Viêm Loét Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Có Gây Tử Vong Không?
Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm, loét và tổn thương hình thành trong niêm mạc đường tiêu hóa. Nếu vết loét không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm loét dạ dày là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tình trạng này thường xảy ra khi các chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi dịch vị tiêu hóa suy giảm khiến axit ăn mòn các mô và lớp lót dạ dày.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), sử dụng thuốc Aspirin và các loại thuốc chống viêm không Steroid khác trong thời gian dài. Ngoài ra, căng thẳng và một số loại thực phẩm cũng có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm loét dạ dày có thể điều trị được. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu điều trị sai cách.
Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi mà không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tình trạng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Một số các biến chứng nguy hiểm có thể liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày bao gồm:
1. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày hoặc chảy máu đường tiêu hóa là biến chứng phổ biến nhất ở bệnh viêm loét dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra khi các vết loét phát triển ở khu vực mạch máu hoặc khu vực lân cận mạch máu.
Tình trạng xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày thường bao gồm hai nhóm chính là:
- Xuất huyết chậm: Tình trạng này thường xảy ra khi loét dạ dày xuất hiện ở các khu vực mạch máu nhỏ. Điều này khiến máu chảy từ từ thấm vào đường tiêu hóa. Về lâu dài cho thể gây thiếu máu với các triệu chứng như mệt mỏi, da tái nhợt, tim đập nhanh.
- Xuất huyết nhanh: Nếu tình trạng loét dạ dày xuất hiện ở các khu vực mạch máu lớn, có thể gây tổn thương mạch máu nghiêm trọng. Điều này có thể khiến người bệnh nôn ra máu, đi đại tiện phân đen hoặc dính và màu như nhựa đường. Xuất huyết nhanh là tình trạng nguy hiểm và cần chăm sóc y tế để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Thông thường tình trạng xuất huyết tiêu hóa được xử lý bằng phương pháp nội soi để xác định vị trí vết loét. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị tiêm vật liệu cầm máu để ngăn máu chảy mà tránh gây tổn thương cho các mạch máu. Nếu phương pháp nội soi không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cải thiện.
2. Thủng dạ dày
Một biến chứng chứng nghiêm trọng khác của viêm loét dạ dày là thủng dạ dày. Tình trạng này có thể gây tử vong nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Đôi khi một số vết loét ở dạ dày có thể ăn mòn thành dạ dày và tạo thành một lỗ có kích thước tương đối lớn ở dạ dày hoặc tá tràng. Tình trạng này được gọi là thủng dạ dày. Điều này khiến vi khuẩn, thức ăn và dịch tiêu hóa có thể tràng vào phúc mạc. Điều này khiến vi khuẩn sống trong dạ dày thoát ra, lây nhiễm vào phúc mạc (niêm mạc bụng) và gây ra viêm phúc mạc.
Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng vào máu (gây nhiễm trùng huyết) và các bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng này có thể gây suy đa tạng và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị phù hợp.
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm phúc mạc là gây đau dạ dày một cách đột ngột và nghiêm trọng. Viêm phúc mạc cần điều trị cấp cứu ngay lập tức để tránh các rủi ro nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị.
3. Tắc nghẽn dạ dày
Trong một số trường hợp, tình trạng viêm loét dạ dày có thể gây sưng hoặc sẹo ở dạ dày và cản trở con đường bình thường của thức ăn đến hệ thống tiêu hóa. Tình trạng này được gọi là tắc nghẽn dạ dày.
Một số triệu chứng tắc nghẽn dạ dày phổ biến bao gồm:
- Buồn nôn và nôn thường xuyên hoặc lặp lại nhiều lần với một lượng chất các chất nôn chứa thức ăn khó tiêu hóa.
- Có cảm giác no lâu hoặc đầy hơi chướng bụng.
- Có cảm rất no sau khi ăn một lượng thức ăn rất ít.
- Giảm cân mà không rõ lý do.
Tắc nghẽn dạ dày được xác định thông qua nội soi. Nếu tắc nghẽn có liên quan đến tình trạng viêm dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton hoặc chất đối kháng thụ thể H2 để giảm nồng độ axit dạ dày cho đến khi tình trạng sưng giảm.
Nếu tắc nghẽn có liên quan đến các mô sẹo ở dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể đưa một quả bóng nhỏ vào ống nội soi và bơm phòng lên để mở rộng vị trí tắc nghẽn.
4. Một số biến chứng nguy hiểm khác
Bên cạnh các biến chứng phổ biến như trên, đôi khi viêm loét dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Lây lan đến cơ quan khác: Trong một số trường hợp vết loét có thể tấn công các cơ quan lân cận như gan và tuyến tụy. Tình trạng này dẫn đến các cơn đau dữ dội ở lưng dưới. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa rủi ro.
- Ung thư: Những người bị viêm loét dạ dày do H. pylori gây ra có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp ba đến sáu lần người khỏe mạnh.
Viêm loét dạ dày có gây tử vong không?
Hầu hết các biến chứng viêm loét dạ dày thường không nguy hiểm và có thể điều trị được. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 6.500 trường hợp tử vong do viêm loét dạ dày trên khắp thế giới. Viêm loét dạ dày có thể là mầm bệnh làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, gây nhiễm trùng lâu dài và tăng nguy cơ tử vong.
Bên cạnh đó, những trường hợp bệnh thường xuyên sử dụng thuốc bất hợp pháp hoặc có cuộc sống căng thẳng thường dễ dẫn đến các biến chứng viêm loét dạ dày nghiêm trọng và gây tử vong.
Do đó, nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các triệu chứng viêm loét dạ dày người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Vết loét có thể trở nên nghiêm trọng và gây tử vong.
Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày
Người bệnh có thể giảm nguy cơ viêm loét dạ dày bằng cách thực hiện một số lời khuyên như:
- Tránh nhiễm trùng: Các bác sĩ cho rằng vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày có thể lây truyền từ người sang người thông qua thực phẩm và nước. Do đó, thường xuyên rửa tay, sử dụng thực phẩm nấu chín và không ăn uống chung là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn Hp.
- Sử dụng thuốc giảm đau thận trọng: Nếu cần sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về liều lượng cũng như cách thức sử dụng thuốc an toàn. Lạm dụng thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và biến chứng.
- Không hút thuốc: Những người có thói quen hút thuốc thường có nguy cơ viêm loét dạ dày cao. Ngoài ra, khói thuốc lá được cho là có thể khiến vết loét phát triển, gây đau đớn nghiêm trọng, khó điều trị và dễ tái phát.
- Hạn chế sử dụng rượu: Ở nồng độ cao và thời gian sử dụng thường xuyên, rượu có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày và kích thích tiết dịch vị tiêu hóa. Điều này làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, lạm dụng rượu cũng khiến tình trạng viêm loét dạ dày khó điều trị và khiến các vết loét khó lành.
- Sử dụng các loại thực phẩm ngăn ngừa loét dạ dày: Các loại thực phẩm như sữa chua, bơ sữa và váng sữa có chứa các loại vi khuẩn tốt cho dạ dày và hỗ trợ ngăn ngừa các vết loét. Ngoài ra, các loại rau như cải xoăn, bông cải xanh và súp lơ cũng có thể hỗ trợ bảo vệ dạ dày.
- Tập thể dục và thư giãn thường xuyên: Căng thẳng có thể kích thích dạ dày và làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết loét. Do đó, để ngăn ngừa các vết loét người bệnh có thể thường xuyên luyện tập thể dục (ít nhất là 2 giờ mỗi tuần) để giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, dành thời gian trò chuyện với bạn bè, người thân để tránh căng thẳng.
Hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày không gây nguy hiểm đến sức khỏe và không gây tử vong. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Do đó, đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Mình cũng được mấy bác trong phường giới thiệu qua Trung tâm Thuốc Dân Tộc chữa trị và thấy rất có hiệu quả. Mỗi lần ngồi chờ khám hay lấy thuốc đều được TT bổ sung thêm các thông tin bệnh nữa vì TT sưu tầm nhiều bài tập hay chiếu lên TV lắm.
Nếu tôi không đến khám mà chỉ mua thuốc về nhà dùng thôi có được không nhỉ ? Nếu thế thì điều trị có hiệu quả như mình đến khám trực tiếp không ? Tôi ở xa bụng dạ đang đau muốn mua thuốc về dùng thuốc chứ bây giờ mà từ Lai Châu phi xuống Hà Nội khám chắc không trụ được, mình bị say xe dữ lắm
Thuốc gì thì ko biết chứ riêng Sơ can bình vị tán là quá nổi tiếng rồi, tôi đang bị viêm loét dạ dày nhẹ uống vào êm lắm
ôi gì chứ thuốc thì mình thường uống sau ăn chứ ít khi uống trước lắm. với lại cái này phải theo bác sĩ chỉ định chứ
Tôi đang dùng thuốc đông y chưa đau dạ dày của trung tâm được nửa tháng thấy đỡ hơn nhiều rồi. bài thuốc ở đây tốt thật.
uong thuoc co nhanh khoi khong
Viêm loét dạ dày nguy hiểm vậy ạ, nếu dùng đông y thì liệu có khỏi được thật ko
Mình ko biết mng thế nào chứ mình thấy mình trộm vía lắm, uống đến tháng thứ 2 là khỏi rồi cơ mà thi thoảng vấn cập nhật thông tin bệnh thế nào
Tôi chữa viêm dạ dày mấy năm nay, có lẽ do uống nhiều kháng sinh quá nên bây giờ nhờn thuốc, còn hay bị táo bón khi uống thuốc nữa nên muốn chuyển sang đông y thử xem sao, mọi người có thuốc nào hay bày tôi với
Mua chè dây về mà uống bạn ạ, chè dây trị dạ dày siêu tốt luôn. Bố mình uống chè dây quanh năm suốt tháng mà đỡ được đau dạ dày đó
Tôi cũng đã uống chè dây rồi, nhưng mà không được ổn lắm, kiểu tôi bị nặng quá rồi nên nó không tác dụng đủ mạnh để điều trị bệnh ấy bạn
Thế thì uống sơ can bình vị tán đi bạn, thuốc này uống ok lắm luôn ấy, vừa điều trị được bệnh mà lại không gây ra tác dụng phụ gì. Như chú em uống thuốc tây mấy năm cũng lờn thuốc rồi chuyển qua uống thuốc này có 3 tháng mà bệnh thuyên giảm rõ rệt luôn này. Chị đọc ở bài này nè, nhiều công dụng của thuốc họ ghi rõ ràng lắm https://www.tapchidongy.org/so-can-binh-vi-tan-co-tot-khong.html
Bạn ơi bạn uống sơ can bình vị này nhiều tiền không bạn, mình xem trong link bạn gửi mà không thấy họ ghi giá thuốc ở đâu cả
Bồ ơi bồ mà điều trị bằng thuốc đông y thì phải đến trung tâm khám rồi bác sĩ họ sẽ kê đơn theo tình trạng bệnh của riêng bồ, giá tiền nó sẽ khác chứ hổng có giá chung đâu. Vì mỗi người có tình trạng bệnh khác nhau nên đơn thuốc cũng khác nhau mờ. Như tui đây điều trị 3 tháng thì trung bình mỗi tháng tầm tầm 2 triệu, còn bà bác đi cùng tui thì thêm cái viên ngậm họ nữa vì bả bị viêm họng do trào ngược nhìu quá, nên sẽ sẽ nhiều tiền hơn tí, kiểu kiểu vậy đó
Người khác thế nào không biết chứ riêng tôi thì thấy cái này tác dụng nhẹ quá, chắc là do tôi bị viêm hp tận 5 năm rồi nên uống thuốc này không xi nhê lắm, được cái thuốc này cũng dạng thuốc đông y bào chế nên không có tác dụng phụ nhiều
Mình thấy bác trong xóm bị Hp dạ dày bảo nên uống kháng sinh bệnh viện kê để chữa dạ dày, rồi mua thêm thực phẩm chức năng tinh bột nghệ ở ngoài để nó hỗ trợ thêm sẽ tốt hơn. Hay bạn thử cách đó xem sao
Nếu mà muốn chữa hp khỏi hẳn mà không bị tác dụng phụ thì uống sơ can bình vị tán là tốt nhất. Nhà mình cả 2 vợ chồng đều uống và đến nay 6 tháng rồi chưa hề bị tái phát lần nào nè. Chồng mình còn có đi uống rượu với bạn mấy hôm mà bụng vẫn êm, chả đau chả ngứa gì
Ko kiêng rượu thì sao khỏi nổi, mà có khỏi thì cũng mất nhiềuthoời gian. CV thì cv thôi, nên kiêng khem rồich ữa dứt điểm, còn trẻ mà ko giữ gìn thì sau có muốn làm vieecj cũng ko có sk mà lam đâu b ạ.s
Mẹ em bị viêm hang vị, đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không khỏi dứt điểm được, em có lên mạng tìm hiểu thì thấy trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc có bài thuốc chữa bệnh dạ dày là một trong những bài thuốc đông y hang đầu chữa dạ dày . E ở Sơn la, đang theo học tại hn. Em muốn đến mua thuốc về cho mẹ sử dụng, nhưng ko biết có chế độ gì hỗ trợ về giá thuốc ko, nhà em cũng có có điều kiện, em sợ mình ko đủ tiền mua thuốc. Em xin cảm ơn!