Bệnh Xương Khớp: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Đau nhức, tê mỏi, vận động khó khăn… là những triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp. Nếu không chữa trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí bại liệt suốt đời. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và lựa chọn được cách điều trị hiệu quả là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh.

Bệnh xương khớp là gì? Những loại bệnh thường gặp nhất

Bệnh xương khớp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất thế giới và đang có xu hướng trẻ hóa. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi giai đoạn 2011 – 2020 là “Thập niên xương và khớp” do số lượng người bệnh tăng cao.

Đau nhức xương khớp bao gồm trên 200 loại bệnh khác nhau. Các bệnh cơ xương khớp phổ biến thường gặp gồm:

Các loại bệnh xương khớp thường gặp

  • Viêm khớp: Là tình trạng sụn khớp mòn, vỡ hoặc viêm nhiễm. Bệnh thường xảy ra ở khớp gối, háng, cổ tay, ngón tay…
  • Thoái hóa khớp: Là hiện tượng lão hóa, tổn thương, bào mòn sụn khớp hoặc sụn cột sống. Lượng dịch nhầy ít đi, không đủ bôi trơn khiến khớp bị khô, đau nhức. Bệnh thường diễn ra ở các vị trí như khớp gối, háng cột sống cổ, lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm nằm ở vị trí giữa 2 đốt sống, khi bị thoát vị, các nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài, lệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép dây thần kinh cột sống gây cơn đau nhức.
  • Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp): Là bệnh viêm mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tấn công các mô cơ. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc của các khớp, gây sưng đau.
  • Đau thần kinh tọa: Còn gọi là đau dây thần kinh hông to, gây ra cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (từ thắt lưng đến gót chân).
  • Vôi hóa cột sống: Là tình trạng canxi lắng đọng trên các dây chằng bám vào đốt sống, mấu xương hay mấu ngang của cột sống.
  • Loãng xương (xốp xương hay giòn xương): Là hiện tượng xương bị mỏng và yếu dần, dễ bị tổn thương và gãy.
  • Ngoài ra, mọi người còn dễ mắc một số bệnh xương khớp khác như: Đau vai gáy, gai cột sống, khô khớp, tràn dịch khớp….

Nguyên nhân đau nhức xương khớp phổ biến nhất

Theo các chuyên gia, đau nhức xương khớp xảy ra do một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

Tuổi già là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp
Tuổi già là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp
  • Do tuổi tác: Cơ thể con người lão hóa khi về già, lượng máu và dịch nhầy nuôi khớp ít dần, khiến xương khớp bị bào mòn và yếu đi.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh ăn uống không đủ chất, dẫn đến thiếu hụt canxi và dinh dưỡng nuôi xương khớp.
  • Do vận động: Những người làm công việc nặng, hoặc tập thể thao quá sức tạo áp lực và gây tổn thương xương khớp.
  • Do bẩm sinh: Nhiều người sinh ra đã có cấu tạo dây chằng lỏng lẻo, trục khớp không cân xứng…
  • Bệnh theo giới tính: Theo thống kê, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh xương khớp thường cao hơn nam giới.
  • Rối loạn chuyển hóa: Thiếu máu ở vùng cột sống, rối loạn tuần hoàn hoặc sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây rối loạn chức năng của các dây thần kinh, khiến gân cơ co rút, đau cục bộ.
  • Do chấn thương: Xương khớp bị tổn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương trong quá trình luyện tập thể thao.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên xương khớp, lâu ngày dẫn tới tổn thương.
  • Do di truyền: Những người sinh ra trong gia đình có cha mẹ, ông bà mắc bệnh xương khớp thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn bình thường.
  • Do nhiễm vi khuẩn, virus: Nhiều người bị đau nhức xương khớp (nhất là thấp khớp) sau khi mắc các bệnh viêm họng, viêm xoang do nhiễm khuẩn.

Triệu chứng bệnh xương khớp dễ phát hiện

Người bị bệnh xương khớp thường có những dấu hiệu sau:

triệu chứng của bệnh xương khớp

  • Đau nhức tại vùng xương, khớp bị tổn thương. Tùy theo mức độ bệnh mà cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, có khi nhói như điện giật.
  • Cơn đau tăng khi vận động hoặc di chuyển, giảm khi nghỉ ngơi và massage.
  • Cơn đau lan sang vùng xung quanh, gây ra nhức mỏi.
  • Người bệnh có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Sưng đỏ, nóng vùng khớp bị viêm hoặc tổn thương.
  • Tê bì tay chân, vận động khó khăn.
  • Những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có thể bị thiếu máu não, rối loạn tuần hoàn não.
  • Một số người bệnh có biểu hiện thay đổi dáng đi.
  • Triệu chứng khác: Mệt mỏi, sốt nhẹ, chóng mặt…

Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia xương khớp, các bệnh về cơ xương khớp nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Người bệnh có thể bị giảm khả năng vận động, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim, thận, biến dạng khớp, teo cơ… nghiêm trọng hơn là bại liệt suốt đời.

Do đó, khi có các triệu chứng đau nhức xương khớp, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh xương khớp

Người bị đau xương khớp kiêng ăn gì?

Việc kiêng khem có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh và quá trình phục hồi. Để bệnh mau khỏi, không tái phát, người bệnh xương khớp nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Kiêng thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu… Những thực phẩm này có lượng photpho và axit uric cao, làm tăng mức độ viêm nhiễm.
  • Nội tạng động vật: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều photpho, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi, làm cho xương yếu dần và dễ bị viêm.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Đồ ăn chiên xào, mỡ động vật, đồ ăn nhanh… làm tăng phản ứng viêm và đau nhức.
  • Kiêng ăn muối, đường và đồ ngọt vì những thực phẩm này có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ canxi.
  • Tránh xa thuốc lá, cà phê, bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích…
  • Không nên ăn các thực phẩm nhiều axit oxalic như củ cải, mận…

Bên cạnh những đồ ăn nên kiêng, người bệnh nên chú ý bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như: Thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá ngừ…), thực phẩm chứa nhiều canxi (xương ống, sữa…), rau xanh, trái cây và củ có màu vàng, thực phẩm giàu Vitamin C, D…

Các bài tập dành cho bệnh nhân xương khớp

Luyện tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp người bệnh bớt co cứng cơ, vận động linh hoạt và hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Thông thường, những bài thể dục sẽ thực hiện song song với phương pháp điều trị.

Dưới đây là một số bài tập đơn giản nhưng hiệu quả dành cho người bệnh xương khớp:

  • Đi bộ

Bệnh nhân nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày 20 – 30 phút, giúp khớp vận động linh hoạt. Tuy nhiên, những người bị thoái hóa khớp hoặc viêm khớp gối nặng hoặc có vấn đề ở mắt cá chân thì không nên đi bộ. Lưu ý, khi đi bộ, người bệnh nên giữ dáng người thẳng, thoải mái, không nên quá gắng sức. Trong quá trình tập luyện nếu thấy bị đau nhức xương khớp thì nên dừng lại nghỉ ngơi và tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để các khớp linh hoạt

  • Bài tập yoga tư thế con mèo

Bắt đầu với tư thế quỳ đầu gối và chống 2 tay xuống như một cái bàn. Đầu gối, chân và cánh tay mở rộng bằng chiều rộng của hông, vai. Khi hít vào, bạn cúi đầu đưa cằm về phía ngực, mắt nhìn rốn, cong lưng hướng lên và siết cơ hông, mu bàn chân úp xuống sàn. Từ từ thở ra, dựng bàn chân, ngửa đầu, mắt nhìn thẳng, võng lưng xuống.

Luân phiên giữa 2 tư thế trên từ 5 – 6 lần, chú ý hít thật sâu và thở ra thật chậm. Bài tập này rất tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh đau nhức vùng thắt lưng, giúp thư giãn cơ khớp, giảm đau.

  • Bài tập gập gối

Bài tập này khuyên dùng cho bệnh nhân bị thoái hóa, viêm khớp gối, giúp giảm đau nhức và tăng cường khả năng vận động.

Để thực hiện, bạn nằm thẳng trên sàn/ giường/ thảm tập, chống hai chân lên mặt sàn. Từ từ gập gối trái về phía ngực, nâng đầu và cổ dậy để ép sát cằm vào đầu gối. Duỗi chân trái ra về vị trí ban đầu sau đó đổi chân phải.

  • Bài tập tư thế vặn mình

Bài tập đơn giản này rất tốt cho người mắc bệnh cột sống lưng, đau lưng, giúp giảm nức mỏi và tăng cường độ chắc khỏe của cột sống.

Để thực hiện, bạn nằm thẳng trên sàn nhà/ giường/ thảm tập. Giữ đầu gối gập 90 độ, bàn chân chống xuống sàn, tay bắt chéo sau gáy. Sau đó, bắt chéo chân trái sang bên chân phải, ép đầu gối chân phải vào thành giường, giữ 15 giây rồi đổi chân. Thực hiện bài tập từ 10 – 15 lần mỗi ngày.

  • Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số môn thể thao/ bài tập sau: Bơi lội, tập dưỡng sinh, tập sức mạnh của từng nhóm cơ….

Chú ý: Luyện tập vừa sức, nên chia nhỏ thời gian tập. Trong quá trình tập luyện nếu thấy đau phải dừng ngay và massage nhẹ nhàng. Tốt nhất bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện để được tư vấn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Những cách chữa bệnh xương khớp phổ biến

Bệnh xương khớp dễ mắc nhưng khó điều trị dứt điểm, các phương pháp hiện nay chỉ giúp giảm đau và phục hồi vận động. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể được cải thiện đến 80 – 90%.

Đối với bệnh xương khớp, ngoài việc khám lâm sàng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu, yếu tố viêm hoặc xét nghiệm miễn dịch, đồng thời chẩn đoán bằng hình ảnh (chụp X-Quang, MRI, siêu âm…).

Hiện nay, có 3 cách chữa trị bệnh cơ xương khớp phổ biến được nhiều người áp dụng gồm: Tây y, Đông y và dân gian. Dưới đây là thông tin chi tiết về các biện pháp được bác sĩ Tuấn chỉ ra.

Chữa bệnh xương khớp bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ thảo dược tự nhiên quen thuộc, có sẵn trong vườn nhà như: lá lốt, ngải cứu trắng, cà tím, cỏ trinh nữ, gừng, đu đủ, mật ong….

  • Bài thuốc từ lá lốt: Phơi khô 1 nắm lá lốt, sau đó cho vào nồi cùng 2 bát nước. Đun cho đến khi nước còn ½ bát. Uống khi nước còn ấm, sử dụng hàng ngày sau bữa ăn tối.
Lá lốt có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả
Lá lốt có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
  • Lá ngải cứu trắng: Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, cho vào chảo rang nóng cùng 1 chút muối hột. Để hỗn hợp vào miếng vải mỏng, sau đó đắp lên vùng xương khớp tổn thương.
  • Rễ cây trinh nữ: Rửa sạch rễ cây, thái mỏng, tẩm rượu và cho vào nồi sắc cùng 400ml nước. Đun đến khi nước còn 100ml thì ngưng. Uống hỗn hợp ngày 2 lần.

Chữa đau nhức xương khớp bằng mẹo dân gian có ưu điểm an toàn, lành tính, nguyên liệu rẻ, dễ kiếm và thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với một số bệnh xương khớp ở giai đoạn nhẹ do sử dụng thảo dược đơn lẻ. Mặt khác, phương pháp này hiệu quả thấp, bệnh dễ tái phát và trở nặng.

Vì vậy, khi áp dụng mẹo chữa bệnh tại nhà mà tình trạng đau nhức không thuyên giảm, hoặc chỉ giảm nhẹ rồi nhanh chóng tái phát, người bệnh cần sớm thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được xác định tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp hiệu quả hơn.

Điều trị xương khớp bằng Tây y

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà mọi người có thể lựa chọn một trong các biện pháp Tây y sau:

Điều trị bằng thuốc

Với những trường hợp cấp tính, các bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp một số loại thuốc đặc trị bệnh xương khớp sau:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol…
  • Thuốc Corticosteroids: Prednisolone, Dexamethazone, Methylprednisolone…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Ibuprofen, Celecoxib, Piroxicam, Naproxen…
  • Thuốc giãn cơ: Decontracyl, Myonal, Mydocalm…
  • Vitamin nhóm B
Thuốc Tây y giảm triệu chứng nhanh nhưng có thể ảnh hưởng gan, thận, dạ dày
Thuốc Tây y giảm triệu chứng nhanh nhưng có thể ảnh hưởng gan, thận, dạ dày

Thuốc Tây y có ưu điểm giảm đau nhanh, tiện lợi sử dụng. Tuy nhiên thuốc dễ gây tác dụng phụ như đau dạ dày, chóng mặt, mệt mỏi, suy thận… Nếu lạm dụng có thể gây nhờn thuốc. Do đó, thuốc tân dược chỉ được kê ngắn ngày và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ xương khớp, giúp người bệnh giảm đau và phục hồi vận động. Một số biện pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay gồm: Chườm nóng, chiếu laser, tia hồng ngoại, sóng ngắn trị liệu, sóng siêu âm, điện nhiệt…

Phẫu thuật

Với những trường hợp bị bệnh xương khớp nặng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật. Có thể kể đến một số phương pháp phẫu thuật phổ biến như: Mổ nội soi, thay khớp nhân tạo, mổ đĩa đệm, cắt xương sửa trục….

Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến khích, bởi chi phí tốn kém và rủi ro cao. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng, chảy máu sau mổ, bệnh vẫn có khả năng tái phát trở lại.

Chữa xương khớp bằng Đông y

Y học cổ truyền là phương pháp được nhiều bệnh nhân tìm đến khi việc điều trị bằng Tây y không có hiệu quả. Để chữa bệnh xương khớp, Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt.

Bài thuốc Đông y dành cho bệnh nhân xương khớp

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp kết hợp nhiều loại thảo dược tự nhiên được sơ chế, cân đo đong đếm theo tỉ lệ phù hợp. Thuốc có tác dụng diệt trừ căn nguyên gây bệnh, mạnh gân cốt, phục hồi xương khớp bị tổn thương. Đồng thời nâng cao chức năng tạng phủ, tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa tái phát.

Thuốc Đông y gồm thuốc nam (sử dụng nguyên liệu trong nước) và thuốc bắc (các bài thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc). Trong đó thuốc nam được tin tưởng sử dụng hơn vì phù hợp với cơ địa người Việt.

Các loại cây thuốc nam thường sử dụng trong các bài thuốc chữa xương khớp gồm: dây đau xương, phòng phong, vương cốt đằng, diệp hạ châu, tơ hồng xanh…

Thuốc Đông y được gia giảm theo tỷ lệ phù hợp, mang lại hiệu quả cao và lâu dài
Thuốc Đông y được gia giảm theo tỷ lệ phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị cao và lâu dài

Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả cao và lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài do thuốc phát huy tác dụng chậm.

Châm cứu, bấm huyệt

Đây là phương pháp dùng tay và kim châm tác động vào các huyệt đạo, dây thần kinh xung quanh vùng xương khớp tổn thương. Giúp giảm đau, giảm viêm, thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng vận động…. Thông thường, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt sẽ được sử dụng kèm với bài thuốc Đông y để mang lại hiệu quả tối ưu.

Chữa xương khớp ở đâu uy tín?

Dưới đây là một số cơ sở y tế chữa bệnh xương khớp chất lượng, uy tín bệnh nhân có thể tham khảo lựa chọn:

 Địa chỉ chữa xương khớp tốt nhất ở Hà Nội

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa.
  • Bệnh viện Việt Đức: Số 40 Phố Tràng Thi, Hoàn Kiếm.
  • Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường cơ sở phía Bắc: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình.
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân.

 Địa chỉ chữa xương khớp tốt nhất TP Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 5, Quận 11.
  • Bệnh viện nhân dân 115: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10.
  • Bệnh viện chấn thương chỉnh hình: Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5.
  • Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường cơ sở phía Nam: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Bình Thạnh.
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận.

Trên đây là những thông tin về bệnh xương khớp và cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng bạn đọc đã hiểu và biết thêm nhiều kiến thức về căn bệnh phổ biến này.

Xem thêm:

Ngày Cập nhật 31/05/2024

Bình luận (50)

  1. DungBui says: Trả lời


    Bài viết hay quá, cảm ơn Sở y tế Bắc Kan!

  2. Tùng Dy says: Trả lời


    Những cái cách chữa xương khớp trên bài viết nêu như mẹ em bị thoát vị đia đệm vùng lưng thì điều trị bằng phương pháp nào cho hiệu quả nhất vậy, em cần được tư vấn

  3. Trư says: Trả lời


    phải không đó bác sao mà lâu dữ vậy

  4. Mạnh Hùng says: Trả lời


    Hôm rồi thấy trên Facebook ông nghệ sĩ Xuân Hinh có livestream với nhà thuốc Đỗ Minh đường này không biết phải không?

    1. Cao Thương Mại says: Trả lời


      Em thấy có trên báo luôn này
      https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nha-thuoc-nam-do-minh-duong-noi-giup-ns-xuan-hinh-chua-khoi-benh-xuong-khop-1449266.tpo

    2. Lụa says: Trả lời


      nghệ sĩ mà còn chữa chắc là chỗ này uy tín dữ lắm

    3. Ngô Khiêm 23 says: Trả lời


      Nghe nói phòng khám này có gia truyền 150 năm,biết bao nhiêu đời rồi. Khúc Ba Đình ai cũng nghe tiếng hết

    4. Noisy says: Trả lời


      Cái này là chính xác luôn vì từ đời ông của em đã chữa tại dòng họ đỗ minh rồi

    5. Đường Yên says: Trả lời


      Không biết chỗ này đến khám có đông hay không? Có cần phải bốc số hay không nhỉ?

    6. Nương says: Trả lời


      Đông lắm nha bác nha tốt nhất là nên đăng ký trước để tránh chờ lâu gọi số hotline 093 208 8186 hoặc 096 330 2349 để đăng ký

  5. Kim Sóc says: Trả lời


    Trước em phẫu thuật thay khớp tại chấn thương chỉnh hình ,nhưng hiện tại bây giờ vẫn không đi đứng bình thường được .Lúc nào cũng cảm thấy đau nhức, nhất là khi trái gió trở trời cái chỗ thay khớp như là muốn vỡ ra ấy phải uống thuốc giảm đau liên tục chắc chết quá

    1. Hồ Định Hà says: Trả lời


      Cứ ngoại tử hay là thoái hóa thì bên Tây y phẫu thuật hết ,chứ bên thuốc Nam thì không cần .Chỉ cần uống thuốc để tái tạo lại những mô sụn mà thôi cho nên lúc nào cũng tin dùng thuốc từ cây cỏ hơn là ba cái hóa chất

    2. Kim Sóc says: Trả lời


      hôm trước mà em biết chữa được bằng thuốc đông y thì em đâu có đi thay khớp tốn tiền mà hiện tại bây giờ con mang di chứng

  6. Hào Hiệp 89 says: Trả lời


    Tôi có người nhà bị thoái hóa khớp háng bác sĩ kêu là phải phải phẫu thuật thay khớp, nhưng vì nhà không có kinh tế đủ đành phải chịu đau từ tháng này qua tháng khác đi đứng thì không nổi. Ôi thật sự rất tội , anh em có biết địa chỉ nào chữa bệnh này không cho tôi xin với

    1. Ngọc Diễm says: Trả lời


      tôi cũng nghe nói bài thuốc chữa xương khớp ở đỗ minh đường hiệu quả lắm ,xóm tôi có mấy người đã trị hết tại đây rồi

    2. Hào Hiệp 89 says: Trả lời


      Cho tôi xin địa chỉ phòng khám này được không

    3. Bảo Châu says: Trả lời


      Có 2 cơ sở HCM số 100 Nguyễn Văn Thương Phường 25 Quận Bình Thạnh và HN số 37a Ngõ 97 Văn Cao Liễu Giai Ba Đình

  7. Ngô Nghi says: Trả lời


    Mấy cái bài thuốc dân gian này chỉ tìm được mỗi cái nguyên liệu là lá lốp mà thôi , còn lại thì không biết tìm nơi nào. Mà uống lá lốp cũng đâu có thấy khỏi đâu

    1. Mưa Hè 89 says: Trả lời


      Thấy ai cũng tin dùng những loại thuốc thảo dược nhỉ! Chứ thời buổi bây giờ dùng thuốc tây chỉ có chết mà thôi .Cứ uống thuốc giảm đau thôi chứ đâu có điều trị gì

    2. Võ Thanh Hồng Phương says: Trả lời


      Cái bệnh này thì ngoài điều trị thuốc ra còn phải vận động thể thao lành mạnh ,ngủ nghĩ đủ giấc tốt nhất là nên tập Yoga thấy nhẹ nhàng mà khỏe người .Các người lớn tuổi thì nên tập dưỡng sinh chứ đừng nương theo bệnh sợ đau mà không vận động thì chỉ có ngày liệt thôi

  8. Kim Chi 29 says: Trả lời


    Ai đã uống thuốc của Đỗ Minh Đường cho em hỏi bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bên đây gồm những gì có khó uống hay không và chi phí điều trị như thế nào?

    1. MIMIKUTE says: Trả lời


      Em thấy có bài viết liên quan nè chị tham khảo
      https://dominhduong.com/thoai-hoa-dot-song-co-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-chua-dut-diem-12395.html

    2. Nguyễn Thanh Từ says: Trả lời


      Tôi uống thuốc của bác sĩ Tuấn được 2 tháng rồi .Thuốc thì gồm 3 loại xương khớp, bổ thận và bổ gan. Thuốc dạng cao đặc chỉ cần pha với nước là uống được nên dễ sử dụng lắm.Mỗi tháng thì chi phí hết 2tr4 ,vì là thuốc nam mà bệnh tôi thì đã lâu nên thời gian điều trị cũng phải lâu. Hiểu rõ điều đó cho nên không trách được .Uống 2 tháng thấy bớt cũng nhiều nên đang tiếp tục uống bạn à

  9. Cô Ninh says: Trả lời


    Tùy thôi đâu phải phương pháp nào cũng cần dùng cấy chỉ đâu có cái có thể dùng châm cứu ,có bệnh thì chỉ cần uống thuốc thôi. Nói chung là tùy tình trạng bệnh

  10. Hoa Mào Gà says: Trả lời


    nghe nói phương pháp cấy chỉ thì chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhất đúng không ?

  11. Bình Định trong tôi says: Trả lời


    Tôi đang điều trị tại Đỗ Minh đường của bác sĩ Tuấn đây ,thật sự thấy rất an tâm vì thuốc nam làm từ thảo dược 100% nên không gây phù như thuốc tây và cũng không ảnh hưởng đến dạ dày .Tôi uống thuốc kết hợp châm cứu mỗi ngày hiện tại đi đứng đã hồi phục được gần 80%

    1. Ngân _ Mỹ Tho says: Trả lời


      cho em hỏi bác Tuấn có ở thành phố Hồ Chí Minh không ?C hứ em ở Mỹ Tho không thể bay ra khám được

    2. Cơm Cháy Khô Gà says: Trả lời


      ở Sì Gòn có cơ sở đó bạn bs Tuấn chỉ phụ trách ở Hà Nội thôi. Ở đây có bs Lâm mát tay dữ lắm nhất là điều trị bệnh xương khớp bác ấy mà châm cứu là bao phê luôn

    3. Kim Ngọc Thủy 66 says: Trả lời


      Nếu em ở xa không nên khám được em có thể liên hệ số điện thoại hotline 093 844 9768 hoặc 028 3899 1677 để gặp bác sĩ trao đổi về tình hình bệnh .Nếu được thì bên nhà thuốc sẽ hỗ trợ gửi thuốc về trực tiếp tới nhà ,chỉ cần thanh toán tiền thuốc và mấy chục ngàn phí thu hộ của bên bưu điện mà thôi.

  12. Jimmy 93 says: Trả lời


    Ai đã điều trị tại thuốc dân tộc rồi cho em xin ý kiến với ạ

  13. Phước Minh 90 says: Trả lời


    Em hãy là lốp chữa bệnh xương khớp cũng khá hay nhưng sao những bài trên mạng em làm hết rồi nhưng kết quả cũng chỉ đạt có chút xíu. Hay tại bệnh em nặng quá rồi

    1. Phạm Mỹ Duyên says: Trả lời


      mấy cái mẹo dân gian này chỉ để cho các bệnh nhẹ mà thôi bác ạ Con bệnh nặng thì bác phải uống thuốc và điều trị ý

    2. Pà Pá says: Trả lời


      thấy Glucosamine uống điều trị bệnh khớp cũng được lắm đấy bác

    3. Quang Chí says: Trả lời


      eo ơi cái đó là thực phẩm chức năng chứa thuốc gì nó chỉ hỗ trợ các cái dịch trong khớp mà thôi thôi cứ làm gì có tác dụng trị bệnh

    4. Cuộc Sống Phồn Hoa says: Trả lời


      Các bác cứ ra nhà thuốc cắt thuốc xương khớp về uống cho an tâm. Thang có mấy chục ngàn thôi đâu có nhiều đâu .Thuốc thang để điều trị tận gốc bệnh chứ cứ như cưỡi ngựa xem hoa hết ngày này đến ngày khác bệnh càng nặng thêm ý

  14. Dậu says: Trả lời


    Tôi đang điều trị tại phòng khám Đỗ Minh Đường nhưng bác sĩ điều trị cho tôi là bác sĩ Trinh của cơ sở Hồ Chí Minh. Lúc đầu tôi phải uống những 2 tháng mới thấy có tác dụng bây giờ đang điều trị tới tháng thứ 4 rồi vậy thì tình trạng cải thiện đáng kể có thể bước lên bước xuống cầu thang không còn đau nữa

  15. Hòa Diễn says: Trả lời


    Tôi năm nay 32 tuổi bị hoại tử khớp háng và chỏm xương đùi ,bác sĩ kêu mổ để thay khớp nhưng tôi nghe điều trị thuốc nam có thể hồi phục được không biết bệnh lý của tôi có điều trị được hay không?

    1. BUBU says: Trả lời


      dạo này hay bệnh lý này hơi nhiều ha không biết nguyên nhân từ đâu nữa ra

    2. Trần Thị Thanh Trúc says: Trả lời


      Ôi hoại tử khớp háng mà trị được luôn hả bác vậy chắc em phải đến khám mới được chứ tiền đâu mà thay khớp. Không biết bên đó có làm ngày chủ nhật không vì em đi làm cả tuần

    3. Dậu says: Trả lời


      bên này làm tất cả các ngày trong tuần luôn đó bạn sáng thứ 8 giờ đến chiều 5 giờ 30

  16. Trùm XO says: Trả lời


    tốt nhất là nên đi chụp phim hoặc xét nghiệm để biết chính xác chứ những bệnh xương khớp hay có biểu hiện chung chung là đau nhức lắm không biết đường đâu mà chữa bạn ạ

  17. Nha Trang says: Trả lời


    Em hãy có cảm giác tê tay chân và vùng vai gáy thì không biết nó có phải là triệu chứng của bệnh xương khớp hay không?

    1. sơn says: Trả lời


      có khi đó là dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ đó bạn, hồi trước mình cũng bị như vậy khi đi khám thì thì xét nghiệm ra là bị thoái hóa đốt sống cổ. Nản luôn@@ dân văn phòng hay bị lắm

  18. Võ Thị Thanh Hà says: Trả lời


    bệnh này thì viêm mãn tỉnh rồi bác ạ, nếu trị thì cũng trị cho bớt đau bớt viêm thôi chứ mà kêu khỏi thì chẳng biết thế nào

  19. Châu Phát 55 says: Trả lời


    tôi năm nay 50 tuồi, bị đau khớp gối mà đi trị rất nhiều chỗ cũng chỉ được vài tuần là đau lại không biết là bệnh này có điều trị hết được hay không?

    1. Kiên Nhiệm-QN says: Trả lời


      Viêm thì chỉ có kháng viêm kháng sinh là nhanh hết nhất, chứ tình trạng này cũng khó mà khỏi được.Nhưng uống nhiều thuốc kháng viêm kháng sinh qua thì lại sinh ra thêm nhiều bệnh dạ dày chẳng hạn.. ta nói số người khổ ghê ,nhất là người già

    2. GoTep says: Trả lời


      Bác dùng thuốc đông y đi, chứ cháu thấy có nhiều người bị xương khớp uống đông y nói là hết bệnh ok lắm

    3. Châu Phát 55 says: Trả lời


      Tôi cũng có đi châm cứu trị liệu cấy chỉ đủ cả rồi ,cũng không bớt. Hay tại đi chưa đúng nơi đúng chỗ nhỉ?

    4. Nguyễn thị Hồng says: Trả lời


      E cung bi thoai hoa khop goi cung chua o vien roi khong khoi, thay co nguoi chia sẻ dieu tri hieu qua cung dang xem the nao di dieu tri http://www.chuyenkhoaxuongkhop.com/cach-chua-dau-khop-goi-bang-thao-duoc-quanh-nha.html

    5. Hoàng Gia Nguyễn says: Trả lời


      Thử nhà thuốc Đỗ Minh Đường của bác sĩ Tuấn xem sao hồi trước em cũng dẫn ông nội đi đến đó. Uống thuốc 1 tháng là thấy đỡ đau rồi uống tiếp thêm mấy tháng nữa ra thì đi đứng bình thường lại em thì thấy cũng hiệu quả cao lắm

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *