Viêm Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là tình trạng niêm mạc bờ cong nhỏ bị tổn thương, viêm và loét do tăng tiết axit quá mức. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), lạm dụng thuốc chống viêm, stress kéo dài và chế độ ăn uống thiếu khoa học.

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là gì?

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là gì?

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là một trong những dạng viêm loét dạ dày. Thông thường, hiện tượng loét xảy ra chủ yếu ở bờ cong lớn – vị trí có diện tích rộng và chứa lượng thức ăn lớn. Tuy nhiên ở một số trường hợp, viêm loét có thể xảy ra ở bờ cong nhỏ hay còn gọi là bờ cong bé.

So với bờ cong lớn, niêm mạc bờ cong nhỏ ít bị tổn thương do không chứa quá nhiều thức ăn. Vì vậy đối với trường hợp viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, chế độ dinh dưỡng bừa bãi chỉ là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh lý này thường khởi phát do nhiễm khuẩn, lạm dụng thuốc và căng thẳng thần kinh kéo dài.

Nguyên nhân gây loét bờ cong nhỏ dạ dày

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi. Các nguyên nhân thường gặp, bao gồm:

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Có đến hơn 90% trường hợp viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc điều trị như corticoid, thuốc chống viêm không steroid,… hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch và cyclooxygenase ở thành dạ dày. Tuy nhiên, hoạt động này có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện cho dịch vị xâm nhập sâu gây ra hiện tượng ăn mòn và viêm loét.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori: Helicobacter pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn có khả năng sinh sống dạ dày người. Sự xuất hiện của loại xoắn khuẩn này có thể khiến dạ dày tăng tiết axit gây tổn thương màng bảo vệ niêm mạc và tăng nguy cơ viêm loét. Thống kê cho thấy, có đến hơn 90% trường hợp viêm loét dạ dày bờ cong nhỏ dương tính với vi khuẩn Hp.
  • Dùng rượu bia: Ethanol và các thành phần kích thích trong rượu bia có thể phá vỡ lớp màng bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện cho axit dạ dày xâm nhập và gây tổn thương các mô. Ngoài ra, dùng rượu bia thường xuyên còn tăng nguy cơ loạn sản tế bào và dẫn đến ung thư.
  • Stress kéo dài: Hệ thần kinh có chức năng điều khiển hoạt động co bóp và bài tiết dịch vị của dạ dày, ruột non và ruột già. Vì vậy khi bị căng thẳng thường xuyên, tín hiệu thần kinh có thể bị rối loạn, dẫn đến hiện tượng tiết quá nhiều axit, co bóp quá mức và gây ra viêm loét dạ dày.
  • Chế độ ăn uống: Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có thể xảy ra do ăn uống bừa bãi, thường xuyên bỏ bữa, thói quen ăn uống vội vàng, dùng thực phẩm chứa nhiều muối, gia vị cay nóng và thường xuyên sử dụng thức ăn chế biến sẵn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có thể gây ra một số triệu chứng như sau:

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Bệnh thường gây đau ở vùng thượng vị kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn mửa
  • Đau thượng vị (vùng bụng nằm ở trên rốn), cơn đau xảy ra khi bụng đói và sau khi ăn
  • Ở một số trường hợp, cơn đau có thể lan tỏa ra toàn bộ vùng xương ức và lan ra sau lưng
  • Mức độ đau tương đối đa dạng, thường âm ỉ kéo dài nhưng cũng có thể khởi phát đột ngột và đau dữ dội
  • Cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi ngồi gập bụng
  • Đi kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn mửa
  • Triệu chứng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung, kém linh hoạt,…

Loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày có đặc điểm và tính chất khác nhau ở từng vị trí khởi phát. Đối với bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, bệnh có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng vỡ tĩnh mạch ở thành dạ dày và gây chảy máu cấp tính. Biến chứng này ít khi xảy ra ở bờ cong nhỏ mà chủ yếu ảnh hưởng đến bờ cong lớn và hành tá tràng.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Bờ cong nhỏ là vị trí ít chịu áp lực nên hiếm khi xuất hiện biến chứng xuất huyết. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện tượng viêm loét ở vị trí này thường có nguy cơ ung thư hóa cao. Ung thư dạ dày là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
  • Suy nhược cơ thể: Triệu chứng do viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày kéo dài có thể gây mất ngủ, mệt mỏi và chán ăn. Hơn nữa khi dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng thường kém hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể gây sụt cân, người gầy yếu, xanh xao và suy nhược.

Chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày gây ra các triệu chứng tương tự các dạng viêm loét dạ dày khác. Vì vậy trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nhằm xác định vị trí tổn thương, mức độ phát triển và nguyên nhân gây bệnh.

cách chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng cách chụp X-Quang, nội soi dạ dày và xét nghiệm Hp

Các kỹ thuật chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, bao gồm:

  • Chụp X-Quang với thuốc cản quang: Trước khi thực hiện, cần nhịn ăn khoảng 8 tiếng. Sau đó dùng thuốc cản quang và chụp phim theo hướng dẫn của bác sĩ. Qua kỹ thuật này, bác sĩ có thể xác định vị trí và kích thước ổ viêm loét.
  • Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là kỹ thuật chẩn đoán quan trọng đối với các dạng viêm loét dạ dày. Hình ảnh từ camera của dụng cụ nội soi giúp bác sĩ quan sát rõ biểu hiện của niêm mạc, mức độ tổn thương và kích thước vết loét.
  • Xét nghiệm Hp: Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện test hơi thở, xét nghiệm máu, sinh thiết mô, xét nghiệm phân,… để tìm sự hiện diện của vi khuẩn Hp. Đối với những trường hợp dương tính với xoắn khuẩn này, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt.

Các biện pháp điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng. Vì là bệnh lý mãn tính nên ngoài việc sử dụng thuốc, cần kết hợp với lối sống khoa học nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.

1. Sử dụng thuốc Tây

Mục tiêu của việc sử dụng thuốc Tây là làm giảm cơn đau, hạn chế hoạt động bài tiết dịch vị, cải thiện chất lượng cuộc sống và ức chế nhiễm khuẩn (nếu có).

loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy hiểm không
Sử dụng thuốc có tác dụng ức chế nhiễm khuẩn, giảm bài tiết axit và cải thiện các triệu chứng lâm sàng

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, bao gồm:

  • Kháng sinh: Kháng sinh được dùng trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp. Tuy nhiên chủng vi khuẩn này có nguy cơ kháng thuốc cao nên cần phối hợp ít nhất 2 loại kháng sinh với thuốc ức chế bài tiết dịch vị. Các loại kháng sinh thường được sử dụng, bao gồm Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Levofloxacin,…
  • Thuốc kháng axit (kháng toan): Các loại thuốc kháng axit gồm có muối magnesium, muối nhôm, natri carbonate và calci carbonate có tác dụng trung hòa HCl trong dịch vị. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn làm giảm bài tiết axit và làm tăng độ pH trong môi trường dạ dày.
  • Thuốc bao phủ niêm mạc: Thuốc bao phủ niêm mạc (Gastropulgite) sau khi được dung nạp sẽ tạo thành lớp bao phủ và bảo vệ niêm mạc. Loại thuốc này được sử dụng nhằm hạn chế đau thượng vị, bảo vệ và phục hồi ổ loét. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hấp phụ hơi và chất độc từ một số loại thực phẩm và đồ uống.
  • Thuốc kháng histamine H2: Thuốc kháng histamine H2 (Famotidin, Ranitidin, Cimetidin) có cấu trúc tương tự histamine và hoạt động bằng cách cạnh tranh với histamine ở thụ thể H2. Với cơ chế này, thuốc có khả năng ức chế bài tiết dịch vị và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Sau khi dung nạp, thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Pantoprazol, Lansoprazol, Omeprazol,… xâm nhập vào tế bào viền ở thành dạ dày, ức chế thụ thể proton nhằm làm giảm hoạt động bài tiết dịch vị. Thuốc có tác dụng tương tự thuốc kháng histamine H2 nhưng thời gian bán thải và hiệu quả thường kéo dài hơn.

Thuốc Tây gây ra nhiều tác dụng phụ, biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nên người bệnh hãy tham vấn chuyên gia trước khi dùng, không tự ý sử dụng.

2. Dùng mẹo dân gian hỗ trợ trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Viêm loét dạ dày nói chung và viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày nói riêng là tình trạng mãn tính, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát khi điều kiện thuận lợi. Do đó, bạn có thể dùng một số cây thuốc Nam để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc Tây.

tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ
Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm và giúp phục hồi niêm mạc dạ dày

Một số cây thuốc Nam có tác dụng chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, bao gồm:

  • Dùng nghệ vàng: Hoạt chất curcumin trong nghệ đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, dùng nghệ vàng có thể giảm viêm, điều hòa hoạt động co bóp và giúp phục hồi vết loét ở niêm mạc dạ dày.
  • Chè dây: Thảo dược này có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, giảm hoạt động bài tiết dịch vị và cải thiện cơn đau thượng vị. Do đó, bạn có thể dùng 20 – 30g chè dây khô sắc uống thay nước trà và dùng liên tục từ 15 – 20 ngày.
  • Lá khôi: Lá khôi thường được nhân dân sử dụng để chữa chứng đau dạ dày. Thảo dược này chứa nhiều tanin giúp trung hòa dịch vị, bảo vệ niêm mạc và tăng tốc độ phục hồi các mô tổn thương. Để giảm bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, bạn có thể dùng 60g lá khôi tươi, rửa sạch và sắc lấy nước uống hằng ngày.

Mặc dù mẹo dân gian được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tính an toàn, chi phí thấp nhưng về tính hiệu quả chưa được đánh giá cao. Bởi công thức đa phần là truyền miệng, chưa được nghiên cứu khoa học ghi nhận hiệu quả do vậy quá trình chữa bệnh sẽ khó đạt kết quả như mong muốn, thậm chí khiến bệnh tiến triển nặng vì không được điều trị kịp thời.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học

Dạ dày là cơ quan lưu trữ và tiêu hóa thức ăn. Vì vậy ngoài các biện pháp điều trị, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhằm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ức chế hoạt động bài tiết dịch vị. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh thời gian sinh hoạt và thay đổi một số thói quen xấu để tránh cản trở và tác động tiêu cực đến quá trình chữa trị.

thuốc chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Chế độ ăn khoa học giúp giảm đau thượng vị, hạn chế bài tiết axit và bảo vệ ổ viêm loét

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, bao gồm:

  • Nên bổ sung các loại thực phẩm giúp trung hòa và hạn chế bài tiết dịch vị như rau xanh, các loại ngũ cốc, trái cây và các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, quả bơ, dầu ô liu, hạt bí, hạnh nhân,…
  • Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ nhằm giảm áp lực lên dạ dày, tránh kích thích ổ viêm loét và hạn chế phát sinh cơn đau thượng vị.
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày giúp làm mềm thức ăn và hỗ trợ trung hòa dịch vị dạ dày.
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ no và tránh ăn quá sát giờ đi ngủ.
  • Hạn chế sử dụng muối, gia vị cay nóng, thực phẩm lên men, chứa nhiều axit và thức ăn chế biến sẵn.
  • Ưu tiên chế biến món ăn theo dạng luộc, hấp, nấu cháo, canh hoặc súp nhằm bảo toàn giá trị dinh dưỡng và giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
  • Hoạt động thể chất có thể điều hòa nhu động ruột, giải tỏa căng thẳng và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày. Vì vậy bạn nên dành 15 – 30 phút/ ngày để thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe,…
  • Tránh thức khuya và căng thẳng quá mức. Các thói quen này có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn hoạt động co bóp và bài tiết dịch vị ở dạ dày.
  • Nên ăn chín uống sôi để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết loét và rối loạn tiêu hóa.
  • Với những trường hợp viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày dương tính với Helicobacter pylori, nên dùng vật dụng cá nhân riêng (bao gồm chén, đũa, muỗng,…) để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho người khỏe mạnh.

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, suy nhược cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn các biện pháp điều trị thích hợp.

Ngày Cập nhật 05/06/2024

Sơ can Bình vị tán 2 được bào chế dạng viên dễ uống
Nay người bệnh đã có thể LOẠI BỎ tình trạng đau đớn, khó chịu do các vấn đề dạ dày gây ra chỉ với thời gian ngắn, kết quả đã được nhiều bệnh nhân kiểm chứng.

Bình luận (32)

  1. Phước Phúc says: Trả lời

    Khổ ghê cơ đang trong thời kỳ nuôi con mà cứ đau dạ dày vì bị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, chẳng ăn uống được gì cả, người thì mệt mỏi, hầu như tối nào cũng bị acid trào ngược chẳng ngủ yên giấc. các mom nào giống tình trạng của em mách nước giúp em với, chứ vầy khó chịu quá

    1. Vân Trúc Đặng says: Trả lời

      Thuốc chữ y cũng hay phết đó, mẹ trẻ tham khảo thử xem, thuốc này cả nhà mình hay dùng này.

    2. Hạ Vy says: Trả lời

      Dùng thuốc tây thấy hại lắm các mẹ, với lại phải đi khám thì mới chắc dùng được hay không, chứ dùng bừa không được đâu. Trong giai đoạn này cứ tìm mấy cách dân gian hay đông y cho nó an toàn đỡ bị ảnh hưởng, chứ uống thuốc tây sợ không cho con bú được ý chứ

    3. yến bùi says: Trả lời

      tôi biết cách này hay lắm, bạn đun nước dừa với nghệ uống ngày ba lần là thấy đỡ hơn đó, nghệ cực kỳ tốt cho phụ nữ sau sinh đấy mà uống không lo ảnh hưởng đến em bé.

    4. Võ Thị Sâm says: Trả lời

      Mình thì thấy không phải ai dùng các cách này cũng thấy đỡ đâu vì bản thân mình cũng đã có giai đoạn áp dụng rất nhiều cách dân gian nhưng kể cả kiên trì theo cả tháng trời mà hoàn toàn không thấy đỡ nên mình rất nản, hơn nữa những cách này nó cũng chỉ là mẹo chưa hề được kiểm chứng gì người nào hợp thì thấy cải thiện, thế nên theo mình nếu có dùng thì mọi người nên cân nhắc đặc biệt bà bầu, pn sau sinh hay trẻ nhỏ… Như mình đang dùng thuốc sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc thì thấy hiệu quả hơn hẳn vì đây là bài thuốc được nghiên cứu đàng hoàng và cũng đã có rất nhiều người dùng khỏi bệnh. Mọi người có thể tìm hiểu thông tin về thuốc này trên mạng có rất nhiều, mọi người hỏi mua và cũng chia sẻ hiệu quả khi dùng. Mình mới dùng được hơn tháng mà thấy cơ thể dễ chịu lắm, an uống bình thường được rôi, thấy bớt đau bụng và nóng ruột, tình trạng buồn nôn gần như không thấy có nữa bác sĩ cũng bảo tiến triển tốt thế này thì chỉ cần duy trì uống thuốc độ 1, 2 tháng nữa là ổn chứ trước mình dùng cách dân gian, cả tháng mà thấy cải thiện gì đâu. Với lại thuốc này dựa trên tình trạng cơ thể mình để kê, nên dùng thuốc thấy yên tâm lắm. Cứ bảo mấy cách dân gian an toàn nhưng dùng không đúng liều lượng cách dùng thì vẫn hại như thường thôi. Hơn nữa thuốc này bác sĩ bảo hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc cho con bú và thực tế mình dùng sữa vẫn về dư và bé nhà mình vẫn bú đều, trộm vía con ăn ngủ rất ngoan, đi ị không có vấn đề gì hết

    5. Khánh Linh Lê says: Trả lời

      Chị dùng thuốc này lúc sinh con được mấy tháng vây, em tầm 3 tháng là uống được chưa?

    6. Trâm Papproti says: Trả lời

      Mình uống thuốc này tầm tháng thứ tư nàng ạ, mình cũng không chắc 3 tháng uống được chưa nữa, tốt nhất nàng gọi đến số hotline của trung tâm thuốc dân tộc hỏi thử cho chắc, không nàng xem có gần địa chỉ nào của trung tâm không đến tận noi, khám bác sĩ tư vấn cho nó kỹ

    7. Hằng Ruby says: Trả lời

      Trung tâm này họ làm việc đến mấy giờ vậy nhỉ để em còn sắp xếp thời gian qua khám xem, chứ con nhỏ cũng không có thời gian cho lắm

    8. Mai Loan says: Trả lời

      Bên này họ làm việc từ 8h – 17h 30 tất cả các ngày trong tuần nha bạn. Nhưng mình nghĩ bạn nên chủ động đặt lịch trước như vậy mình chủ động được thời gian, tiện hơn đó bạn.

  2. Phạm Bích says: Trả lời

    Tôi bị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày mấy năm nay rồi, sau khi sinh con bệnh càng trở nặng hơn khiến sức khỏe giảm sút, ăn uống không được do hay bị nôn ra nên cũng không có sữa tốt để chăm con. Nay con cũng hơn 3 tuổi rồi mà mẹ vẫn bệnh tật, uống đủ loại thuốc rồi vẫn khôg chữa được hết bệnh, người lúc nào cũng mệt mỏi kiểu suy nhược ấy. Không biết với bệnh của tôi thì cần dùng đến mấy liệu trình thuốc sơ can bình vị này mới khỏi hẳn bệnh vậy?

    1. Hoàng Kim says: Trả lời

      Thời gian chữa trị bệnh của mỗi người mỗi khác vì mức độ bệnh nặng nhẹ không giống nhau, cái này chị nên đi nội soi xem bệnh tình thế nào rồi thì bác sĩ người ta sẽ dựa vào đấy để đưa ra liệu trình sử dụng thuốc phù hợp cho .

    2. Thúy Nguyễn says: Trả lời

      Liệu trình thuốc này để mà biết rõ nhất thì phải do bác sĩ họ khám cho xong rồi sẽ tư vấn cho mình. Liên đến trực tiếp trung tâm khám đi, khám xong biết cụ thể thời gian điều trị thì tính toán mua thuốc cũng dễ hơn.

    3. Đinh Thảo says: Trả lời

      Như em mới bị dạ dày, tình trạng viêm đau chưa đến mức nặng thì uống thuốc này có 2 tháng là khỏi hẳn luôn, mấy năm nay sức khỏe vẫn ổn định.

  3. Trần Hương says: Trả lời

    Mình đang dùng thuốc sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc này , đang dùng đc 1 tháng thấy triệu chứng bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày giảm đi nhiều, nhưng hình như mình hấp thu thuốc không tốt lắm thì phải, mấy người bạn của mình dùng 1 tháng đã gần như khỏi rồi

    1. Kim Oanh says: Trả lời

      Tui cũng bị hấp thu chậm thì phải, 3 tuần thấy giảm nóng rát, ợ hơi ợ chua, nhưng vẫn hơi buồn nôn, thỉnh thoảng vẫn bị tiết nước bọt, nhưng ăn thấy ngon hơn rồi, không bị đắng miệng nữa, ngủ cũng ngon hơn nên tui vẫn dùng tiếp. Cứ chậm mà chắc khỏi được bệnh là được hehe

    2. Nguyễn Tần says: Trả lời

      Cũng tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh nữa mà, chứ đâu phải ai cũng như ai đâu bạn, như tớ dùng đến tận gần 4 tháng mới hết hẳn bệnh cơ. Căn bản đợt đấy hay phải thức khuya làm việc nên có khi hiệu quả của thuốc cũng giảm đi.

    3. Ka Ka says: Trả lời

      Thuốc này có vẻ lâu nhỉ, bình thường dùng thuốc tây bác sĩ kê có 15, 20 ngày.

    4. Hoàng Dung says: Trả lời

      Thuốc tây thì chỉ điều trị triệu chứng cho mấy thuốc giảm tiết dịch dạ dày nên nhanh đỡ nhưng mà dễ bị tái lại lắm, dùng thuốc đông y thì mới điều trị vào nguyên nhân của bệnh bạn ơi.

  4. Trần Tuyết says: Trả lời

    Bé nhà mình được 7 tuổi nhưng do mới đi học lớp 1 chương trình học nhiều rồi đang tuổi ăn tuổi chơi giờ đi vào khuân khổ bạn ấy bị căng thẳng dẫn đến bị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, ăn uống không ngon, cảm thấy thương bé quá muốn sử dụng thuốc đông y để chữa cho bé vì không muốn bé uống thuốc tây sợ bị ảnh hưởng đến đường ruột, mình có tìm hiểu trên facebook , qua mạng biết đến bài thuốc sơ can bình vị tán không biết các thành phần thuốc như thế nào , có mom nào biết chỉ mình với ạ

    1. Ngọc Linhh says: Trả lời

      Tuyết ơi!mình đang đọc có thấy bài viết về thành phàn bài thuốc nè, bạn cũng vào tìm hiểu xem sao http://www.chuatribenhdaday.com/so-can-binh-vi-tan-khong-ngung-cai-tien-de-dap-ung-nhu-cau-cua-nguoi-benh-viem-loet-da-day.html

    2. Real Love says: Trả lời

      Ui, bé nhà chị cũng vậy đó còn nhỏ tuổi hơn bé nhà em cơ, còn bị viêm loét nữa cơ, chị lo lắm nhìn con càng ngày càng gầy mà xót hết ruột , nhưng may quá được chị cùng làm công ty giới thiệu biết đến bài thuốc sơ can bình vj tán của trung tâm thuốc dân tộc, may sao nhà cũng ở gần phòng khám nên chị đã cho bé qua trực tiếp khám , được bác sỹ kê cho 3 loại thuốc uống đó là cao bình vị, giải độc, và sơ can bình vị viêm loét nhé em

    3. Hải Yến says: Trả lời

      Em cũng bị trào ngược dạ dày nhưng do em có cả 1 số bệnh phụ khác nên được bác sỹ kê bài thuốc sơ can bình vị tán ở dạng thang sắc uống em thấy trong bài thuốc có các vị như là bạch thược, ô tặc cốt, tam thất, đương quy… em thấy toàn các vị thuốc rất mắc, và bổ đó ạ

    4. Thỏ Ngọc Diệp says: Trả lời

      Cơ bản mình thấy thuốc này có cái tốt là nó tác dụng nhanh nên giảm đau nhanh lắm, với là trong lúc uống thuốc này thì số cơn đau do viêm loét dạ dày cũng sẽ giảm đi nhanh chóng. Điểm trừ là khi uống hết thuốc thì khoảng 1 tuần sau các cơn đau do viêm loét và trào ngược sẽ quay trở lại. Đây là ý kiến cá nhân của mình sau khi dùng 3 hộp này thôi, còn trẻ con uống được hay không thì mình không biết

    5. Hồng Yến says: Trả lời

      Trẻ con 2 tuổi thì vẫn uống được nhưng đừng nên cho uống nhiều, tầm khoảng 4 tuần thì nên dừng lại tạm nghỉ để cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi, chứ uống liên tục thời gian dài dễ gây ra tác dụng phụ lắm. Còn liều lượng thì cứ mỗi ngày 1 gói thôi, ra quầy thuốc mua là dược sĩ họ hướng dẫn chi tiết cho mình ấy mà

    6. Bảo Hoàng says: Trả lời

      Đúng rồi chỗ tôi còn chả có xe mà ra Hà Nội nữa, nhưng gọi điện là bác sĩ sẽ tư vấn kê thuốc gửi về cho, tiện lắm. Ông gọi sớm đi chứ tình hình thế này thì còn lâu mới hết dịch, để hết dịch mới chữa thì bệnh có mà nặng thêm dăm ba phần rồi…

    7. Đặng Thủy says: Trả lời

      Em cũng chỉ đến khám mỗi lần đầu, những lần sau cứ phản hồi với bác sĩ qua facebook xong họ gửi thuốc về cho. Nhận được thuốc thì trả tiền nên cũng không lo.

    8. Phan Thị Thành says: Trả lời

      Tôi muốn gửi kết quả nội soi cho bác sĩ xem nữa. Link facebook bác sĩ là gì bạn ha?

    9. Ngọc Thuận says: Trả lời

      https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/ Đây là fanpage của trung tâm, có bác sĩ trực và tư vấn kể cả buổi tối, họ cũng hay chia sẻ các bài thuốc kinh nghiệm dân gian hiệu quả hay chế độ ăn sinh hoạt nữa. Nhiều kiến thức hay lắm. Em theo dõi cũng khá lâu rồi mới tin tưởng đến khám lấy thuốc.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *