều trị dùng thuốc hoặc không sử dụng thuốc. Người bệnh sẽ được các bác sĩ đưa ra lời khuyên hoặc được chỉ định điều trị.
Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng phương pháp dùng thuốc
Một trong những phương pháp điều trị được đa số bệnh nhân nghĩ đến đầu tiên và việc điều trị bằng thuốc đặc trị (thuốc Tây y). Với bản chất, tiện lợi, công dụng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, không quá cầu kỳ nên đã được “lòng” bệnh nhân.
Hiện nay chưa có loại thuốc chuyên dụng nào trị bệnh viêm khớp cùng chậu mà chỉ có những sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của căn bệnh này gây ra, cụ thể như các loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Paracetamol, Dolodon, Tylenol…) hoặc Floctafenine (Idarac). Các đối tượng mắc bệnh suy gan, tăng men gan hay có vấn đề về gan cần thận trọng khi sử dụng;
- Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac (votaren), Meloxicam (mobic), Piroxicam (felden), Celecoxib (celebrex),… Không sử dụng đồng thời các loại thuốc có chung một nhóm thuốc. Bên cạnh đó, các đối tượng có tiền sử bệnh tim mạch, người cao tuổi cần lưu ý khi sử dụng;
- Thuốc kháng sinh: Nhóm Beta lactam (Penicillin, Amoxillin,…), nhóm Cephalosporin), hoặc nhóm macrolid (erythromycin…),… Phụ nữ mang thai hay đang trong giai đoạn cho con bú cần hết sức lưu ý khi sử dụng;
- Thuốc corticoid: Hydrocortison, Methyl prednisolon (Depo medrol) hay Betamethasone (Diprospan),…
Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng viêm khớp cùng chậu mà chưa có chỉ định của chuyên gia hoặc bác sĩ điều trị. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Chữa bệnh viêm khớp cùng chậu bằng bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian chủ yếu có nguồn gốc từ các thảo dược lành tính, có sẵn trong tự nhiên, đôi khi chúng có thể có sẵn trong vườn nhà bạn hoặc bạn tìm mua với mức giá khá rẻ.
# Cây ngải cứu chữa viêm khớp cùng chậu:
- Đem một nắm cây ngải cứu rửa sạch nhiều lần với nước, vớt ra để ráo nước rồi cắt thành đoạn nhỏ;
- Bắt lên bếp một cái chảo. Khi chảo nóng, cho cây ngải cứu và muối hạt to vào rang cho nóng;
- Cho hỗn hợp vào trong túi vải sạch, buộc chặt rồi đem chườm lên vị trí bị đau nhức. Chườm cho đến khi hỗn hợp nguội dần;
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
# Chữa viêm khớp cùng chậu bằng cây lá lốt:
- Đem một nắm lá lốt rửa sạch nhiều lần với nước sạch hoặc ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá lốt vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại;
- Chia phần nước thành 3 phần nhỏ để sử dụng. Mỗi lần uống một phần nhỏ.
Ngoài ra còn có sự góp mặt của một số dược liệu khác như: cây hương nhu tía, cây dền gai, hạt đu đủ,…
Tuy nhiên, bài thuốc dân gian chỉ phát huy công dụng đối với những đối tượng mắc bệnh viêm khớp cùng chậu ở trường hợp nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Ở những trường hợp khác, bài thuốc dân gian chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị.
Biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện bệnh viêm khớp cùng chậu bằng thuốc, người bệnh cũng có thể kết hợp điều trị cùng với một số biện pháp điều trị không dùng thuốc, chẳng hạn như:
- Chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất vitamin D, canxi;
- Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục thể thao phù hợp hoặc có thể tập các bài tập riêng cho các đối tượng mắc bệnh viêm khớp cùng chậu;
- Áp dụng liệu pháp Đông y như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,…;
- Chiếu tia hồng ngoại hoặc sóng ngắn tại vị trí gây đau;
- Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho xương khớp;
- Dành thời gian để nghỉ ngơi cũng như cho xương khớp được khoảng thời gian thả lỏng.
Tóm lại, với nền y học dược lý ngày càng hiện đại, bệnh viêm khớp cùng chậu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh biết cách kiểm soát và điều trị kịp thời. Mức độ hồi phục có thể đạt được lên tới 90% so với ban đầu. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải một số triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có thể bạn chưa biết:
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!